Khi Trung Đông không còn là ‘chảo lửa’

Lưu Huỳnh
Những gì đang diễn ra tại Saudi Arabia, Israel, Iran cho thấy xu thế hòa bình, hợp tác đang ngày một nổi trội tại Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Khi nhắc đến Trung Đông, không ít người sẽ nghĩ đến một khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng từ bất ổn chính trị và xung đột kéo dài. Tuy nhiên, hình ảnh ấy đã là quá khứ. Những diễn biến gần đây nhất tại Saudi Arabia, Israel và Iran cho thấy xu thế hòa bình, hợp tác đang dần chiếm ưu thế tại Trung Đông.

Theo đài RT (Nga), ngày 29/3, người phát ngôn của liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu, Chuẩn tướng Turki Al-Maliki thông báo nước này đã tuyên bố ngừng mọi hoạt động quân sự ở Yemen, hướng tới tìm kiếm giải pháp lâu dài cho xung đột ở nước láng giềng.

Trước đó, ngày 26/3, phiến quân Houthi tại Yemen cũng đề nghị đình chiến, gợi mở hòa bình có thể kéo dài nếu Saudi Arabia đồng ý.

(03.30) (Từ trái sang phải) Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif bin Rashid al-Zayani, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry, Ngoại trưởng Israel Yair Lapid, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Maroc Nasser Bourita và Ngoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al-Nahyan chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị cấp cao Negev ở Israel, ngày 28/3/2022. (Nguồn: WAM)
(Từ trái sang phải) Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif bin Rashid al-Zayani, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry, Ngoại trưởng Israel Yair Lapid, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Maroc Nasser Bourita và Ngoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al-Nahyan chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị cấp cao Negev ở Israel, ngày 28/3/2022. (Nguồn: WAM)

Theo ông Al-Maliki, Saudi Arabia đã thực hiện theo yêu cầu của Tiến sĩ Nayef Al-Hajraf, Tổng thư ký Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), nhằm “tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho các cuộc tham vấn thành công và một môi trường thuận lợi cho Tháng lễ thánh Ramadan để xây dựng hòa bình, an ninh và ổn định ở Yemen”. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực và bước khởi đầu then chốt trên chặng đường đi tới hòa bình tại đất nước Yemen, sau 7 năm xung đột kéo dài.

Trước đó, trong khuôn khổ Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022, Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani và Thái tử Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan đã lần đầu tiên gặp gỡ kể từ khi bốn nước Arab chấm dứt tranh cãi ngoại giao với Qatar năm 2021. Hãng thông tấn nhà nước Qatar đã đưa tin về cuộc gặp, trong khi các trang tin UAE còn công bố một video về hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo.

Hai sự kiện này cho thấy thay đổi tích cực trong quan hệ giữa Saudi Arabia và hai nước láng giềng/khu vực quan trọng.

Trong khi đó, Israel cũng nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước Arab, thể hiện rõ nét qua “Hội nghị Negev” ngày 27-28/3, với sự góp mặt của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng người đồng cấp Ai Cập, Bahrain, Morocco và UAE.

Đây là sự kiện mang tính “lịch sử” khi lần đầu quy tụ các ngoại giao cấp cao của các nước Arab ký Hiệp ước Abraham bình thường hóa quan hệ với Israel. Do đó, nó còn được gọi là “Hội nghị Ngoại trưởng các nước ký Hiệp ước Abraham”.

Tại Hội nghị, các bên đã thảo luận về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế lớn, từ trọng tâm là thỏa thuận hạt nhân Iran, xung đột Israel-Palestine, tới mở rộng hợp tác an ninh, kinh tế, tăng cường chống khủng bố giữa các bên.

Dù được tổ chức bất ngờ và chưa mang nhiều hàm ý thực chất, song sự hiện diện của Mỹ và các nước Arab ký Hiệp ước Abraham, cùng mong muốn của Israel nhằm đưa sự kiện này thành diễn đàn thường niên khiến Hội nghị Negev vẫn tạo dấu ấn tích cực để củng cố, thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác tại Trung Đông hiện nay.

Trong khi đó, Iran cùng các bên liên quan đang nỗ lực thúc đẩy Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), hay thỏa thuận hạt nhân Iran.

Ngày 23/3, Ngoại trưởng Iran Amir-Adollahian cho biết, tất cả các bên tham gia đàm phán đã gần đạt được sự nhất trí để hồi sinh JCPOA. Tương tự, phát biểu tại Diễn đàn Doha, Qatar ba ngày sau đó, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cũng lạc quan về triển vọng này.

Về phần mình, ngày 4/2, Mỹ đã gỡ bỏ cấm vận với chương trình hạt nhân dân sự của Iran.

Hơn 1 tháng sau, Washington cũng cân nhắc đưa Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) khỏi danh sách trừng phạt, điều Tehran đã nhiều lần yêu cầu. Mặc dù còn một số vướng mắc giữa các bên, song đây chắc chắn là những tín hiệu tích cực cho quá trình đàm phán, nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran.

Các diễn biến trên cho thấy hòa bình, hợp tác đang ngày càng nổi trội và trở thành xu thế chủ đạo tại Trung Đông. Mong rằng xu thế tích cực này sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai, để hình ảnh “chảo lửa” Trung Đông mãi lùi vào quá khứ.

Thừa khả năng thay thế dầu và khí đốt Nga, lý do Iran thờ ơ với khách hàng châu Âu 'khát' năng lượng?

Thừa khả năng thay thế dầu và khí đốt Nga, lý do Iran thờ ơ với khách hàng châu Âu 'khát' năng lượng?

Cuộc chiến chớp nhoáng của Nga tại Ukraine và các cuộc đàm phán ở giai đoạn cuối nhằm khôi phục JCPOA ngày càng gắn kết ...

Thủ phạm vụ xả súng ở Israel là ai?

Thủ phạm vụ xả súng ở Israel là ai?

Đã có tổ chức đứng ra nhận trách nhiệm vụ xả súng ở Israel ngày 27/3 khiến 12 người thương vong.

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động