TIN LIÊN QUAN | |
Khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh là do tin tặc | |
Căng thẳng vùng Vịnh: Đức kêu gọi "đối thoại nghiêm túc" |
Trước đó, Hãng thông tấn nhà nước QNA của Qatar ngày 9/9 cho biết, dưới sự điều phối của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Hoàng Thái tử kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã có cuộc điện đàm với Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani. Hai bên đều nhấn mạnh đối thoại là giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao, nhằm đảm bảo sự đoàn kết và ổn định của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).
Hội nghị thượng đỉnh Arab diễn ra ngày 12/9 tại Cairo (Nguồn: AP) |
Hãng thông tấn nhà nước SPA đưa tin Quốc vương Qatar bày tỏ mong muốn tiến hành đối thoại và thảo luận về các yêu cầu của bốn nước Arab để đảm bảo lợi ích của các bên. Tuy nhiên ngay sau đó, SPA đã ra thông báo thứ hai cho biết nước này bác bỏ thông tin của QNA, khẳng định cuộc điện đàm diễn ra sau khi Qatar yêu cầu được đối thoại với bốn nước láng giềng Arab gồm Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Theo SPA, Saudi Arabia quyết định đình chỉ đối thoại/liên lạc với giới chức ở Qatar cho tới khi một tuyên bố rõ ràng được đưa ra nhằm làm sáng tỏ quan điểm của Saudi Arabia trước công luận.
Dẫu vậy, chỉ vỏn vẹn hai ngày sau, quốc gia này đã có giọng điệu mềm mỏng hơn nhiều. Trong họp báo chung với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov ngày 10/9, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Adel al-Jubeir mong muốn có thể tổ chức đối thoại trực tiếp với phía Qatar. Tất nhiên, điều này chỉ xảy ra khi Qatar đáp ứng yêu cầu mà bốn nước vùng Vịnh đưa ra. Ông al-Jubeir nhận định: “Chúng tôi muốn rõ ràng về vị trí của Qatar và sự nghiêm túc trong việc tìm ra giải pháp cho khủng hoảng”.
Nếu như cuộc điện đàm ngày 9/9 là lần liên lạc công khai đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao, thì việc Saudi Arabia dẹp tan những nghi ngờ còn tồn tại và bày tỏ thiện chí, “mở đường” cho Qatar tham gia đàm phán là dấu hiệu vô cùng tích cực. Quốc gia này vẫn cho thấy họ không hề bỏ lỡ cơ hội bắt đầu quá trình hòa giải của hai bên, khi một lần nữa kêu gọi Qatar thể hiện nỗ lực chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất khu vực.
Đáp lại thiện chí từ Riyadh, ngày 11/9, trong cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani cho biết Qatar sẵn sàng tham gia đàm phán với các nước Arab trong khu vực, trên các nguyên tắc không vi phạm pháp luật quốc tế và tôn trọng chủ quyền mỗi nước. Đây có thể coi là những nỗ lực đầu tiên của hai bên hướng tới tìm kiếm biện pháp hòa giải thỏa đáng.
Tuy nhiên, hai bên cũng cần chấm dứt những cuộc đấu khẩu không hồi kết, như tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab ngày 12/9 giữa Bộ trưởng Nhà nước về Đối ngoại Sultan bin Saad al-Muraikhi và Đặc phái viên của Saudi Arabia Ahmed al-Kattan về vấn đề Iran.
Hi vọng rằng, những quốc gia anh em ở khu vực vùng Vịnh sẽ sớm gạt bỏ những bất đồng còn tồn tại, tháo gỡ cuộc khủng hoảng “cực chẳng đã” kéo dài hơn ba tháng qua.
Thổ Nhĩ Kỳ và bàn cờ Trung Đông Ankara sẽ cần nhiều hơn một chuyến thăm để có thể xoay chuyển thế cờ trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh hiện nay. |
Các nước vùng Vịnh gia hạn "thời hạn chót" với Qatar Thời gian gia hạn là 48 giờ nữa, trong bối cảnh thời hạn đó đã chính thức kết thúc trong đêm 2/7, theo giờ địa ... |
Malaysia tích cực tháo gỡ khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh Theo thông tin tại Kuala Lumpur, ngày 29/6, Bộ Ngoại giao Malaysia ra tuyên bố khẳng định nước này liên hệ thường xuyên với tất ... |