Không có cơ hội phát huy, tiến sĩ thật cũng thành... tiến sĩ giấy

Lấy dẫn chứng về sự sụt giảm trong chất lượng đào tạo tiến sĩ hiện nay, PGS. TS. Chu Cẩm Thơ (Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, đánh giá kết quả giáo dục - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết, có nhiều người học xong tiến sĩ, nhưng sau đó không có cơ hội phát huy nên rất lãng phí.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khong co co hoi phat huy tien si that cung thanh tien si giay Tuyển nhân tài hay theo vùng miền?
khong co co hoi phat huy tien si that cung thanh tien si giay Lối ra nào cho đào tạo tiến sĩ?

Thưa bà, có ý kiến cho rằng quy trình đào tạo tiến sĩ ở nước ta giống như một “lò ấp”. Bà nhận định như thế nào về ý kiến này?

Tại sao lại có sự so sánh giữa việc “đào tạo tiến sĩ” với “lò ấp”? Có lẽ do một số người nhìn vào chất lượng đào tạo tiến sĩ và cách thức đào tạo hiện nay ở một số ngành, một số cơ sở còn tồn tại nhiều vấn đề. Tiêu biểu như kiểu "đến hẹn lại lên" sau một quy trình đào tạo, nhiều nghiên cứu sinh cũng trở thành tiến sĩ mặc dù chưa có sự thay đổi nhiều về “chất”, đặc biệt là năng lực nghiên cứu khoa học.

Thực tế, ở nhiều ngành, nhiều cơ sở đào tạo, họ vẫn rất coi trọng chất lượng. Sản phẩm của những cơ sở này không hề thua kém quốc tế. Nhưng thực trạng hiện nay vẫn có một số cơ sở dễ dãi trong đào tạo, chất lượng không đồng đều. Có lẽ, vấn đề nằm ở đòi hỏi công tác quản lý, giám sát, đảm bảo chất lượng minh bạch và một môi trường học thuật để nghiên cứu khoa học và đào tạo tiến sĩ có cơ hội phát triển.

Vậy giải pháp có phải là tăng chất lượng đào tạo thay vì giảm số lượng?

Chúng ta hãy nên quan tâm đến chất lượng và làm thế nào để đảm bảo chất lượng. Ở đây không chỉ là chất lượng "đầu ra" của một tiến sĩ mà còn là môi trường để người có học vị tiến sĩ tiếp tục được làm việc, phát triển sau khi tốt nghiệp. Quá trình học nghiên cứu sinh chỉ là sự bắt đầu của việc học tập để nghiên cứu chuyên sâu.

Nhiều người học xong tiến sĩ, sau đó trong quá trình công tác, do không có cơ hội phát huy nên bằng tiến sĩ của họ trở thành... “giấy”. Điều này cho thấy, một mặt những tiến sĩ này đã không có được sự chủ động trong nghiên cứu – một phẩm chất cần có của một người nghiên cứu khoa học. Mặt khác, họ còn chịu tác động của những rào cản từ môi trường làm việc.

Tất nhiên, còn phải kể đến một số trường hợp, có học vị tiến sĩ nhưng lại không làm trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu. Điều đáng nói, con số này không hề nhỏ ở nước ta.

khong co co hoi phat huy tien si that cung thanh tien si giay
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ. (Ảnh: NVCC)

Vậy so với các nước trên thế giới và trong khu vực, số lượng tiến sĩ của Việt Nam là nhiều hay ít?

Tôi không có đủ số liệu để tiến hành so sánh về số lượng tiến sĩ của Việt Nam so với các nước trên thế giới và khu vực, nhưng nhìn vào những con số mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, chúng ta cũng có thể để rút ra vài điều. Chẳng hạn, số lượng giảng viên đại học ở Việt Nam là 72.792 người, trong đó 16.514 tiến sĩ (chiếm hơn 22%). Trong khi, quy định rằng số giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ ở một trường đại học phải từ 40% trở lên. Nếu tính tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ so với số lượng sinh viên 1,76 triệu (chưa đến 1%) thì chúng ta sẽ rất lo lắng cho chất lượng đào tạo đại học.

Nếu tiếp cận ở thành tựu khoa học, có thể thấy rằng, với số lượng tiến sĩ như hiện nay, chúng ta đáng lẽ phải có chất lượng nghiên cứu khoa học, công bố khoa học tốt hơn. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy rằng phải coi trọng hơn nữa việc xem xét cải thiện môi trường làm việc của các tiến sĩ để tạo ra chất lượng đào tạo và nghiên cứu.

Thời gian qua, dư luận có xôn xao về sai phạm trong việc phân công đội ngũ hướng dẫn nghiên cứu sinh vượt quá quy định nhiều lần. Theo PGS, điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến chất lượng của các luận án?

Trong đào tạo nghiên cứu sinh, việc quy định số nghiên cứu sinh được giao cho một thầy hướng dẫn (tùy vào học hàm, học vị, chẳng hạn nhiều cơ sở quy định một giáo sư được hướng dẫn cùng lúc không quá 5 nghiên cứu sinh) nhằm đảm bảo chất lượng của luận án. Do đó, nếu làm sai quy định này, đương nhiên chất lượng của luận án bị nghi ngờ.

khong co co hoi phat huy tien si that cung thanh tien si giay
Đào tạo tiến sĩ chất lượng là một thách thức không nhỏ. (Nguồn: Getty Images)

Theo bà, chúng ta có thể tham khảo những kinh nghiệm nào từ quốc tế?

Tôi là một người được đào tạo ở trong nước. Rất may, trong quá trình làm việc, tôi có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều người làm công tác đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài. Bạn bè, đồng nghiệp của tôi cũng có nhiều người trưởng thành từ những cơ sở đào tạo uy tín trên thế giới. Vì thế, tôi cũng được học hỏi và mở mang nhiều, giúp bản thân mình vận dụng kiến thức vào quá trình làm việc.

Từ thực tế này, tôi thấy chúng ta cần thay đổi môi trường và cách quản lý chất lượng đào tạo. Chẳng hạn, các cơ sở đào tạo cần phải công khai luận án, áp dụng các phần mềm hỗ trợ chống gian dối, đạo văn. Ngoài ra, các cơ sở phải tổ chức các sinh hoạt khoa học và đầu tư cho nghiên cứu khoa học mạnh mẽ hơn.

Hiện nay, chi phí đào tạo nghiên cứu sinh quá thấp, người học và người hướng dẫn không chủ động được nguồn kinh phí cũng như đầu ra của sản phẩm khoa học. Nếu đề tài nghiên cứu được tài trợ hoặc là một phần của những nghiên cứu lớn như quốc tế sẽ rất tốt, từ đó chất lượng hẳn sẽ nâng hơn.

Các nghiên cứu sinh vừa học, vừa làm nghiên cứu, môi trường, hệ thống hỗ trợ gần như không có, khiến họ rất vất vả. Sau khi tốt nghiệp, họ cũng không ứng dụng, phát triển được hướng nghiên cứu trong quá trình làm việc. Những điều này thực sự là rào cản không nhỏ cho việc đào tạo tiến sĩ hiện nay.

Xin cảm ơn bà!

khong co co hoi phat huy tien si that cung thanh tien si giay Tuyển nhân tài hay theo vùng miền?

Đó là câu hỏi của Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội) sau những tranh cãi xung quanh ...

khong co co hoi phat huy tien si that cung thanh tien si giay Cứ đi rồi đến!

Đã đi và đến thật. Nhưng với Tiến sĩ Chu Đình Tới - học giả sau tiến sĩ Marie Curie của Liên minh châu Âu ...

khong co co hoi phat huy tien si that cung thanh tien si giay Chương trình giáo dục phổ thông mới: Cần sự "thay máu" triệt để

Nhận định về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung cho rằng có những điểm khá gần gũi với ...

Nguyệt Anh (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh ...
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo ...
Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động