Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc:

Không phải ông Trump, Tổng thống Mỹ Biden mới là đối thủ đáng sợ của ông Tập

Minh Anh
TGVN. Với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, những động thái cũ của chính quyền ông Donald Trump có thể không đáng lo ngại bằng những kế hoạch mới của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tác giả của cuốn "Nhật Bản hóa: Thế giới có thể học được gì từ những thập kỷ đã mất của Nhật Bản", nhà báo William Pesek mới đây đưa ra nhận định, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch ra kế hoạch 5 năm mới nhất nhằm thống trị nền kinh tế toàn cầu, "ông ta sẽ thấy rất nhớ vị Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump một cách tuyệt vọng".

PHÂN TÍCH CỦA BÁO TG&VN

Giải mã 8 trọng tâm đối ngoại của Mỹ. Nửa định hướng, nửa ưu tiên
Không phải ông Trump, Tổng thống Mỹ Biden mới là đối thủ khiến ông Tập phải lo ngại. (Nguồn: AP)
Ông Tập Cận Bình và ông Joe Biden tại Los Angeles, Mỹ, tháng 2/2012. (Nguồn: AP)

Cho nền kinh tế Mỹ “tập gym”

Chắc chắn không thích những thách thức về thuế quan, lệnh cấm doanh nghiệp hay những dòng tweet ác ý từ Nhà Trắng, nhưng ông Tập Cận Bình đã không bỏ lỡ 4 năm qua.

Còn giờ đây, điều tối quan trọng với Bắc Kinh và cũng đang khiến ông Tập Cận Bình phải lo ngại chính là những điều mà người tiền nhiệm của đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không làm. Những động thái cũ của chính quyền ông Trump có thể không đáng lo ngại bằng những kế hoạch mới của ông Biden.

Khi cựu Tổng thống Donald Trump đùa giỡn với các cuộc chiến thương mại kiểu những năm 1980, khiến nền kinh tế đi xuống và đẩy nước Mỹ vào thế yếu hơn xét trên khía cạnh cạnh tranh. Thay vì xây dựng sức mạnh kinh tế và đổi mới ở quê nhà, ông Trump đã tìm cách đánh bại đối thủ bằng cách ngăn chặn và mặc nhiên cho rằng, mình đã chiến thắng.

Ngược lại, ông Joe Biden có một quan điểm khác với người tiền nhiệm. Vị Tổng thống Mỹ thứ 46 đang chuẩn bị cho nền kinh tế lớn nhất thế giới “tập gym” và bắt tay thực hiện kế hoạch 5 năm.

Bước đầu tiên là đánh bại dịch Covid-19, thúc đẩy mạnh mẽ chương trình tiêm vaccine toàn dân và tiếp theo là nỗ lực đẩy nhanh chương trình kích thích kinh tế khủng chưa từng có, trị giá 1.900 tỷ USD.

Cách làm khác khiến Bắc Kinh phải lo ngại

Sẽ có một khởi đầu tốt nếu những vết thương do dịch Covid-19 được chữa lành đầu tiên.

Kế hoạch tiếp theo của ông Biden là đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng, thắt chặt các yêu cầu mua sắm chính phủ, loại bỏ Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng và tăng cường thực thi chống độc quyền - điều khiến Bắc Kinh phải tạm dừng “tấn công” và làm khó các nhà đầu tư.

Bởi dù cần kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đến mức nào, Mỹ vẫn phải cạnh tranh thực sự với quốc gia đông dân nhất thế giới.

Về kế hoạch xoay trục sang châu Á, nhiệm kỳ tổng thống 2009-2017 của ông Barack Obama chủ yếu dành để giải quyết hậu quả từ cuộc suy thoái kinh hoàng Lehman năm 2008. Trước đó, những năm 2001-2009, cựu Tổng thống George W. Bush lại bị chi phối bởi các cuộc chiến tranh ở Trung Đông, chứ không phải Trung Quốc.

Cựu Tổng thống Obama đã thử sức với khả năng kêu gọi hợp tác đa phương. Kết quả là, quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà ông tập trung thúc đẩy từng là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Một nhóm 12 quốc gia, chiếm 40% GDP toàn cầu với mục tiêu trở thành đối trọng với nền kinh tế đông dân nhất thế giới.

Tuy nhiên, ông Trump đã làm cho năm 2017 của ông Tập trở nên “rất tuyệt vời”, bằng cách rút Washington ra khỏi thỏa thuận TPP ngay khi ông lên nắm quyền tại Nhà Trắng.

Chủ tịch Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong năm ngoái khi lấp đầy khoảng trống của nước Mỹ bằng Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) gồm 15 quốc gia, mà trong đó tầm ảnh hưởng của Trung Quốc khó mà phủ nhận.

Hiện tại, tân Tổng thống Biden có thể đặt vấn đề trở lại với TPP và phát triển vị thế thành viên của mình hay không còn chưa rõ. Nhưng kế hoạch được ông Biden triển khai có vẻ đang đưa nước Mỹ trở lại đường đua đúng nghĩa.

Nền kinh tế Mỹ đã quay trở lại với mục tiêu tăng năng suất, tăng cường giáo dục và nâng cấp cơ sở hạ tầng lạc hậu, từ lưới điện, viễn thông đến đường sắt cao tốc, đồng thời thúc đẩy giảm lượng khí thải, carbon.

Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các kế hoạch mới của nước Mỹ - bắt tay với Nhật Bản, Hàn Quốc… và các đồng minh công nghệ cao khác để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và mạnh mẽ cho chip bán dẫn và các sản phẩm chiến lược khác. Và hơn hết, các kế hoạch mới đều lấy mục tiêu ít phụ thuộc hơn vào nền kinh tế thứ hai thế giới.

Không ngạc nhiên khi Trung Quốc bác bỏ những nỗ lực trên. Bắc Kinh từng cho rằng, các nỗ lực để tách rời các chuỗi cung ứng từ chíp bán dẫn, pin dung lượng lớn, dược phẩm và các vật liệu trọng yếu như đất hiếm ra bên ngoài Trung Quốc là không thực tế.

Tuy nhiên, có thể những nhận định trên chỉ đúng trong thời gian trước khi ông Biden lên nắm quyền. Mọi việc nay đã khác khi hợp tác đa phương đã trở lại Nhà Trắng.

Phân tích trên tờ Nikkei, nhà báo William Pesek cho rằng, ít nhất trong kỷ nguyên Biden, Mỹ và Trung Quốc có thể cạnh tranh nhiều hơn là cãi nhau. Trong “thế giới của ông Trump” có tồn tại một khái niệm gọi là “đầu hàng”. Nhưng trên thực tế, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc và tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không thể bị khuất phục bằng thuế đánh vào hàng hóa, hay nỗ lực bóp nghẹt những gã khổng lồ công nghệ như Huawei Technologies, Ant Group hay Tencent Holdings.

Tổng thống Joe Biden đã chọn một cách khôn ngoan là tìm cách đưa nước Mỹ trở lại cuộc đua công nghệ cho năm 2025 và hơn thế nữa.

Trước đó, trong khi cựu Tổng thống Donald Trump mang nhiên liệu hóa thạch trở lại nền kinh tế, thì Trung Quốc của ông Tập đã tranh thủ thời cơ đầu tư hàng nghìn tỷ USD để sở hữu tương lai của hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, tiền tệ kỹ thuật số, xe điện, tiến bộ mạng thế hệ thứ năm (5G), năng lượng tái tạo, robot, chất bán dẫn và khai thác các kỳ lân công nghệ để biến Thung lũng Silicon ở phía Đông thành hiện thực.

Không giống như ông Trump, ông Biden muốn chi hàng trăm tỷ USD và khởi đầu là 300 tỷ USD, cho nghiên cứu và phát triển mới ngành công nghệ Mỹ, nhằm duy trì vị trí dẫn đầu.

Tuy nhiên, ông ấy sẽ phải đặt ra bài toán hiệu quả nhất, để có thể vượt qua kết quả 4 năm mà ông Tập và đội ngũ của mình đã có được.

Về phía ông Tập, Trung Quốc cũng có những mối ràng buộc và phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh hiện đã quyết đặt cược vào các công nghệ mới, từ sinh học, xe điện và chip máy tính… với mục tiêu dần rời bỏ sự phụ thuộc vào doanh nghiệp Mỹ như Intel, Nvidia và Qualcomm.

Tương lai vẫn còn đang ở phía trước, cuộc cạnh tranh thực sự giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mới chỉ bắt đầu.

TIN LIÊN QUAN
Giá vàng hôm nay 7/3: Vàng hết cửa tăng, giải mã lý do có thể xuống 1.600 USD/ounce
Giá vàng hôm nay 6/3: Tin xấu dồn dập, vàng xuống đáy 9 tháng
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng trên 6% cho năm 2021
Kinh tế Mỹ đang bùng cháy?
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (26/2-4/3): Quan hệ Mỹ-Trung sẽ cải thiện trong thời gian tới, Vinfast của Việt Nam mở nhà máy tại Mỹ

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Đại sứ quán khẳng định luôn nỗ lực sát cánh cùng cộng đồng người Việt, ủng hộ các hoạt động cộng đồng, làm tốt công tác bảo hộ công dân.
Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đối với Trung Đông, dữ liệu là nguồn dầu mỏ mới, theo Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef Al Otaiba.
Việt Nam hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ

Việt Nam hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ

Đại diện nhiều nước thành viên Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ (APG) đánh giá cao công tác điều hành của Việt Nam.
Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

IMF đánh giá, tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển rất đa dạng.
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế và dân số để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế và dân số để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Từ ngày 29-30/4, tại trụ sở LHQ đã diễn ra Khóa họp lần thứ 57 Ủy ban Dân số và Phát triển của Hội đồng Kinh tế - Xã hội ...
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng 'không hồi kết', nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' của thị trường cà phê...
Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm hơn 1 USD, chịu tác động bởi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Cairo, Ai Cập.
Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Phiên bản di động