'Lạm phát' họp hành

Tình trạng "lạm phát" họp hành còn thể hiện tư duy làm theo quy định, trong khi những quy định đó ai cũng biết không còn hợp lý...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Lạm phát' họp hành
Theo tác giả, bận họp hành dẫn đến chậm trễ công việc là một trong những nguyên nhân khiến mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền nhiều nơi chưa cao.

Nhiều lần đến phường làm thủ tục hành chính, tôi phải chờ đợi rất lâu vì lãnh đạo phường bận họp. Dù một số thủ tục hành chính đã được gửi qua cổng dịch vụ công trực tuyến, nhưng khâu cuối cùng vẫn cần có chữ ký của lãnh đạo phường, mà lãnh đạo thì bận họp triền miên.

Những lúc ngồi chờ, tôi nhớ đến bài báo đã đọc cách đây mấy năm. Trong đó, một chủ tịch UBND xã thuộc huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) trần tình rằng, mỗi tuần ông phải lên thị trấn 4-5 lần để họp với lãnh đạo huyện, hết họp an toàn giao thông, bồi thường giải phóng mặt bằng, lại đến an ninh trật tự… Có hôm 7- 8 giờ tối, ông vẫn có mặt ở cơ quan để ký duyệt hồ sơ, thủ tục. Đó là chưa nói lãnh đạo UBND xã còn chủ trì nhiều cuộc họp tại địa bàn. Họp nhiều quá nên không có thời gian giải quyết hồ sơ đến hẹn, phải xin lỗi dân.

Ông Nguyễn Thiện Nhân khi còn ở cương vị Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, đã nêu vấn đề: "Ai cũng thấy chúng ta họp nhiều quá, không còn thời gian đi cơ sở. Nếu mỗi năm giảm 10% số cuộc họp không cần thiết cho cả nhiệm kỳ 5 năm thì sẽ giảm được 50% số cuộc họp. Nhưng có làm được hay không thì rất mong các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân hiến kế".

Mới đây, chủ một doanh nghiệp tư nhân không nén được bức xúc khi phải họp 5-7 cuộc với địa phương mình có dự án với cùng một nội dung. Ông đặt câu hỏi: "Tại sao các ban ngành chức năng không ngồi lại chung một lần cho chúng tôi báo cáo? Tại sao cứ phải có một cuộc họp riêng cho mỗi đơn vị liên quan?" Câu trả lời rất quen thuộc: Các ban ngành đó làm theo quy định.

Vào dịp này, mùa họp tổng kết bắt đầu diễn ra ở các cơ quan công sở. Phải khẳng định, họp tổng kết năm rất quan trọng, nhìn lại những gì đã đạt được, ưu nhược điểm trong năm qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm tới. Những cuộc họp tổng kết ấy sẽ giá trị nếu được tiến hành một cách thực chất thay vì sa vào lối mòn nặng về báo cáo thành tích chung chung với những ngôn từ đã thành "khuôn mẫu": Khó khăn, thuận lợi, nhận xét đánh giá theo kiểu "bốn ưu", "ba khuyết". Bởi vậy nhiều công chức đã đúc kết rằng đơn vị ta năm nào cũng "tiến một bước", 20 năm qua đã tiến "20 bước" nhưng thực chất thì vẫn đang "dẫm chân tại chỗ".

Rõ ràng, bận họp dẫn đến chậm trễ công việc là một trong những nguyên nhân khiến mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền nhiều nơi chưa cao. Còn những mất mát vô hình khác khi mà cánh cửa phòng họp đóng kín, ngăn cách với đời sống xã hội, không đủ thời gian tiếp cận với thực tiễn nên nhiều vấn đề chậm được phát hiện, chậm đưa ra giải pháp kịp thời.

Chúng ta từng có những nhà lãnh đạo sâu sát với thực tiễn như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - luôn dành thời gian đi thực tế ở các địa phương, nhiều quyết định sáng suốt của ông được thực hiện ngay tại công trường.

Trong nền chính trị - hành chính ở bất cứ nước nào trên thế giới cũng đều phải có những cuộc họp, những công việc được giải quyết trong văn phòng. Vấn đề đáng bàn là thiết kế hệ thống quản trị sao cho thời gian, năng lượng không bị "ngốn" quá nhiều vào họp hành. Và như vậy thì những người lãnh đạo mới có thời gian đi cơ sở, nắm bắt tình hình thực tiễn. Sự sâu sát thực tiễn sẽ mang lại cảm xúc, động lực, thông tin khác hẳn với không khí những cuộc họp trong phòng điều hòa.

Ở ta dù công cuộc cải cách hành chính đã đạt nhiều kết quả song dường như "bận họp" vẫn là câu nói quen thuộc lâu nay của nhiều vị cán bộ. Khi còn là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Thang Văn Phúc đã thống kê con số gây sốc: "Cứ 8 tiếng trên cả nước có gần 3.000 cuộc họp, ngân sách chi tiêu cho hội họp mất khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi ngày". Ông Phúc lúc đó với vai trò Tổng thư ký cải cách hành chính đã có ý thức giữ tất cả các giấy mời họp và "bộ sưu tập" đó mỗi năm có gần 400 giấy mời họp.

Không ai dám chắc thống kê này đến nay đã được cải thiện ra sao? Một số chuyên gia đã hiến kế, muốn giảm họp thì cần đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính, làm sao để hệ thống thông suốt, phân cấp phân quyền rõ ràng, nhất là trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm lãnh đạo quản lý. Cấp nào được quyết việc gì cứ vậy mà thực hiện, không cần họp xin ý kiến.

Bên cạnh đó, các cơ quan cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc, lấy ý kiến, trả lời ý kiến qua hệ thống điện tử thay việc họp trực tiếp. Công cuộc chuyển đổi số giúp đưa và nhận thông tin "cùng một lúc, ngay lập tức" đến "mọi nơi mọi lúc" thay vì bỏ thời gian công sức đi họp. Đại dịch Covid -19 trở thành một cú hích để hình thức họp online trên nền tảng số trở nên phổ biến. Nhưng khi đại dịch qua đi, nhiều cuộc họp online đã bị thay thế bởi họp trực tiếp, có vẻ thói quen cũ khó bỏ hay vì một lý do nào khác nữa?

Tình trạng "lạm phát" họp còn thể hiện tư duy làm theo quy định, trong khi những quy định đó ai cũng biết không còn hợp lý nhưng ăn sâu vào não trạng của nhiều cán bộ, công chức, triệt tiêu đi sự sáng tạo vì hiệu quả của công việc. Tư duy bao cấp trong quản lý, nhà nước "ôm" quá nhiều, cơ chế xin - cho vẫn nặng nề.

Chính phủ đã và đang đi đầu trong cải cách hành chính, giảm bớt họp hành, hội nghị. Việc đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử trong những năm gần đây đã cho thấy sự đổi mới phương thức làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước. Mỗi năm, chi phí tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia khoảng 8.100 tỷ đồng.

Một đại biểu Quốc hội từng đề nghị Chính phủ cần có quy định (mặc dù tương đối) là cán bộ từng cấp nào thì phải dành bao nhiêu thời gian đi cơ sở, cấp tỉnh bao nhiêu % thời gian, cấp huyện bao nhiêu. Chính phủ, Bộ Tài chính nên điều chỉnh lại chế độ công tác phí cho phù hợp, dứt khoát đi họp không có phong bì…

Và trước hết cần ở các vị lãnh đạo tự mình "giải phóng" khỏi những cuộc họp không cần thiết để đi cơ sở, để xuống công trường…

Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, người bận rộn với việc điều hành cùng lúc nhiều công ty, đã đưa lời khuyên, đại ý "nếu một cuộc họp không yêu cầu bạn: Đóng góp; tạo ra giá trị; đưa ra quyết định thì sự hiện diện của bạn ở đó là vô ích".

Theo Elon Musk, "không phải là thô lỗ khi rời khỏi cuộc họp, nhưng thật thô lỗ khi lãng phí thời gian của mọi người".

GS. Huỳnh Văn Sơn: Người dạy học phải là một 'đạo diễn' tài ba...

GS. Huỳnh Văn Sơn: Người dạy học phải là một 'đạo diễn' tài ba...

Chia sẻ với báo Thế giới và Việt Nam, GS. TS. Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh ...

Nghề giáo phải là một nghề thực sự danh giá

Nghề giáo phải là một nghề thực sự danh giá

Nếu coi mỗi người là một chiếc máy tính siêu hiện đại thì nghề giáo là nghề “cài đặt hệ điều hành và các phần ...

Có hay không vấn đề cơ sở giáo dục đại học ‘sính ngoại’, ‘chạy’ theo số lượng mà quên đi chất lượng?

Có hay không vấn đề cơ sở giáo dục đại học ‘sính ngoại’, ‘chạy’ theo số lượng mà quên đi chất lượng?

Có hay không vấn đề ‘sính ngoại’, ‘chạy’ theo số lượng mà quên đi chất lượng? Câu trả lời chắc chắn là có và số ...

Thiếu kỹ năng và tài chính, sinh viên nông thôn Trung Quốc dần 'thua cuộc' nơi thành thị

Thiếu kỹ năng và tài chính, sinh viên nông thôn Trung Quốc dần 'thua cuộc' nơi thành thị

Thiếu tài chính và kỹ năng mềm, nhiều sinh viên xuất thân từ các vùng nông thôn Trung Quốc đang ngày càng tụt xa trong ...

Đầu tư cho đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững

Sáng nay (1/12) tại Hà Nội, Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam – VUSTA) tổ ...

(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Việt Nam-Cuba: Làm sâu sắc quan hệ thông qua kênh hợp tác nghị viện

Việt Nam-Cuba: Làm sâu sắc quan hệ thông qua kênh hợp tác nghị viện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Quốc hội Cuba với những nội dung, cơ chế hợp ...
Từ sắc phục sari tới món cà ri: Trải nghiệm đất nước Ấn Độ thu nhỏ tại Việt Nam

Từ sắc phục sari tới món cà ri: Trải nghiệm đất nước Ấn Độ thu nhỏ tại Việt Nam

Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ".
Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu. Kể từ khi ra đời đã tạo ra ...
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di ...
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động