Tin thế giới 16/11: Đức báo tin cực buồn với Dòng chảy phương Bắc 2; liệu có tiến triển sau Thượng đỉnh Mỹ-Trung? Mỹ định trừng phạt Nga?

Hoàng Hà
Dòng chảy phương Bắc 2, Khủng hoảng di cư ở châu Âu và căng thẳng EU-Belarus, quan hệ Nga-Mỹ, Iran-Mỹ, biên giới Nga-Ukraine "nóng", Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung... là một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 16/11: Đức báo tin buồn với Dòng chảy phương Bắc 2; có tiến triển gì sau thượng đỉnh Mỹ-Trung? Mỹ định trừng phạt Nga?
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm trực tuyến sáng 16/11. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Đức tạm dừng phê duyệt Dòng chảy phương Bắc 2, Ukraine... vui

Ngày 15/11, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNetzA) đã "đình chỉ thủ tục chứng nhận công ty Nord Stream 2 AG là nhà điều hành độc lập" cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt từ Nga sang nước này do các vấn đề về tổ chức và pháp lý.

Theo một tuyên bố của BNetzA: "Chỉ có thể chứng nhận một đơn vị là nhà điều hành đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 nếu họ có hình thức tổ chức phù hợp với luật pháp Đức".

Tuy nhiên, theo cơ quan trên, Nord Stream 2 AG, có trụ sở tại Thụy Sỹ, đã quyết định không chuyển đổi hình thức pháp lý hiện có mà thay vào đó, chỉ thành lập một công ty con theo luật của Đức để trở thành chủ sở hữu và nhà điều hành phần đường ống ở quốc gia này.

Cho đến khi công ty con đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như một nhà điều hành độc lập theo quy định trong Đạo luật Công nghiệp Năng lượng Đức cũng như nhận được chuyển giao các tài sản chính và nguồn nhân lực, BNetzA sẽ tiếp tục đình chỉ thủ tục chứng nhận cho Nord Stream 2 AG.

Cũng theo BNetzA, công ty con phải gửi lại bộ tài liệu xin chứng nhận với tư cách là người nộp đơn mới, và cơ quan này sẽ phải xem xét bộ tài liệu đó đã hoàn tất hay chưa "trong khoảng thời gian 4 tháng còn lại được quy định trong luật", trước hạn chót 8/1/2022.

Trước đó, BNetzA cũng thông báo, hai công ty khí đốt của Ukraine là Naftogaz và GTSOU sẽ tham gia quá trình chứng nhận cho tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.

Trước thông tin mới này, người đứng đầu tập đoàn năng lượng Ukraine Naftogaz Yuriy Vitrenko cho biết: "Đây là một điểm quan trọng cho thấy nhà điều hành Đức có cùng quan điểm với chúng tôi, đó là giấy chứng nhận không thể chỉ áp dụng cho đường ống tại Đức mà nên áp dụng cho toàn bộ đường ống từ lãnh thổ của Liên bang Nga tới lãnh thổ của Đức". (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Sẽ có một cuộc chiến khí đốt mới giữa Minsk và châu Âu?

Biên giới Ba Lan-Belarus: Đụng độ bùng phát, Minsk muốn tránh đối đầu

Ngày 16/11, Bộ Quốc phòng Ba Lan đăng tải trên Twitter cho biết: "Làng Kuznica ở phía Đông: những người di cư đã ném đá vào binh lính và sĩ quan của chúng tôi và đang cố phá hủy hàng rào để đi vào lãnh thổ Ba Lan. Lực lượng của chúng tôi đã sử dụng hơi cay để trấn áp người di cư".

Thậm chí, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho rằng, lực lượng an ninh Belarus đã cung cấp cho những người di cư lựu đạn nổ và họ sử dụng vũ khí này tấn công binh lính Ba Lan.

Ngoài ra, một quan chức chính quyền Ba Lan còn công bố thước phim cho thấy lực lượng an ninh Ba Lan đã sử dụng vòi rồng để trấn áp người di cư sau vụ đụng độ.

Động thái này chứng tỏ căng thẳng ngày càng leo thang tại khu vực biên giới, trong bối cảnh hàng nghìn người di cư tập trung tại khu vực biên giới phía Belarus hồi tuần trước.

Trong khi đó, cùng ngày, hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus đưa tin, Tổng thống nước này Alexander Lukashenko tuyên bố, ông sẽ tiến hành cuộc điện đàm lần hai với Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong bối cảnh chính quyền Minsk đang nỗ lực để chấm dứt cuộc khủng hoảng di cư tại khu vực biên giới giữa Belarus và Liên minh châu Âu (EU).

Theo Belta, Tổng thống Lukashenko cho biết, sau cuộc điện đàm đầu tiên diễn ra ngày 15/11 vừa qua, Thủ tướng Merkel đã dành thời gian để thảo luận với các quốc gia thành viên EU khác về một đề xuất do Minsk đưa ra nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng.

Ngoài ra, Tổng thống Lukashenko bày tỏ mong muốn tránh "đối đầu" liên quan khủng hoảng di cư. "Chúng ta không thể để vấn đề này dẫn tới một cuộc đối đầu nảy lửa. Mục tiêu chính bây giờ là bảo vệ đất nước và người dân của chúng ta, cũng như không cho phép đụng độ xảy ra", ông nói. (Reuters, AFP)

TIN LIÊN QUAN
Hậu căng thẳng Belarus-EU, khủng hoảng di cư trở lại châu Âu?

Mỹ thăm dò khả năng áp đặt pháp trừng bổ sung đối với Nga

Ngày 15/11, hãng tin Bloomberg dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, nước này và các đồng minh châu Âu đang tìm hiểu khả năng áp dụng thêm các biện pháp hạn chế nhằm vào Nga và cung cấp viện trợ quân sự bổ sung cho Kiev trong trường hợp Liên bang Nga có thể gây hấn quân sự với Ukraine.

Tuần trước, đại diện Mỹ khi tiếp xúc với các đồng nghiệp châu Âu đã đề xuất đưa ra một gói biện pháp mới nhằm đối phó với các bước đi gây hấn mà Liên bang Nga có thể áp dụng với Ukraine, song lưu ý việc triển khai đang ở giai đoạn đầu và sẽ cần thêm các cuộc thảo luận.

Vấn đề biên giới Ukraine đang trở nên nóng hơn khi xuất hiện nhiều thông tin từ các quốc gia phương Tây cảnh báo về các "hoạt động quân sự bất thường" của lực lượng quân đội Nga, cáo buộc mà Moscow luôn bác bỏ.

Cùng ngày, Mỹ, Anh và Pháp đồng loạt lên tiếng cảnh báo Nga không "gây tổn hại tới sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba cho rằng, Pháp và Đức cần chuẩn bị cho một "kịch bản quân sự" có khả năng được Nga tiến hành tại quốc gia của mình, vì khi đó các nước sẽ không có thời gian cho việc này, trong khi giờ đây mọi người đều tập trung vào một giải pháp chính trị. (Sputnik, AFP)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine nhận 'quà to' của Mỹ, nguy cơ chọc giận Nga

Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Liệu có được tiến triển gì đáng mong đợi?

Cuộc gặp Thượng đỉnh trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden vào sáng 16/11 thảo luận về các vấn đề căn bản và chiến lược đã kết thúc sau hơn 3 tiếng đồng hồ.

Theo ông Tập, có đủ cơ hội để cả Trung Quốc, Mỹ cùng phát triển mà không nên va chạm và vướng vào những trò chơi "có tổng bằng không”. Trong khi đó, Tổng thống Biden cho rằng, hai bên cần thiết lập một số “hạn chế phù hợp với lẽ thường”, đặc biệt là đối với các vấn đề có ý nghĩa quan trọng sống còn của thế giới.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả cuộc gặp là "thẳng thắn, mang tính xây dựng, thực chất và có hiệu quả".

Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay cuộc gặp trực tuyến diễn ra lâu hơn dự kiến và hai bên đã thảo luận một loạt vấn đề từ vấn đề Đài Loan cho tới thương mại, Triều Tiên, Afghanistan và Iran.

Sau cuộc gặp thượng đỉnh, một quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng, mục đích trao đổi từ phía Washington không hẳn là xoa dịu căng thẳng. Quan chức này nhấn mạnh: "Chúng tôi không kỳ vọng đạt được đột phá. Không có gì để báo cáo".

Sau Thượng đỉnh Mỹ-Trung, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, việc Washington và Bắc Kinh duy trì quan hệ ổn định "vô cùng quan trọng" với cộng đồng quốc tế nói chung.

Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Matsuno nêu rõ: "Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với đồng minh Mỹ của chúng tôi dựa trên tình hữu nghị của sự tin tưởng mạnh mẽ, đồng thời kêu gọi Trung Quốc hoàn thành những trách nhiệm của họ với tư cách là một cường quốc".

Về phía Hàn Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, nước này đang theo dõi tình hình trên quan điểm ủng hộ một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc. (Reuters, Kyodo, Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung Quốc: Khó nhượng bộ, khó đến đích

Bầu cử Libya: Lộ diện loạt ứng cử viên Tổng thống

Ngày 16/11, Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu lực lượng quân đội miền Đông Libya, tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Libya dự kiến diễn ra vào tháng tới.

Trong thông báo phát trên truyền hình, Tướng Haftar khẳng định bầu cử là cách duy nhất để đưa Libya thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay. Dự kiến ông sẽ chính thức đăng ký tham gia tranh cử tại trung tâm bầu cử ở thành phố Benghazi.

Trước đó, ngày 15/11, Chủ tịch Quốc hội nước này Aqilah Saleh xác nhận sẽ nộp đơn đăng ký ra tranh cử tổng thống tại văn phòng của Ủy ban Bầu cử quốc gia cấp cao (HNEC) ở thành phố Benghazi.

Trong khi đó, HNEC xác nhận, ông Saif al-Islam Gadhafi, con trai của cố lãnh đạo Moamer Kadhafi, đã hoàn thành "tất cả điều kiện pháp lý cần thiết" và đã nộp hồ sơ tranh cử cho văn phòng HNEC tại thành phố Sebha, miền Nam Libya. (Reuters, Aljazeera)

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị ổn định Libya: Lời cam kết cuối cùng cho hòa bình, ổn định của quốc gia Bắc Phi?

Nhiều bước tiến trong quan hệ giữa Iran và loạt nước

Italy muốn mở rộng quan hệ với Iran: Trong cuộc điện đàm ngày 15/11, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio và người đồng cấp Iran Amir-Abdollahian đã xem xét và trao đổi quan điểm về tình trạng mới nhất của mối quan hệ song phương.

Ngoại trưởng Italy nhấn mạnh mong muốn của nước này trong việc mở rộng hơn nữa quan hệ song phương với Iran, bày tỏ hài lòng về những nỗ lực không ngừng để đạt được kết quả từ các cuộc đàm phán sắp tới tại thủ đô Vienna (Áo). (Tasnim)

UAE nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng với Iran: Ngày 15/11, Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Anwar Gargash cho biết, nước này đang có những bước đi nhằm hạ nhiệt căng thẳng với Iran, nằm trong lựa chọn chính sách theo đuổi ngoại giao và tránh xa xung đột.

Tuy nhiên, cố vấn Gargash nói rằng, quốc gia vùng Vịnh vẫn hết sức quan ngại về cách hành xử của Iran ở Iraq, Syria, Yemen và Lebanon. (Reuters)

Iran-Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy hợp tác lên tầm quốc tế: Ngày 15/11, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tuyên bố, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cần thúc đẩy hợp tác giữa hai nước lên tầm quốc tế và điều này có thể tác động tới cân bằng toàn cầu, xét trên vị thế quan trọng về địa lý của hai quốc gia.

Lưu ý tới quan hệ tôn giáo và văn hoá sâu sắc, lâu đời giữa Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan, Tổng thống Iran cho rằng, "chúng ta không nên để một số hành động của nước ngoài gây tổn hại tới quan hệ". (Anadolu)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ vội trở lại JCPOA vì Trung Quốc?

Một số tin quốc tế nổi bật khác:

Vấn đề Ukraine: Tổng thống Nga ký sắc lệnh; NATO và các nước châu Âu đồng loạt cảnh báo; Mỹ-EU tính đòn: Ngày 15/11, các hãng thông tấn của Nga đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh mới cho dân cư các khu vực ở miền Đông Ukraine hiện đang do lực lượng nổi dậy kiểm soát. (Reuters, Sputnik, AFP)

EU nhất trí áp vòng trừng phạt thứ 5 lên Belarus, tính toán thêm vòng 6: Ngày 15/11, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell tuyên bố, ngoại trưởng các quốc gia EU đã đạt thỏa thuận về vòng trừng phạt thứ 5 đối với Belarus liên quan cuộc khủng hoảng di cư. (Reuters)

Tin thế giới 15/11: Nga muốn nhập cuộc vụ EU-Belarus; Mỹ tính quà gặp mặt Trung Quốc; 600 quân Anh sẵn sàng nếu Nga nhắm vào Ukraine

Tin thế giới 15/11: Nga muốn nhập cuộc vụ EU-Belarus; Mỹ tính quà gặp mặt Trung Quốc; 600 quân Anh sẵn sàng nếu Nga nhắm vào Ukraine

Khủng hoảng di cư ở châu Âu, căng thẳng EU-Belarus, Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung Quốc, vấn đề Ukraine, Biển Đen, bầu cử Philippines và ...

Sự kiện quốc tế nổi bật tuần 8-14/11: COP26, Tuần lễ Cấp cao APEC 28 kết thúc; Nga 'cãi vã' với EU; Căng thẳng biên giới Ba Lan-Belarus

Sự kiện quốc tế nổi bật tuần 8-14/11: COP26, Tuần lễ Cấp cao APEC 28 kết thúc; Nga 'cãi vã' với EU; Căng thẳng biên giới Ba Lan-Belarus

Bế mạc Hội nghị COP26 với thoả thuận khí hậu mới, Nga-EU lại tranh cãi, Căng thẳng tại biên giới Ba Lan-Belarus... là những sự ...

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 3/1/2025, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 3/1/2025, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 3/1. Lịch âm 3/1/2025? Âm lịch hôm nay 3/1. Lịch vạn niên 3/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 3/1/2025: Nhân Mã tìm được nửa yêu thương

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 3/1/2025: Nhân Mã tìm được nửa yêu thương

Tử vi hôm nay 3/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/1/2025: Tuổi Sửu tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/1/2025: Tuổi Sửu tài lộc vượng phát

Xem tử vi 3/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Trước khi ‘rời bến’, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm nước này

Trước khi ‘rời bến’, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm nước này

Chuyến thăm của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan có thể là tiếp xúc cấp cao cuối cùng giữa Ấn Độ và chính quyền Tổng thống sắp ...
Trung Quốc sẵn sàng duy trì đối thoại và giao tiếp với Nhật Bản ở nhiều cấp độ và lĩnh vực

Trung Quốc sẵn sàng duy trì đối thoại và giao tiếp với Nhật Bản ở nhiều cấp độ và lĩnh vực

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh điều đó tại họp báo thường kỳ đầu tiên trong dịp năm mới.
Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng 'khởi sắc' đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng 'khởi sắc' đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng khởi sắc đầu năm, lãi suất toàn cầu sẽ giảm, nên lạc quan đầu tư vàng trong năm 2025?
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Phiên bản di động