TIN LIÊN QUAN | |
Bình đẳng giới từ ngay trong mỗi gia đình | |
Cha mẹ là những "nhà giáo không cầm phấn" |
Đọc một số vấn đề xã hội được đưa vào đề kiểm tra, đề thi trong những năm gần đây, tôi nhận thấy đó là một phương pháp hay, giúp học sinh được chia sẻ quan điểm cá nhân của mình một cách tự do.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, đề thi mở sẽ mở như thế nào? Trước khi ra đề thi "mở", học sinh đã được chuẩn bị để trả lời những câu hỏi về tham nhũng, báo hiếu hay chưa? Nói một cách dễ hiểu, lứa tuổi học sinh đã nhìn nhận thế nào là "tham nhũng" và tham nhũng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của đất nước? Thứ hai, các em đã hiểu thế nào là khái niệm "hiếu" và "báo hiếu" trong văn hóa Việt Nam và thế giới? Trên hết, tôi thấy quan trọng nhất vẫn là phương pháp dạy trẻ về đạo đức và nhân cách sống. Như vậy để thấy rằng, ra đề thi ra sao rất quan trọng để trẻ vừa được thể hiện chính kiến của mình nhưng không bị lệch lạc trong nhận thức cũng như lối sống.
Trường học là nơi chuẩn bị cho các em hành trang vào đời. Vì thế, để bắt nhịp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như hội nhập quốc tế, các bạn trẻ cần phải tự chuẩn bị kiến thức vững vàng cùng với kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với hiểm nguy.
Cùng với nhà trường, gia đình phải có nhiệm vụ hỗ trợ các em xây dựng bảng giá trị đúng đắn, để các em có thể đánh giá, chọn lựa thái độ và cách sống cho chính mình. Vì thế, việc đưa những đề tài xã hội vào đề thi đối với tôi là việc làm cần thiết. Vấn đề là cách làm như thế nào, đã có sự chuẩn bị chu đáo, khoa học hay chưa?
Tiến sĩ Lê Nguyên Phương. (Ảnh: NVCC) |
Theo nhiều người quan niệm, đề thi phải có tính văn hóa và giáo dục cao, nhưng chúng ta cũng cần phải định nghĩa “văn hóa và giáo dục cao” như thế nào cho đúng? Áp đặt một tiêu chuẩn và kiểu mẫu nào đó mà một thời chúng ta ca tụng và đi theo có phải là văn hóa cao?
Ví dụ, đề thi "tham nhũng để báo hiếu" ở một trường áp dụng vừa qua vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Tôi nghĩ, với đề thi này phải viết lại cho cụ thể và không mang tính gợi ý, để học sinh khi làm bài không bị dẫn dắt vào một hướng trả lời nào đó, không bị áp đặt vào quan điểm của người khác.
Với đề thi kiểu này, tôi nhận thấy tuy sáng tạo nhưng vẫn còn mắc lỗi, có lỗ hổng. Thứ nhất, "hối lộ" và "tham nhũng" là hai hành động có tương quan nhưng vẫn khác nhau. Thứ hai, "lấy tiền báo hiếu" cụ thể là hành động gì?
Chẳng hạn, chúng ta có thể viết: “Có người nhận một số tiền lớn để xây cho cha mẹ một ngôi nhà gọi là báo hiếu. Em ủng hộ hay chống lại hành vi trên? Hãy phân tích, đánh giá và đưa ra luận cứ để bảo vệ quan điểm của em”.
Nhiều học sinh thích thú khi làm bài thi "mở". (Nguồn: Tuổi trẻ) |
Ngoài ra, đề thi ấy đã đưa ra sẵn duy nhất một hướng để học sinh đánh giá là việc ấy “có hợp lý” hay không? Nếu các em học sinh lâu nay ở trong một môi trường giáo dục “đoán ý thầy cô để được điểm tốt” và quen lối tư duy một chiều, e rằng các em đã được khéo léo gợi ý, được "mớm" ý qua đề văn này. Vì vậy, đề thi nên có sự cải tiến, để trẻ tự nói ra quan điểm của mình.
Soạn một đề văn ngắn ngủi quả thật cũng không dễ dàng và cần một cái nhìn sâu sắc và cách diễn đạt chuẩn. Theo tôi, có một số câu hỏi làm tiêu chuẩn để áp dụng cho việc chọn lọc và chuẩn bị đề thi.
Thứ nhất, bảng phân loại cấp độ tư duy của đề thi đã hợp lý chưa? Tức là mức độ đề thi dễ, khó phải phù hợp với lứa tuổi học sinh. Chúng ta không thể tham vọng để trẻ cấp hai phải làm những đề thi gắn với những vấn đề quá lớn, quá rộng (chỉ dành cho học sinh cấp ba).
Thứ hai, nội dung đề thi có phù hợp với trình độ phát triển tâm lý, đặc biệt là nhận thức của học sinh cấp và lớp đó không? Nội dung câu hỏi có phù hợp với chương trình học tập tại trường của học sinh không, chẳng hạn sách giáo, giáo án, trình độ giáo viên?.
Thứ ba, đề thi nhắm tới việc xây dựng những giá trị nào cho học sinh?
Thứ tư, đề thi có được soạn rõ ràng, không mập mờ, không mang tính gợi ý, định hướng trước, để không làm học sinh rối trí hay bị dẫn vào một hướng trả lời nào đó?
Cuối cùng, đáp án có được soạn thảo để đánh giá đúng những tiêu chuẩn nêu trên không?
Từ góc độ cá nhân, tôi nhận thấy việc soạn thảo câu hỏi trong đề thi làm sao để vừa “mở” nhưng phải tránh tình trạng trẻ bị lệch lạc trong nhận thức cũng như nhân cách sống của mình.
Sáng 11/12, học sinh khối lớp 8, khối lớp 9 trên địa bàn quận 3, TP.HCM làm bài kiểm tra cuối học kỳ một năm học 2017-2018 môn giáo dục công dân. Trong đó có câu: "Hiện nay trong xã hội có những người dùng tiền thu lợi từ việc mua bán hàng gian, hàng giả; từ việc tham những, nhận hối lộ…để đem về phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ già. Họ nghĩ đó là cách để "báo hiếu" với cha mẹ của mình. Theo em, việc làm trên thể hiện lòng hiếu thảo có hợp lý không? Vì sao? Em hãy liên hệ với bản thân mình bằng những việc nên làm và việc không nên làm để báo hiếu với cha mẹ ngay ở hiện tại và cả tương lai". Đề còn có câu hỏi nói về việc đóng góp của cải, vật chất cho cách mạng của gia đình cụ Trịnh Văn Bô. "Em hãy viết đoạn văn từ 7-10 câu nêu lên suy nghĩ của mình về việc làm của ông bà cụ (Trịnh Văn Bô) cùng gia đình và bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà", đề yêu cầu (Nguồn: Báo Tuổi trẻ TP. HCM). |
Hội nghị bàn tròn Việt - Nga về hợp tác khoa học, kỹ thuật và giáo dục Sáng nay (15/12) tại Hà Nội diễn ra Hội nghị bàn tròn về hợp tác trong lĩnh vực khoa học và giáo dục. Hội nghị ... |
Cha mẹ là những "nhà giáo không cầm phấn" Chia sẻ với TG&VN nhân dịp 20/11, Thạc sĩ Lê Thị Lan Anh (Viện trưởng Viện Giáo dục IEDV) cho rằng, gia đình chính là ... |
Hãy giúp trẻ tìm thấy... chính mình Bố mẹ thông minh hay giáo viên giỏi, thực ra chỉ là người phát hiện, sàng lọc, mài giũa. Mỗi đứa trẻ đều là một ... |