TIN LIÊN QUAN | |
Làng cổ bằng nham thạch hơn 800 tuổi | |
Ngôi làng cổ “phủ bụi” giữa lòng Thủ đô |
Dapin hiện có 450 ngôi nhà còn tồn tại. (Ảnh: Wang Xiaoyan) |
Nằm bên sườn núi Taihang khô cằn, thuộc huyện Mengxian (Sơn Tây, Trung Quốc), Dapin là một trong số hàng chục nghìn ngôi làng truyền thống của Trung Quốc đang dần biến mất, bởi sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước này.
Phóng viên ảnh Wang Xiaoyan đã đến hơn 100 ngôi làng truyền thống ở 10 tỉnh khác nhau của Trung Quốc và ghi lại hình ảnh về cuộc sống của người dân - những người đã chứng kiến khoảng hơn 300 triệu người nông dân khác bỏ làng quê lên thành phố.
Cuộc di dân bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hàng tháng, tại thành phố, số tiền những người này kiếm được tương đương với số tiền một năm làm nông nghiệp trước đây.
Năm 2012, Chính phủ Trung Quốc đã dành khoảng 20 tỷ Nhân dân tệ cho công tác bảo tồn các ngôi làng cổ. Trong đó, bất kỳ ngôi làng nào sở hữu di sản văn hóa phi vật thể với hơn 60% kiến trúc được xây dựng trước năm 1949 sẽ được cấp một khoản tiền là 1,3 triệu Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, từ năm 2000 - 2010, những ngôi làng có đủ điều kiện trên đã giảm từ 3,6 triệu làng xuống còn 2,7 triệu, tương đương 245 ngôi làng biến mất mỗi ngày. Dapin gia nhập danh sách này vào năm 2013, cùng hơn 6.000 ngôi làng khác.
Làng cổ Dapin có từ thời nhà Minh, nằm cách thị trấn gần nhất khoảng 70km. Cho đến năm 1960, ngôi làng này có khoảng 300 nông dân. Năm 1975, trường cấp hai cuối cùng đã đóng cửa và năm 2000, trường tiểu học cuối cùng trong làng cũng đã đóng cửa.
Hiện nay, Dapin ngập trong cỏ dại, với một con suối uốn quanh xuyên qua ngôi làng ôm trọn gốc cây bồ đề hơn 1000 năm tuổi, cùng 13 cư dân cuối cùng, 3 con chó, 6 con mèo và 68 con gà.
Bà Han Erni, 73 tuổi, cầm những bức ảnh gia đình. Bà Han Erni có 4 người con, 2 trai và 2 gái. “Sau khi nhận được 40 Nhân dân tệ làm của hồi môn, tôi đã kết hôn năm 17 tuổi. Khi chồng tôi còn sống, tôi thường lấy cỏ trên đồi, trộn với thức ăn gia súc và cho lợn ăn”, bà Han Erni nói. Hiện nay, bà sống một mình. Mỗi ngày, bà dậy sớm làm việc, ăn trưa và nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng. Sau bữa tối, bà xem tivi và đi ngủ lúc 8h. Ảnh được chụp năm 2017. (Ảnh: Wang Xiaoyan) |
Bức ảnh chụp ông Han Shengzhi (65 tuổi) chăm sóc mẹ ông, bà Han Erni (84 tuổi) vào năm 2017. Ông Han Shengzhi nói rằng, bố ông đã qua đời 26 năm trước và được an táng trên núi. “Tôi và mẹ chọn sống tại làng. Mẹ tôi không lên thành phố bởi bà tin rằng, bà có thể nhìn thấy cha tôi mỗi ngày trên ngọn núi ấy. Mẹ đã hy sinh rất nhiều cho chúng tôi. Tôi không thể bỏ bà ấy mà đi, tôi muốn được ở cạnh, chăm sóc cho bà”, ông Han Shengzhi nói. Ông Han Shengzhi nói thêm, mẹ ông đã được đưa đến nhà của bố ông khi mới lên 8, để trở thành con dâu khi bà trưởng thành. Bà Han Erni đã mất vào năm 2018. (ảnh: Wang Xiaoyan) |
Ảnh chụp ông Han Liangzhi đưa đàn gà lên núi kiếm ăn vào năm 2018. Han Liangzhi có 7 anh chị. Năm 1990, ông từng rời làng lên thành phố làm đầu bếp trong một hầm mỏ. Đến năm 2002, ông chủ hầm mỏ từ chối trả tiền làm thêm giờ cho ông Han Liangzhi. “Tôi nổi cơn tức giận và trở về làng”. Trong 12 năm làm việc tại thành phố, ông đã tiết kiệm đủ tiền để lấy vợ. “Tôi nhờ người mai mối và đã gặp khoảng 40 người phụ nữ, nhưng không có kết quả”, ông Han Liangzhi nói. Mỗi cuộc gặp gỡ, ông phải thuê một chiếc xe ô tô, trả tiền ăn cho người mai mối và mua thùng sữa cho gia đình người phụ nữ mà ông gặp. Tổng cộng, mỗi cuộc gặp gỡ, ông mất khoảng 200 Nhân dân tệ. “Làm việc tại thành phố, mỗi tháng tôi kiếm được 100 Nhân dân tệ, mỗi cuộc gặp tôi đã tốn mất 2 tháng lương. Tôi không thể tiếp tục gặp gỡ khi giá sữa tăng từ 10 lên 50 Nhân dân tệ”, ông Han Liangzhi nói. “Tôi quyết định sống độc thân, mỗi sáng, sẽ đưa đàn gà lên đồi kiếm ăn”, ông han Liangzhi nói. |
Một người đàn ông phơi quần áo, vốn là trang phục biểu diễn của đoàn kịch và âm nhạc của Dapin. (Ảnh: Wang Xiaoyan). |
Người đàn ông chăn cừu. (Ảnh: Wang Xiaoyan). |
Ông Han Liang Chii (80 tuổi) và vợ Xing Huaiyu (69 tuổi) vào năm 2017. Họ có 2 người con, 2 trai và 2 gái. Ông Han Liang Chii là thợ mộc và không biết chữ. Năm 1961, khi xảy ra nạn đói, ông đã đến vùng đất Nội Mông và được người dân cứu đói, ông nói rằng, “đó là nơi xa nhất mà tôi từng đi”. Sau đó, ông trở về làng, làm việc trong một xưởng thép cho đến năm 60 tuổi và nghỉ hưu. “Tôi bị bệnh và không thể đi tiểu được. Vợ tôi bị bệnh tim và huyết áp cao. Con trai tôi bị chứng huyết khối não và phải uống thuốc mỗi ngày. Chi phí y tế cho cả gia đình là 4.000 Nhân dân tệ/ tháng. Ngoài cơm, chúng tôi uống thuốc mỗi ngày”, ông Han Liang Chii nói. (Ảnh: Wang Xiaoyan) |
Những người dân cùng một vị khách tại làng Dapin. (Ảnh: Wang Xiaoyan) |
Làng Dapin nằm men theo sườn đồi. Những ngôi nhà trong làng được xây bằng đá và bùn, một vài trong số đó đã hơn 1.200 năm tuổi. Những ngôi nhà ở Dapin được nối liền với nhau bằng các bậc đá. |
Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai TGVN. Vào mùa thu, cây ngân hạnh nghìn tuổi ở chùa Quan Âm hay trấn Ngọc Hoàng Miếu (Thiểm Tây, Trung Quốc) lại thu hút du ... |
Nước hồ rộng nhất Trung Quốc hạ thấp, cầu đá 'nghìn nhịp' 400 năm tuổi đột ngột lộ diện Mực nước hồ hạ thấp khi mùa khô tới khiến cây cầu bằng đá với tuổi đời 400 năm đột ngột lộ diện. |
Làn sóng di cư là “cuộc xâm lăng có tổ chức”? Tổng thống Czech Milos Zeman đã gọi làn sóng người tị nạn đến châu Âu hiện nay là một “cuộc xâm lăng có tổ chức”. |