TIN LIÊN QUAN | |
Pakistan đạt thỏa thuận với IMF về gói viện trợ 6 tỷ USD trong 3 năm | |
Các biện pháp trừng phạt Iran tác động tiêu cực đến kinh tế Trung Đông |
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể gặp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 Nhật Bản vào tháng 6 tới. (Nguồn: EPA) |
Những ngày 'đen tối' đang đến với Huawei? TGVN. Các công ty Anh và Nhật Bản liên tiếp "giáng đòn chí tử" đối với Huawei. Có lẽ, lệnh cấm Huawei đã vượt xa ... |
Nghiên cứu của IMF được công bố vào thứ Năm (ngày 23/5) chỉ ra rằng, một số mức thuế mà hai cường quốc kinh tế "trả đũa" nhau đã khiến người tiêu dùng Mỹ phải "chịu trận", đặc biệt là giá cả các mặt hàng như máy giặt, máy sấy tăng cao.
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế tại Đại học Chicago, mức thuế 20% đối với máy giặt dẫn đến việc tăng 12% chi phí cho người tiêu dùng Mỹ do các hãng sản xuất không thể chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các nước khác. Thuế quan cũng làm tăng giá máy sấy, vì các sản phẩm này thường được mua theo cặp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tính tổng cộng trong vòng một năm, người tiêu dùng Mỹ phải bỏ ra 1,5 tỷ USD cho máy giặt và máy sấy. (mỗi chiếc máy, người mua tại Mỹ phải bỏ thêm từ 82 - 92 USD). Ngay cả các công ty Mỹ như Whirlpool, vốn không chịu thuế, cũng đã sử dụng chúng như một cơ hội để tăng giá.
Tiếp đó, "đòn" thuế của Tổng thống Trump có xu hướng tránh hàng tiêu dùng, nhưng trong danh sách thuế quan mới nhất trị giá 300 tỷ USD của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), tất cả hàng tiêu dùng của Trung Quốc đã có mặt, từ quần áo, máy tính, điện thoại thông minh, đồng hồ và đồ chơi...
Một loạt các nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu đã đưa ra tuyên bố, họ buộc phải đẩy mức thuế sang cho người tiêu dùng bởi khi họ phải trả thuế cao hơn, các chi phí đầu vào cũng cao hơn. Từ đó, giá hàng hóa Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài cũng sẽ tăng.
Nói thêm về thuế quan, các chuyên gia kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang New York, Đại học Columbia và Đại học Princeton công bố, các biện pháp thuế quan của ông Trump hoàn toàn đè lên vai doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Cuối năm 2018, các công ty Mỹ đã phải chi thêm 3 tỷ USD cho thuế quan và phải chịu thêm 1,4 tỷ USD cho chi phí gia tăng. Các nhà nghiên cứu cho biết, các công ty Mỹ "chỉ còn cách" tăng giá bán hàng hóa của họ.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu mối đe dọa mới nhất về thuế quan trở thành hiện thực, đây có thể là mức tăng thuế lớn nhất đối với người tiêu dùng Mỹ. Các chuyên gia cũng đưa ra dẫn chứng về bức thư ngỏ của 173 công ty sản xuất giày dép Mỹ gửi tới Nhà Trắng nói rằng, mức thuế bổ sung 25% đối với giày dép sẽ là "thảm họa" đối với người tiêu dùng, các công ty sản xuất giày dép và toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Trong một báo cáo khác từ các nhà nghiên cứu thuộc Ngân hàng Nomura Nhật Bản, danh sách thuế mới nhất của Mỹ và Trung Quốc đều "đánh" vào sản phẩm mà hai nước khó có thể mua được từ các quốc gia khác. Điều này cản trở việc các nhà sản xuất của hai nước muốn tìm kiếm nguyên liệu hoặc chuyển hướng kinh doanh đến một quốc gia không nằm trong diện bị áp thuế.
Nhiều nhà sản xuất Mỹ nhận thấy, chi phí thép, nhôm và các nguyên vật liệu đều tăng cao, đi kèm theo là nguy cơ các sản phẩm này bị "chặn cửa", không thể bước chân vào thị trường của các nước khác do thuế quan.
Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Nomura đã tiến hành phân tích xác suất về cuộc chiến thương mại sẽ diễn ra như thế nào trong những tháng tới và nhận thấy rằng, 65% khả năng mức thuế 25% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực vào quý III năm 2019.
"Chúng tôi tin rằng, các cuộc đàm phán cuối cùng sẽ bị đổ vỡ vào cuối năm nay. Cuộc chiến "ăn miếng trả miếng" và các mức thuế quan vẫn sẽ kéo dài đến cuối năm 2020", các nhà phân tích Ngân hàng Nomura cảnh báo.
Cả Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều có vẻ muốn chiến tranh thương mại dừng leo thang và muốn đưa ra tuyên bố chung tại hội nghị G20 ở Osaka vào tháng 6 tới. Nhưng các nhà phân tích của các ngân hàng Nomura nhận thấy, căng thẳng thương mại giữa hai nước vẫn sẽ tăng vọt.
"Chúng tôi mong đợi một thỏa thuận chung giữa Mỹ và Trung Quốc ngay sau Hội nghị G20. Tuy nhiên, các vấn đề xích mích về công nghệ trong thời gian qua khiến cuộc chiến thương mại hai nước chưa thể chấm dứt", đại diện Ngân hàng Nomura bày tỏ.
IMF cho biết thêm, không chỉ Mỹ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng "đè nặng" lên các nhà sản xuất ở Trung Quốc. Sau khi đợt thuế quan đầu tiên được thực hiện vào tháng 8/2018, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 850 triệu USD.
Các nhà dự báo của IMF dự đoán, nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang sẽ cắt giảm 0,33% tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Phần lớn điều này là do tác động của thuế quan ảnh hưởng đến sự tự tin của thị trường, khiến các công ty không muốn đầu tư hoặc khởi động các dự án mới tại hai quốc gia này.
IMF: Thế giới đang đối mặt với một thời điểm bất ổn Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 11/4 cho biết, thế giới đang đối mặt với một thời điểm bất ... |
IMF: Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới Trong báo cáo về Triển vọng Kinh tế Thế giới năm 2019 công bố ngày 9/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh ... |
IMF hạ "đáng kể" dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2019 Ngày 9/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ đáng kể dự báo nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2019, ... |