Kết nạp Thụy Điển, Phần Lan, NATO như hổ mọc thêm cánh với 'hồ NATO' và 'tàu sân bay không thể chìm'?

Vy Anh
Xung đột Nga-Ukraine leo thang đã thúc đẩy Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO. Trước những lo ngại chiến lược về an ninh, NATO đón nhận điều đó như một 'món quà'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO: Lợi và hại
Ngoại trưởng Phần Lan, Thụy Điển và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại một sự kiện ngày 24/1. (Nguồn: AFP).

Có lợi cho liên minh

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào Ukraine đã khiến Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau nhiều thập niên không liên kết. Những ngày qua, các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ đã bày tỏ ủng hộ hai quốc gia Bắc Âu này gia nhập NATO, nêu bật những đóng góp của họ cho an ninh châu Âu.

Các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ nêu rõ, quân đội Mỹ sẽ được hưởng lợi nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, đồng thời chia sẻ sự hào hứng của nhiều người ở Mỹ và châu Âu về việc kết nạp hai quốc gia này vào liên minh.

Phát biểu tại Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ ngày 26/5, Tướng Christopher Cavoli, Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu nói: “Tôi mong muốn Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh từ góc độ quân sự. Quân đội của hai quốc gia đó mang lại năng lực và khả năng cho liên minh".

Giới chức quân sự Mỹ đều ca ngợi các lực lượng vũ trang của Thụy Điển và Phần Lan, phản ánh mối quan hệ đối tác chặt chẽ mà họ đã phát triển với Mỹ và các đồng minh NATO.

Tướng Jeffrey Harrigian, Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ ở châu Âu, nhận xét: “Người Phần Lan và Thụy Điển là những người phi thường trong khả năng phân phối nguồn lực và tự bảo vệ mình theo cách mà chúng tôi có thể học hỏi, đồng thời tạo ra sức mạnh chiến đấu”.

Phát biểu tại buổi điều trần về việc đề cử lãnh đạo Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ và Tư lệnh đồng minh tối cao ở châu Âu, Tướng Cavoli cho biết, khả năng và nguồn lực quân sự của Thụy Điển và Phần Lan sẽ giúp họ dễ dàng hội nhập vào liên minh.

Tướng Cavoli nhận định: "Phần Lan có 'một đội quân lớn' được trang bị tốt, được huấn luyện bài bản và có thể 'nhanh chóng huy động' vì hầu hết người Phần Lan đều được đào tạo quân sự. Thụy Điển cũng vậy, họ có một quân đội quy mô nhỏ hơn nhưng rất có năng lực và đang phát triển”.

Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Thụy Điển đã chấp thuận tăng ngân sách đáng kể để bổ sung lực lượng và mua khí tài.

Tướng Cavoli cho rằng, danh tiếng của Thụy Điển trong việc sản xuất vũ khí chất lượng cao - bao gồm máy bay phản lực không tàng hình tối tân và tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường - sẽ mang lại lợi ích cho NATO.

Việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan cũng sẽ dẫn đến việc lãnh thổ của liên minh gần như bao quanh Biển Baltic, tạo ra cái được gọi là “hồ NATO”. Vì vậy, việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan sẽ có lợi cho NATO.

Tướng Cavoli nói: “Cả hai quốc gia cũng có các đảo ở những vị trí chiến lược quan trọng tại Biển Baltic. Đảo Gotland của Thụy Điển - nơi nước này đã tái triển khai lực lượng quân sự - đôi khi còn được gọi là ‘tàu sân bay không thể chìm’”.

Trong một cuộc điều trần trước đó tại Ủy ban Phân bổ ngân sách Hạ viện, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro cho biết, lực lượng này sẽ tập trận thường xuyên với hải quân NATO ở Biển Baltic, và sự hiện diện đó sẽ tăng lên khi Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh.

Không phủ nhận thách thức mới

Thụy Điển và Phần Lan đã đứng ngoài NATO trong nhiều thập niên qua, mặc dù cả hai quốc gia này đều hợp tác chặt chẽ với liên minh.

Tuy nhiên, chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã làm gia tăng sự ủng hộ của công chúng đối với việc hai quốc gia thuộc Bán đảo Scandinavia trở thành thành viên NATO, và các chính phủ Phần Lan và Thụy Điển đã đồng loạt nộp đơn vào ngày 18/5.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, các hồ sơ của họ được “hoan nghênh nhiệt liệt” và hơn 80 thượng nghị sĩ Mỹ đã bày tỏ ủng hộ đẩy nhanh quá trình phê duyệt đơn xin gia nhập của hai nước.

Mặc dù vậy, sự ủng hộ này không đồng đều. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Josh Hawley bày tỏ lo ngại về việc liệu kết nạp hai quốc gia Bắc Âu rốt cuộc có thể khiến Washington phải tăng cường thêm lực lượng đồn trú ở châu Âu hay không. Chính quyền Tổng thống Biden đã báo hiệu có thể duy trì 100.000 quân ở châu lục này khi Nga tiếp tục chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Những ý kiến khác lập luận rằng việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan sẽ mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích cho Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng phản đối tư cách thành viên NATO của hai quốc gia này.

Các quan chức Thụy Điển và Phần Lan đều nhấn mạnh, họ sẽ củng cố NATO khi liên minh đối mặt với các mối đe dọa mới và đang nổi lên.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 5, Đại sứ Thụy Điển tại Mỹ Karin Olofsdotter nhấn mạnh, Stockholm đã tham gia lâu dài vào các hoạt động của NATO và tăng cường đầu tư quân sự.

Ông Olofsdotter nói: “Chúng tôi đang thực sự nghiêm túc đưa vấn đề an ninh quân sự vào chương trình nghị sự”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto ngày 27/5 cho biết, nước này có “đường biên giới dài nhưng là một biên giới hòa bình” với Nga và luôn cố gắng duy trì như vậy.

Tất nhiên, ông nói thêm, chúng ta thấy rằng không chỉ Phần Lan mà toàn khối NATO đang phải đối mặt với một loại thách thức mới từ Nga. Đó không chỉ là những thách thức quân sự truyền thống. Đó có thể là mối đe dọa phi truyền thống, có thể là ảnh hưởng trên không gian mạng.

Ngoại trưởng Haavisto nói: “Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có rất nhiều khả năng để đối phó với những loại rủi ro đó, vì vậy, hy vọng sẽ củng cố an ninh của toàn liên minh".

Mở rộng NATO: Không chỉ là vấn đề khủng bố, Thổ Nhĩ Kỳ nói 'nỗi ấm ức' bấy lâu liên quan Thụy Điển, Phần Lan

Mở rộng NATO: Không chỉ là vấn đề khủng bố, Thổ Nhĩ Kỳ nói 'nỗi ấm ức' bấy lâu liên quan Thụy Điển, Phần Lan

Ngoài vấn đề khủng bố mà Thổ Nhĩ Kỳ liên tục đưa ra để phản đối việc Phần Lan-Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ...

Thổ Nhĩ Kỳ 'nặng lời' với Phần Lan và Thụy Điển, kêu gọi NATO không kết nạp hai nước này

Thổ Nhĩ Kỳ 'nặng lời' với Phần Lan và Thụy Điển, kêu gọi NATO không kết nạp hai nước này

Ngày 29/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định nước này không muốn Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO.

(theo Business Insider)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5, giá dầu dao động trong biên độ hẹp và chịu áp lực từ nhu cầu toàn cầu yếu hơn. Trong nước, giá xăng biến ...
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và ông xã doanh nhân Đức Hải tình tứ trong chuyến du lịch cùng các con ở Hàn Quốc.
Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina

Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina

Không gian Việt Nam là cơ hội để bạn bè Argentina và khách quốc tế tìm hiểu thêm về đất nước, lịch sử, con người, văn hóa Việt Nam.
Xem trực tiếp trận chung kết U23 châu Á 2024 trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận chung kết U23 châu Á 2024 trên kênh nào?

Vòng chung kết U23 châu Á 2024 tổ chức tại Qatar sẽ chính thức khép lại bằng trận chung kết trong mơ giữa U23 Nhật Bản và U23 Uzbekistan.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Nghị quyết khuyến khích các nước đưa ra các chính sách, giải pháp để nâng cao bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động