Khủng hoảng ở biên giới Belarus - Ba Lan: EU gặp khó

Minh Vương
Những gì đang diễn ra ở biên giới Belarus - Ba Lan cho thấy câu chuyện người di cư đã và đang là vấn đề nhức nhối của Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Biên giới Belarus - Ba Lan đã trở thành tâm điểm của châu Âu những ngày vừa qua, sau khi hàng chục nghìn người di cư Trung Đông mắc kẹt tại khu vực này. Họ đối mặt với tình trạng thiếu thốn lương thực, thuốc men, nơi ở và tính mạng thường xuyên bị đe dọa.

Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) chưa thể tìm ra câu trả lời cho bài toán cấp bách này. Tại sao lại như vậy?

(11.18) Câu chuyện biên giới Belarus-Ba Lan đang là vấn đề nhức nhối với EU. (Nguồn: AP)
Câu chuyện người di cư tại biên giới Belarus-Ba Lan đang là vấn đề nhức nhối với EU. (Nguồn: AP)

Hai kịch bản

Trước hết, Ba Lan, Lithuania và Latvia cùng EU cáo buộc Belarus đã đưa người di cư tới khu vực biên giới nhằm gây ra một cuộc khủng hoảng di cư mới, đáp trả lệnh trừng phạt của EU với chính quyền Tổng thống Alexander Lukashenko.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen nhận định cùng với lời đe dọa về cắt giảm năng lượng tới châu Âu, Minsk đang triển khai “chiến tranh hỗn hợp” với EU. Đâu là câu trả lời của EU?

Đầu tiên, trong trường hợp EU quyết định tiếp nhận người di cư, khối có thể đối mặt với phản ứng mạnh từ phía Ba Lan và các nước Đông Âu, vốn có lập trường cứng rắn trong vấn đề này.

Ngay sau khi số lượng người tại biên giới với Belarus tăng đột biến, Warsaw đã nhanh chóng điều động 20.000 binh sĩ và cảnh sát tới đây, ban bố tình trạng khẩn cấp để ngăn người di cư tràn vào lãnh thổ. Thậm chí, ngày 15/11, Bộ Nội vụ Ba Lan tuyên bố sẽ chi 407 triệu USD để xây dựng bức tường dài 180 km dọc biên giới để ngăn dòng người di cư, dự kiến hoàn tất vào đầu năm sau.

Ngày 15/11, Latvia, thành viên khác của EU, triển khai 3.000 binh sĩ tập trận gần biên giới với Belarus từ ngày 13/11-12/12. Phát biểu với truyền thông, Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Artis Pabriks nói: “Chúng tôi không loại trừ khả năng một phần của những nhóm (di cư) này sẽ di chuyển xa hơn về phía Bắc và có thể đến biên giới Latvia. Chúng tôi đã sẵn sàng cho điều đó”.

Ba Lan đã nhiều lần phản đối hạn ngạch phân bổ người di cư của EU, thậm chí còn đóng cửa biên giới và từ chối tiếp nhận, đối xử với người di cư theo quy chuẩn chung của khối. Động thái cứng rắn của nước này trước dòng người di cư cho thấy quan hệ giữa Warsaw và phần còn lại của khối sẽ rạn nứt nghiêm trọng. Thậm chí, nếu EU buộc Ba Lan nhận người di cư, Polexit có thể xảy ra.

Đây là điều EU không hề mong muốn bởi nó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới đoàn kết nội khối, vốn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự kiện Brexit và chia rẽ về lợi ích giữa các nước thành viên, trong bối cảnh nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel, chuẩn bị từ giã chính trường Berlin và châu Âu.

Trong trường hợp EU quyết định tiếp nhận người di cư, khối có thể đối mặt với phản ứng mạnh từ phía Ba Lan và các nước Đông Âu, vốn có lập trường cứng rắn về vấn đề này.

Thêm vào đó, kịch bản này có thể tác động tiêu cực tới vị thế của EU trong quan hệ với Belarus, đặc biệt sau khi khối vừa áp đặt thêm một đợt trừng phạt với hàng loạt quan chức và công ty thuộc chính quyền Tổng thống Alexander Lukashenko. Từ đó, Minsk sẽ coi sự thỏa hiệp của châu Âu là một chiến thắng và có thể triển khai thêm các chính sách gây áp lực để dỡ bỏ trừng phạt hiện nay.

Đáng ngại hơn, nó có thể để lại tiền lệ xấu cho các quốc gia láng giềng khác mong muốn tìm kiếm lợi ích từ EU thông qua sự nhượng bộ của khối trong vấn đề người di cư.

Tuy nhiên, kịch bản từ chối tiếp nhận người di cư ở biên giới Belarus - Ba Lan cũng để lại nhiều hệ quả không mong muốn với EU. Quyết định này có thể phù hợp với xu thế chung tại nhiều nước châu Âu trong vấn đề người di cư.

Song mặt khác, nó sẽ tác động tiêu cực tới hình ảnh EU, đi ngược lại giá trị về quyền con người phương Tây nói chung và châu Âu nói riêng hằng theo đuổi.

Một lối ra

Trong bối cảnh đó, giải pháp được châu Âu nói riêng và các bên nói chung lựa chọn là cố gắng đưa người di cư hồi hương. Hiện phương án này được coi là biện pháp khả thi nhất với sự vào cuộc của Iraq, quê hương của phần lớn người di cư đang mắc kẹt tại biên giới Belarus - Ba Lan.

Theo Bộ Ngoại giao Iraq, ngày 18/11, Baghdad sẽ điều chuyến bay đầu tiên tới biên giới Belarus - Ba Lan để hồi hương công dân tìm cách vào châu Âu. Tuần qua, nước này đã tạm dừng các chuyến bay thẳng tới Belarus liên quan đến khủng hoảng người di cư. Đại sứ quán Iraq tại Moscow và Warsaw đang phối hợp hồi hương công dân ở biên giới Belarus - Ba Lan có nguyện vọng về nước.

(11.18) Iraq dự kiến sẽ triển khai chuyến bay đầu tiên tới Belarus trong ngày 18/11 để hồi hương các công dân có nguyện vọng. (Nguồn: ShutterstocK)
Iraq dự kiến triển khai chuyến bay đầu tiên tới Belarus trong ngày 18/11 để hồi hương các công dân có nguyện vọng. (Nguồn: Shutterstock)

Hiện đề xuất này vẫn nhận được sự ủng hộ của Belarus. Ngày 11/11, trả lời về khả năng Belarus đàm phán vấn đề hồi hương người di cư với EU và Liên hợp quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Belarus Anatoly Glaz nêu rõ: “Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đối thoại trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để giải quyết bất kỳ vấn đề nào, kể cả vấn đề nhạy cảm. Nếu cần, chúng tôi sẵn sàng nhắc lại quan điểm này một lần nữa”.

Tuy nhiên, theo Warsaw, dù nhiều người di cư đã tình nguyện hồi hương, song còn tới 4.000 người, hầu hết mắc nợ vì vay tiền sang châu Âu, vẫn tập trung ở biên giới để tới Ba Lan. Kết quả của lựa chọn trên cũng phụ thuộc vào quá trình triển khai và sự phối hợp bất đắc dĩ giữa Belarus và EU, vốn chưa bao giờ êm đềm.

Khủng hoảng di cư biên giới Belarus - Ba Lan, vì thế vẫn là bài toán nan giải với EU thời gian tới.

Đức thừa nhận vai trò của Tổng thống Belarus trong tiến trình hỗ trợ nhân đạo cho người di cư

Đức thừa nhận vai trò của Tổng thống Belarus trong tiến trình hỗ trợ nhân đạo cho người di cư

Chính phủ Đức không công nhận tính hợp pháp của ông Alexander Lukashenko trên cương vị là Tổng thống Belarus, song nhìn nhận tầm quan ...

Tin thế giới 16/11: Đức báo tin cực buồn với Dòng chảy phương Bắc 2; liệu có tiến triển sau Thượng đỉnh Mỹ-Trung? Mỹ định trừng phạt Nga?

Tin thế giới 16/11: Đức báo tin cực buồn với Dòng chảy phương Bắc 2; liệu có tiến triển sau Thượng đỉnh Mỹ-Trung? Mỹ định trừng phạt Nga?

Dòng chảy phương Bắc 2, Khủng hoảng di cư ở châu Âu và căng thẳng EU-Belarus, quan hệ Nga-Mỹ, Iran-Mỹ, biên giới Nga-Ukraine "nóng", Thượng ...

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4 thay vì 16 điểm như trước đó.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản ...
U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

Quan Văn Chuẩn thừa nhận mắc sai lầm dẫn đến tình huống U23 Việt Nam phải nhận bàn thua trước U23 Iraq, dừng chân ở tứ kết VCK U23 châu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel ...
Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động