TIN LIÊN QUAN | |
Nga cảnh báo hành động khiêu khích sử dụng vũ khí hóa học tại Syria | |
Syria cho phép chuyên gia LHQ và OPCW vào thanh sát |
Đây là Hội nghị được tổ chức 5 năm một lần kể từ khi CWC chính thức có hiệu lực vào tháng 4/1997, với nhiệm vụ quan trọng là kiểm điểm toàn diện quá trình thực hiện Công ước thời gian qua và khuyến nghị những chính sách, biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi Công ước trong thời gian tới.
Đại sứ Ngô Thị Hoà phát biểu tại Hội nghị kiểm điểm lần thứ 4 Công ước cấm vũ khí hoá học. |
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tiến trình giải trừ vũ khí hóa học trên thế giới đứng trước nhiều tiến bộ và thách thức đan xen. Với 193 quốc gia thành viên (chiếm khoảng 98% dân số toàn cầu) cùng thành tựu kiểm chứng tiêu hủy hơn 96% lượng vũ khí hóa học đã khai báo, CWC hiện đang được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điều ước quốc tế đa phương thành công nhất trong lĩnh vực giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường an ninh quốc tế diễn biến phức tạp gần đây, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, việc vũ khí hóa học tái xuất hiện và được sử dụng đang trở thành thực tế hiện hữu, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định ở nhiều khu vực trên thế giới.
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Ngô Thị Hòa, Đại diện thường trực Việt Nam tại OPCW đã nêu rõ lập trường nguyên tắc của Việt Nam lên án mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học cho dù của ai, ở đâu và vì bất kỳ động cơ nào, ủng hộ việc giải trừ toàn diện, có kiểm chứng vũ khí hóa học và thực hiện mọi trụ cột của CWC một cách khách quan, cân bằng. Đại sứ khẳng định, Việt Nam luôn cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo CWC và quyết tâm tăng cường hợp tác hiệu quả với OPCW.
Liên quan đến các nội dung thảo luận tại Hội nghị, Đại sứ khẳng định, Việt Nam ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế trong nâng cao năng lực thực thi CWC và phát triển công nghiệp hóa chất vì mục đích hòa bình và mong muốn OPCW cùng cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện điều này.
Đại sứ cho rằng trong bối cảnh trọng tâm công việc của OPCW đang chuyển dịch từ phá hủy vũ khí hóa học sang ngăn ngừa nguy cơ vũ khí hóa học và việc phát triển ngành công nghiệp hóa chất quốc tế đứng trước yêu cầu cao hơn về an ninh, an toàn, thì ngân sách hàng năm của OPCW và các khoản đóng góp tự nguyện liên quan cần được phân bổ một cách phù hợp tương ứng.
Đại sứ đề nghị cần chú trọng yếu tố cân bằng địa lý và bình đẳng giới trong bổ nhiệm, tuyển dụng nhân sự trong OPCW, tạo điều kiện hơn nữa trong việc tận dụng nguồn nhân lực từ các nước đang phát triển; chia sẻ ý tưởng xây dựng và nhân rộng các trung tâm khu vực để kết nối nguồn lực triển khai Công ước, trong đó có khả năng thành lập Trung tâm khu vực ASEAN về nâng cao năng lực thực thi CWC khi điều kiện cho phép.
Hội nghị sẽ tiếp tục làm việc đến hết ngày 30/11.
EU sẽ chính thức thông qua cơ chế trừng phạt tấn công hóa học Bộ Ngoại giao Anh trong một thông cáo báo chí ngày 14/10 cho biết các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) sẽ chính ... |
Mỹ: Tổng thống Syria đã được cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Idlib Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 11/9 nhấn mạnh, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã được cảnh báo rõ ràng về việc sử ... |
Mỹ phủ nhận cáo buộc ném bom phốt pho xuống Syria Người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Sean Robertson ngày 9/9 đã phủ nhận cáo buộc của Nga về việc các máy bay của nước này ... |