(theo The Conversation)

Khai thác kim cương ở Congo

Hình ảnh những người thợ đang mò tìm kim cương trên sông làng Mawangu gợi nhớ một thời hoàng kim của ngành công nghiệp sản xuất kim cương của Congo, nước từng chiếm tới 1/4 lượng đá quý hiếm này của thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khai thac kim cuong o congo Viên kim cương hình tim lớn nhất thế giới giá 15 triệu USD
khai thac kim cuong o congo Pink Star - viên kim cương được bán với giá đắt nhất trong lịch sử

Năm 2016, Congo chỉ xuất khẩu được 17,1 triệu carat kim cương, giảm 33 triệu carat so với 10 năm trước đó. Do giá kim cương toàn cầu đang trên đà giảm và việc buôn bán các mặt hàng khác như đồng, coban, coltan và vàng trở nên có lợi hơn, hiện chỉ còn một số ít thợ đào, thợ lặn và đại lý ở Congo còn khai thác kim cương trong các mỏ ở những vùng xa xôi như làng Mawangu.

khai thac kim cuong o congo
Một người thợ đang đãi kim cương. (Nguồn: The Conversation)

Rất hiếm xe hơi hoặc xe tải đến làng Mawangu, và chỉ có một hãng hàng không thực hiện chuyến bay kéo dài 90 phút từ thủ đô Kinshasa đến thị trấn Tembo, mỗi tháng vài lần. Từ thị trấn, muốn đến làng Mawangu, người ta phải đi bằng xe máy khoảng một giờ đồng hồ dọc theo con đường hẹp, gồ ghề, xuyên qua rừng rậm và thảo nguyên.

Tìm vận may

Do cuộc sống khó khăn, một số thanh niên trẻ Congo tiếp tục đến làng Mawangu để lặn mò kim cương lẫn trong bùn dưới đáy sông. Tuy nhiên, rất ít người trở nên giàu có.

Thợ đào kim cương Jeancy Kaloso nói anh mơ tìm được một viên có thể bán với giá 1 triệu USD để làm vốn cho việc kinh doanh sau này. "Để tìm được những viên kim cương lớn rất khó, cần kiên nhẫn, nhưng tôi có thể đợi”, anh nói.

Những người thợ chặn một phần của lòng sông, sử dụng máy bơm hút cạn nước. Sau đó, họ bắt đầu đào sâu xuống thành nhiều hố và tìm kiếm kim cương. Anh Odon Skihitel, 34 tuổi, cho biết thỉnh thoảng lính tuần tra ghé qua, và những người thợ phải biếu họ “một chút”. "Chúng tôi đang làm việc cho một dự án bất hợp pháp, vì vậy, họ có quyền tịch thu bất kỳ thứ gì”, anh giải thích.

Skihitel cho biết, suốt vài tháng qua, họ không tìm được gì đáng kể. Nhóm thợ chỉ được khoảng 100 USD/tuần sau khi trừ chi phí thực phẩm và dầu diesel chạy máy bơm.

Cứ vài phút, một thợ lặn lại nổi lên và chuyển cho nhóm trên thuyền một bao tải sỏi, đất (có thể chứa kim cương vụn). Mặt trời đang lặn, nhưng máy phát điện vẫn hoạt động, bơm không khí xuống cho những người thợ lặn.

Một thời hoàng kim

Vào thời kỳ những năm 1980 và 1990, những viên kim cương trị giá hàng triệu USD được vận chuyển qua thị trấn Tembo hàng tuần. Một số đã được khai thác ở làng Mawangu, số còn lại được buôn lậu từ Angola. Khi đó cũng đang là cao điểm của cuộc nội chiến ở nước này.

Từ năm 1992-1998, lực lượng phiến quân UNITA ở Angola đã bán số kim cương trị giá tới 3,72 tỷ USD để có ngân sách phục vụ chiến tranh, trong đó phần lớn được bán sang Congo. Tuy nhiên, sau khi cuộc nội chiến chấm dứt, Chính phủ Angola đã siết chặt kiểm soát biên giới, ngăn chặn xuất khẩu kim cương bất hợp pháp.

Giấy phép đầu tư “chết”

Thợ đào kim cương Adrien-Bita Shikita chia sẻ về những dự án phát triển và những lời hứa không được thực hiện ở khu mỏ của làng Mawangu. "Nhà chức trách đã đến và hỏi chúng tôi cần gì, nhưng họ không cung cấp gì cả", ông nói. "Các công ty khai thác mỏ cũng cử người đến, nhưng không công ty nào đầu tư vào làng này”.

Ông Shikita cho biết một công ty quốc tế đã đưa ra kế hoạch nạo vét lòng sông vào năm 2004, nhưng họ đã rút lui sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa các chủ sở hữu người Bỉ và Mỹ. Họ từng dự kiến xây dựng một trường học, một trung tâm y tế, và sửa chữa cây cầu ở làng Mawangu, nhưng những kế hoạch này đã bị bãi bỏ.

Trong khi đó, các quan chức Chính phủ Congo thừa nhận gian lận vẫn phổ biến ở đây và rất dễ tuồn những viên đá lớn từ các khu mỏ không chính thức như ở Mawangu, ra khỏi đất nước.

Ông Alexis Mikandji, người đứng đầu cơ quan chính phủ giám sát việc xuất khẩu đá quý (CEEC), cho biết: 17 triệu carat - sản lượng kim cương năm trước của Congo - "không thể hiện được tiềm năng của chúng tôi".

Ông giải thích rằng quá nhiều công ty kinh doanh kim cương đã không đầu tư vào các hoạt động khai thác theo đúng yêu cầu của giấy phép khai thác mỏ. Họ thích thuê thợ đào theo kiểu bất hợp pháp trong khu vực họ quản lý để có thể trả lương thấp, sau đó kiếm bộn tiền từ việc bán những thứ khai thác được. "Từ năm 2004 đến nay, chỉ có ba hoặc bốn chủ mỏ có giấy phép khai thác khoáng sản làm đúng theo quy định", ông nói.

Chính phủ muốn buộc các công ty phải đầu tư theo đúng giấy phép, hoặc trả lại giấy phép để các khu mỏ có thể được đấu thầu lại. Tuy nhiên, việc thu hồi này rất khó vì nhiều giấy phép do các thành viên quyền lực trong chính giới Congo sở hữu.

Tại trụ sở của CEEC ở thủ đô Kinshasa, ba cánh cửa thép xám dẫn vào căn phòng - nơi các chuyên gia đang chăm chú xem xét từng viên đá trên bàn phân loại, dưới ánh sáng đèn rất mạnh và các camera an ninh. Những viên đá quý được họ nhặt lên bằng nhíp, soi qua kính lúp, rồi để sang một bên. Sau đó, chúng được cân và đóng gói gửi đi, kèm với giấy chứng nhận giá trị.
khai thac kim cuong o congo Bí ẩn phía sau những viên kim cương lớn nhất thế giới

Những viên kim cương lớn nhất thế giới giúp các nhà khoa học tìm hiểu những bí ẩn bên trong lõi Trái Đất.

khai thac kim cuong o congo Phát hiện khối kim cương hàng tỷ cara trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học Mỹ vừa phát hiện ngôi sao kim cương nặng hàng tỷ cara nằm cách Trái Đất 50 năm ánh sáng.

khai thac kim cuong o congo Viên kim cương hơn 2,5 tỷ tuổi bị trả giá thấp

Được hãng đấu giá Sotheby's định giá 70 triệu USD, nhưng trong phiên đấu giá ngày 29/6 tại London, viên kim cương thô Lesedi La Rona ...

Trung Hiếu

Xem nhiều

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động