Khi Đông Nam Á là điểm đến của nước lớn và hàm ý đối với ASEAN (kỳ cuối)

Vũ Đăng Minh
TGVN. Hoạt động con thoi của các nhà chính trị, ngoại giao ở Đông Nam Á thời gian qua chứng tỏ sự quan tâm của Mỹ, Trung Quốc và các nước lớn đối với khu vực...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đông Nam Á, đi và đến, cơ hội và thách thức (kỳ 1)

Đông Nam Á, đi và đến, cơ hội và thách thức (kỳ 1)

Trước những chuyển biến ấy, Trung Quốc lập tức “xuất hai tướng”. Từ ngày 7-8/9/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hoàng thăm Malaysia, Indonesia. Không lâu sau, từ ngày 11-15/10, Ngoại trưởng Vương Nghị thăm 5 nước ASEAN. Tờ South China Morning Post chỉ đích danh chuyến đi này là “đòn phản công” của Trung Quốc trước động thái của Mỹ và các nước.

Khi Đông Nam Á là điểm đến của nước lớn và hàm ý đối với ASEAN (kỳ cuối)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein trong chuyến thăm Malaysia từ ngày 12-13/10.

Khách quen - Trung Quốc

Ngoại trưởng Vương Nghị công du 5 nước ASEAN gồm Campuchia, Malaysia, Lào, Thái Lan và Singapore với trọng trách và những toan tính.

Thứ nhất là thực hiện cuộc “tấn công quyến rũ” bằng những cam kết, đầu tư, hợp tác nhằm củng cố vị thế, lợi ích chiến lược, tô đậm hình ảnh thân thiện của Trung Quốc. Tại vị trí đầu cầu Campuchia, cùng với lời khẳng định “tình hữu nghị, tình bạn lâu bền”, viện trợ khí tài quân sự là ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng, trong khi EU cắt giảm ưu đãi, Campuchia sẽ càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. Bắc Kinh muốn đưa ra thông điệp lợi ích, dùng Campuchia làm “tấm gương” khuyến khích các nước hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Trung Quốc phát huy con bài kinh tế, “ngoại giao y tế” trong hội đàm với lãnh đạo Singapore, Thái Lan, khẳng định sự ủng hộ đối với quá trình phục hồi kinh tế, hỗ trợ vaccine, hợp tác điều trị Covid-19, nối lại đường bay quốc tế an toàn.

Thứ hai là tiếp tục thúc đẩy thực hiện Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) ở Đông Nam Á trong tình hình mới. Trung Quốc muốn các nước cùng cam kết tiếp tục thực hiện các dự án bị dừng do khó khăn hậu đại dịch Covid-19, nhất là xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối các địa bàn quan trọng ở Đông Nam Á với Trung Quốc. Thúc đẩy thực hiện BRI, gia tăng đầu tư, có thể dẫn đến gia tăng vai trò chủ nợ, chi phối.

Thứ ba là thúc đẩy các nước ASEAN cùng Trung Quốc ngăn chặn sự can dự từ bên ngoài. Không cần nói rõ, ai cũng biết nhân tố bên ngoài là ai! Nhà ngoại giao lão luyện Vương Nghị rất biết lựa chọn trọng tâm thảo luận với từng nước.

Ở Malaysia, ngoài những vấn đề về đầu tư, phục hồi kinh tế, vaccine Covid-19, Ngoại trưởng Vương Nghị cảnh báo: Chiến lược châu Á-Thái Bình Dương là một nguy cơ an ninh lớn tiềm ẩn và nhấn mạnh ASEAN cần hợp tác cùng Trung Quốc ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài vào Biển Đông và các nội dung khác trong khu vực.

Các tuyên bố chung, họp báo sau các cuộc gặp gỡ cho thấy, ngoại trừ FTA với Campuchia đã cơ bản hoàn thành đàm phán từ trước, không thấy thông báo về ký kết một thỏa thuận, hiệp định, dự án lớn cụ thể nào. Nhất là những dự án mà Trung Quốc rất quan tâm và đã bị đình hoãn như: Thái Lan mua tàu ngầm, đầu tư hợp tác xây dựng kênh đào Kra ở Vịnh Bengal hay tuyến đường sắt 252 km từ Bangkok đến Nakhon Ratchasima nằm trong BRI.

Về cơ bản, 4 nước ASEAN vẫn giữ lập trường “không muốn phải lựa chọn bên”, không công khai tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ngăn chặn sự can dự của Mỹ và đồng minh. Tuyên bố chung Trung Quốc - Malaysia khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định cũng như tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình thông qua tham vấn và đàm phán hữu nghị…

Tuy nhiên, dư luận quốc tế, khu vực đã nhiều lần lên tiếng chính Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa, gây ra các vụ việc nghiêm trọng, làm phức tạp tình hình Biển Đông. Vì vậy, các tuyên bố nói trên gián tiếp cho thấy Trung Quốc nói và làm khác nhau!

Tin liên quan
Ngoại trưởng Trung Quốc công du Đông Nam Á: Những trọng tâm mới thời hậu Covid? Ngoại trưởng Trung Quốc công du Đông Nam Á: Những trọng tâm mới thời hậu Covid?

Đáng chú ý ngày 13/10, trong khi Ngoại trưởng Vương Nghị đang thăm Đông Nam Á, Phó Đô đốc Hải quân Philippines Giovanni Carlo Bacordo cho biết chuẩn bị điều khoảng 240 dân quân biển ra Biển Đông nhằm đối phó lực lượng dân quân biển của Trung Quốc.

Những chỉ dấu đó cho thấy một số nước ASEAN không thật tin tưởng và lo ngại thách thức an ninh đến từ Trung Quốc. Các nước ASEAN hợp tác với Trung Quốc là chuyện bình thường, cần thiết với tinh thần các bên cùng có lợi. Nhưng thực tế làm cho ASEAN dè dặt hơn. Cách của Trung Quốc lâu nay là hai bên giữ kín những thỏa thuận chiến lược, nhất là vấn đề cơ mật, tránh sự dòm ngó của bên ngoài. Nhưng Trung Quốc lại thường là bên công bố, với tư cách người dẫn dắt. Lần này, thông tin không nhiều và cũng chưa thấy gì đặc biệt?

Các nhà nghiên cứu quốc tế nhận xét kết quả chuyến đi không như kỳ vọng. Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đánh giá: “chuyến đi giúp những nước này hiểu tốt hơn về Trung Quốc”! Nhưng hiểu như thế nào thì thực tế là sự đánh giá khách quan nhất. Nhận xét của Thời báo Hoàn Cầu vô hình trung cho thấy đánh giá của dư luận là có cơ sở.

ASEAN - Kế thừa và phát triển

Hoạt động con thoi của các nhà chính trị, ngoại giao ở Đông Nam Á thời gian qua chứng tỏ sự quan tâm của Mỹ, Trung Quốc và các nước lớn đối với khu vực. Điều đó vừa khẳng định vai trò, vị thế của ASEAN trong cấu trúc khu vực, vừa đặt ra những thách thức đối với sự đoàn kết, thống nhất nội khối và quan hệ đối ngoại.

Để vững tay chèo, vượt qua sóng gió, ASEAN cần phát huy kết quả và kiên định thực hiện các nguyên tắc, 5 trọng tâm mà Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 và các hội nghị khác đề ra theo phương châm “Gắn kết và chủ động thích ứng, vượt qua thách thức…”, cụ thể là:

Một, ngăn chặn, khắc phục hậu quả đại dịch, phục hồi kinh tế. Triển khai thực hiện tốt, hiệu quả sáng kiến, đề xuất về lập Quỹ ASEAN ứng phó với Covid-19, Kho dự trữ vật tư y tế khu vực, xây dựng Quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP) phản ứng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn khi phục hồi đường bay quốc tế; trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ thuốc, vật tư, thiết bị y tế. Các nước cần hợp tác rộng rãi, phát huy thế mạnh của từng nước, các FTA song phương, đa phương để nâng cao nội lực, phục hồi, duy trì tăng trưởng kinh tế.

Tin liên quan
Tin tức ASEAN buổi sáng 14/10: ASEAN trong cạnh tranh Mỹ-Trung, dịch Covid-19 vẫn phức tạp Tin tức ASEAN buổi sáng 14/10: ASEAN trong cạnh tranh Mỹ-Trung, dịch Covid-19 vẫn phức tạp

Hai, tập trung xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh. Thực hiện Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025. Củng cố đoàn kết, thống nhất, phát huy tính tự cường, nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối của ASEAN thông qua triển khai các Kế hoạch.

Ba, mở rộng làm sâu sắc quan hệ đối ngoại đa phương và vai trò trung tâm của ASEAN. Tiếp tục củng cố các thiết chế đối thoại và hợp tác do ASEAN dẫn dắt và là động lực. Ý đồ ràng buộc, cản trở ASEAN hợp tác với Mỹ và các nước ngoài khu vực ở Biển Đông và các nội dung khác thể hiện ngày càng rõ trong chuyến công du, các cuộc gặp gỡ vừa qua. Cần nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN, nâng cao năng lực chủ động thích ứng, gắn kết, phối hợp hành động, tạo sự đồng thuận cao, giữ cân bằng chiến lược với các nước lớn, giữ vững vị thế, vai trò trung tâm của ASEAN.

Bốn, tiếp tục duy trì khu vực hòa bình, an ninh, trung lập và ổn định. Tình hình càng phức tạp, sự can dự của bên ngoài, nhất là các nước lớn càng cao, càng đòi hỏi các nước ASEAN phải giữ vững tinh thần tự cường, hợp tác chặt chẽ, nỗ lực xây dựng và thực thi các chuẩn mực quốc tế, đề cao nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN.

Tranh chấp chủ quyền Biển Đông đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực. Do đó, giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là một trọng tâm, trách nhiệm chung của ASEAN và các đối tác. Đồng thời, đó cũng là phép thử về vai trò, khả năng của ASEAN. ASEAN và các đối tác cần công khai, minh bạch chính sách, thể hiện rõ lập trường, quan điểm đúng sai đối với từng vấn đề, trường hợp cụ thể.

Năm, ASEAN và các đối tác cần thể hiện thiện chí, tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các khác biệt. Cạnh tranh chiến lược, tranh chấp chủ quyền càng phức tạp, càng đòi hỏi các nước phải thiện chí, chân thành, thực hiện nguyên tắc: kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình. Luật pháp quốc tế là cơ sở để phân định đúng sai, phù hợp hay không phù hợp. B

Trong xã hội hiện đại, tuân thủ luật pháp là chuẩn mực quốc tế. Đồng thời với đối thoại, đàm phán, sử dụng công cụ pháp lý là một giải pháp văn minh. Đây không phải là giải pháp duy nhất, cần sử dụng đúng thời cơ, hiệu quả.

Những thành quả vừa qua của ASEAN, nhất là năm 2020, cần được kế thừa, phát triển, tránh tình trạng “dao động hình sin”, tùy theo nước Chủ tịch ASEAN. Muốn vậy, bên cạnh sự đoàn kết, đồng thuận, ASEAN cần phát huy vai trò dẫn dắt của một số nước.

Với truyền thống khiêm tốn của dân tộc, Việt Nam tự tin đánh giá đang phát huy tốt vai trò chính trị của mình như tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và đánh giá của cộng đồng quốc tế. Trong những năm tới, Việt Nam cần chủ động, phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN, hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, phát huy vai trò dẫn dắt.

Đồng thời, tránh để các nước lớn chia rẽ Việt Nam với các nước ASEAN khác, chĩa mũi nhọn, đổ lỗi cho Việt Nam, trong đó có vấn đề hợp tác quốc tế duy trì an ninh, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và đàm phán COC thực chất, khả thi và hiệu quả. Trong quá trình này, luật pháp quốc tế, tinh thần đối thoại và hợp tác cần được đề cao.

Với mỗi người, đi nhưng chưa chắc đã đến. Đến nhưng chưa chắc tìm được thứ cần. Tìm được nhưng chưa chắc giữ được lâu. Còn tùy theo mục đích, sự thành tâm. Điều ấy cũng đúng trong quan hệ quốc tế.

Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, cân bằng chiến lược với các nước lớn, coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống, Việt Nam luôn thể hiện là thành viên có trách nhiệm, chủ động tham gia công việc chung như việc của đất nước mình; là người bạn chân thành, tin cậy của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích của mình, đồng thời tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích chính đáng của các nước; giải quyết các khác biệt với tinh thần hòa hiếu, cùng có lợi. Chúng ta luôn tâm niệm và hành động theo tinh thần: những điều mình không muốn thì cũng không đem nó tới bạn bè.

Đó là thông điệp Việt Nam gửi đến cộng đồng quốc tế và chúng ta được đáp lại tương xứng từ những người bạn.

Chạy đua vũ trang: Hệ lụy và vai trò của ngoại giao (kỳ cuối)

Chạy đua vũ trang: Hệ lụy và vai trò của ngoại giao (kỳ cuối)

TGVN. Chạy đua vũ trang là một hiện thực nghiệt ngã, chứng tỏ thách thức an ninh, cạnh tranh chiến lược, đối đầu gia tăng, ...

Xây dựng lòng tin chiến lược – kỳ vọng và thách thức

Xây dựng lòng tin chiến lược – kỳ vọng và thách thức

TGVN. Lòng tin luôn là khởi nguồn, nền tảng vững chắc của mọi mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. Xây dựng lòng ...

Từ Shangri-La đến Washington: Khi có lòng tin chiến lược, hợp tác là tất yếu

Từ Shangri-La đến Washington: Khi có lòng tin chiến lược, hợp tác là tất yếu

Ngày 31/5 có lẽ đã trở thành một trong những ngày đáng nhớ của các nhà ngoại giao Việt Nam bởi đó là ngày các ...

Vũ Đăng Minh

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Trong quý I/2024, Indonesia tăng trưởng 5,11%, vượt mức 5% mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó.
Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi tại khu vực miền Bắc, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024

Phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024

Tôi muốn hỏi phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024 là bao nhiêu? – Độc giả Ngân Linh
Đội Công binh Việt Nam khánh thành doanh trại thông minh tại căn cứ Highway

Đội Công binh Việt Nam khánh thành doanh trại thông minh tại căn cứ Highway

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đội Công binh Việt Nam tổ chức Lễ Khánh thành Doanh trại thông minh tại căn cứ Highway, ngày ...
Hai kỷ niệm không thể nào quên

Hai kỷ niệm không thể nào quên

Vào ngày 8/5 cách đây 35 năm, Việt Nam và Brazil đã tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp Đại sứ.
Học sinh nghỉ Hè ngày nào?

Học sinh nghỉ Hè ngày nào?

Đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ Hè bắt đầu từ 1/6.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động