Khủng hoảng ngoại giao Qatar: Vì đâu nên nỗi?

Việc các quốc gia vùng Vịnh đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar được cho là nhằm buộc quốc gia này điều chỉnh chính sách đối ngoại khác biệt của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khung hoang ngoai giao qatar vi dau nen noi Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Ai Cập trục xuất Đại sứ Qatar
khung hoang ngoai giao qatar vi dau nen noi Mỹ hối thúc giải quyết bất đồng giữa các nước vùng Vịnh và Qatar

Ngày 5/6, Saudi Arabia, UAE, Yemen, Bahrain và Ai Cập đã đột ngột tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Doha, tố cáo quốc gia vùng Vịnh này tài trợ cho Iran. UAE còn ấn định cho các nhà ngoại giao Qatar 48 giờ để thu dọn hành lý rời khỏi đất nước. Một số nước thậm chí còn tuyên bố cắt toàn bộ các tuyến đường giao thông - vận tải với Qatar, trong khi liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen đã loại Qatar ra khỏi hàng ngũ của mình.

khung hoang ngoai giao qatar vi dau nen noi
Qatar đã bị các quốc gia vùng Vịnh đồng loạt tẩy chay (Trong ảnh: Tổng Thư ký và Ngoại trưởng các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - GCC). (Nguồn: ArabTimes)

Tuy nhiên, mọi chuyện có lẽ không chỉ có vậy. Tờ Foreign Policy nhanh chóng đặt câu hỏi: “Liệu căng thẳng ngoại giao mới liên quan đến Qatar có tạo nên Bức tường Lớn tiếp theo?”, đồng thời cho rằng đây là thời cơ để các cường quốc Sunni tại vùng Vịnh đối đầu với Iran. Hãng tin AFP dẫn lời giới phân tích cho rằng Saudi Arabia và UAE đang tận dụng cơ hội từ sau chuyến công du của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới khu vực để tìm cách cô lập Qatar. 

Chính sách khác biệt

Qatar, quốc gia giàu khí đốt, từ lâu đã thể hiện sự độc lập nhất định trong chính sách đối ngoại của mình. Doha cũng phủ nhận tuyên bố của người đứng đầu nước này về việc ủng hộ Iran và đặt dấu hỏi về sự thù địch của Washington với Tehran. Qatar cho rằng tin tặc đã tấn công trang mạng của hãng thông tấn Al-Jareeza và đăng tải các thông tin sai lệch về phát biểu của Tiểu Vương Tamim bin Hamad Al-Thani sau khi ông Trump tới Saudi Arabia - nước láng giềng của Qatar. Những bình luận này bị xem như cú tát nhằm thẳng vào Riyadh và Abu Dhabi, hai chính quyền dòng Hồi giáo Sunni vốn rất hoan nghênh ông Trump và lập trường cứng rắn của ông nhằm vào Iran - nước có phần đông là cộng đồng người Hồi giáo Shiite. 

Nhà nghiên cứu Adam Baron, làm việc tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu bình luận: “Sự kiện này đánh dấu mức căng thẳng chưa từng có trong nội bộ Tổ chức Hợp tác vùng Vịnh (GCC)”. Theo ông Baron, chính lập trường và chính sách độc lập vốn có của Qatar đã khiến các nước láng giềng tức giận, nhất là Saudi Arabia và UAE, hai nước không hài lòng về mối quan hệ của Qatar với tổ chức Anh em Hồi giáo (MB). 

Tạp chí Foreign Policy đánh giá Riyadh cho rằng Qatar đã để cho chủ nghĩa Wahhabi - học thuyết Hồi giáo của Taliban - phát triển tự do và trở thành nhân tố gây bất ổn khu vực. Trong khi đó, Qatar - quốc gia đã có những sự nới lỏng nhất định với người Hồi giáo, chẳng hạn như cho phép phụ nữ lái xe hay người nước ngoài tới đây được sử dụng đồ uống có cồn - lại chỉ trích Saudi Arabia vì đã "tô vẽ" chủ nghĩa Wahhabi một cách xấu xí và sai lệch.

Qatar cũng là quê hương của cựu thủ lĩnh Hamas Khaled Meshaal, người từng phải sống lưu vong vài năm tại Doha. Quốc gia này cũng bị chỉ trích vì ủng hộ quân nổi dậy Hồi giáo tại Syria và vào năm 2013, lực lượng Taliban ở Afghanistan từng mở một văn phòng tại thủ đô Doha.

Hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia Andreas Krieg, hiện làm việc tại Ban Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Trường King’s London (Anh), cho rằng sau khi ông Trump kêu gọi cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, Thái tử thứ hai của Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Thái tử UAE Mohammed bin Zayed cảm thấy “cần phải có những hành động mạnh mẽ hơn để kiềm chế các lực lượng này”. Theo ông Krieg, lãnh đạo hai quốc gia này cùng có chung quan điểm cho rằng Hồi giáo chính trị là mối nguy đối với “mục tiêu xây dựng một xã hội tự do đủ sức cạnh tranh với Mỹ”. 

khung hoang ngoai giao qatar vi dau nen noi
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ với Quốc Vương Saudi Arabia Salman trong chuyến thăm Trung Đông hồi tháng 5. (Nguồn: The New York Times)

Jane Kinninmont, nhà nghiên cứu kỳ cựu của Viện nghiên cứu chiến lược Chatham House (London) nhận định, những căng thẳng hiện nay không hẳn là bởi “những gì mà Qatar làm gần đây”, mà xét trong bối cảnh Riyadh và Abu Dhabi đang thúc đẩy quan hệ với Chính quyền Trump, hành động chống lại Qatar dường như “là một nỗ lực để chớp lấy thời cơ”.

Tiến thoái lưỡng nan

Nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore James Dorsey thì cho rằng quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao của các nước vùng Vịnh ngày 5/6 là một “chiến dịch do Saudi Arabia và UAE dẫn đầu nhằm cô lập Qatar và sâu xa hơn là nhằm vào Iran”. Ông Dorsey chỉ rõ, chiến dịch này nhằm buộc các nước ngoài khối Arab phải lựa chọn xem họ đứng về bên nào và “thuyết phục Chính quyền Trump gây áp lực với Qatar bởi quốc gia này không cùng chung quan điểm phản đối Iran, cũng như mối quan hệ của nước này với các nhóm phiến quân và Hồi giáo”. 

Tờ South China Morning Post cũng cho rằng chiến dịch cô lập Qatar của Saudi Arabia và UAE sẽ không chỉ tác động tiêu cực tới chính Doha, mà còn đẩy một số quốc gia khác ngoài Arab vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Căng thẳng ngoại giao hiện nay có thể buộc các quốc gia này phải lựa chọn một bên để ủng hộ, phải tìm cách vừa duy trì quan hệ, vừa tránh bị dính líu vào những cuộc xung đột âm ỉ cháy ở Trung Đông.

Lấy một ví dụ cụ thể, sáng kiến “Vành đai và Con đường” mà Trung Quốc ra sức thúc đẩy đang đối mặt với nhiều nguy cơ, trong bối cảnh cuộc chiến giữa Saudi Arabi và Iran tại vùng Balochistan - một khu vực trọng yếu tại Pakistan và là mắt xích quan trọng trong sáng kiến này, có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian tới.

Tờ báo cũng dẫn lời ông Dorsey cho rằng việc các nước GCC đình chỉ quan hệ ngoại giao với Qatar sẽ càng khiến những nỗ lực của Trung Quốc nhằm cân bằng chính sách Trung Đông để đối phó với Mỹ trở nên khó khăn hơn, nhất là nếu Washington thực sự muốn hậu thuẫn Saudi Arabia và UAE. 

khung hoang ngoai giao qatar vi dau nen noi Một loạt quốc gia vùng Vịnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar

Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ngày 5/6 đã thông báo cắt đứt quan hệ ngoại ...

khung hoang ngoai giao qatar vi dau nen noi Mỹ siết chặt thủ tục cấp thị thực cho khách du lịch

Chính phủ Mỹ đã bắt đầu triển khai thủ tục an ninh mới trong việc cấp thị thực, theo đó một số du khách khi ...

khung hoang ngoai giao qatar vi dau nen noi Trung Đông: Đấu trường cạnh tranh giữa Mỹ - Pháp?

Mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo “mới vào nghề” - tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đương kim Tổng thống Mỹ Donald ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng ngoại giao Qatar

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động