Nhỏ Bình thường Lớn

Có hay không vấn đề cơ sở giáo dục đại học ‘sính ngoại’, ‘chạy’ theo số lượng mà quên đi chất lượng?

Có hay không vấn đề ‘sính ngoại’, ‘chạy’ theo số lượng mà quên đi chất lượng? Câu trả lời chắc chắn là có và số lượng cơ sở giáo dục đại học vi phạm về liên kết đào tạo không ít.
Bộ GD&ĐT sắp ra thông tư quản lý liên kết đào tạo đại học với nước ngoài
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội (phải) băn khoăn về vấn đề cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định liên kết đào tạo.

Đó là quan điểm của ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tại toạ đàm “Liên kết đào tạo đại học với nước ngoài tại Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển” do báo Đại biểu Nhân dân tổ chức mới đây.

Tại tọa đàm, chia sẻ về tổng quan chương trình liên kết đào tạo, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, quốc gia hiện nay chiếm số lượng áp đảo về chương trình ở Việt Nam là Anh, tiếp theo là Mỹ, Pháp, Australia, Hàn Quốc, Nhật, New Zealand...

Hiện nay có khoảng hơn 25 nghìn sinh viên đang theo học các chương trình liên kết nước ngoài.

Theo bà Thủy, toàn hệ thống có hơn 300 chương trình đào tạo liên kết nước ngoài; một số đã hết hạn, chưa có quyết định gia hạn và một số mới mở, có sự dịch chuyển dần sang lĩnh vực khoa học công nghệ.

Tuy nhiên, xét tỷ trọng thì hơn 60% chương trình tập trung ở các khối ngành kinh tế, quản lý; 25% liên quan khoa học công nghệ và chỉ 10% ở các khối ngành khác.

Chủ yếu các chương trình là trình độ đại học, rất hiếm chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Tọa đàm cũng đặt ra vấn đề khi cả nước có hơn 300 chương trình liên kết với nước ngoài, song có tới 62,71% cơ sở đại học đối tác không được xếp hạng hoặc nằm ngoài top 1.000 trường đại học trên thế giới. Vậy, chương trình, đối tác liên kết đào tạo tại Việt Nam có thực sự chất lượng?

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ: “Có hay không vấn đề ‘sính ngoại’, ‘chạy’ theo số lượng mà quên đi chất lượng? Câu trả lời chắc chắn là có và số lượng cơ sở giáo dục đại học vi phạm về liên kết đào tạo không ít.

Nhìn ở hơn 300 chương trình đào tạo, chúng ta thấy còn trăn trở nhiều vấn đề. Đây đó vẫn có đối tác trong quá trình đào tạo, uy tín và chất lượng không bảo đảm. Đây đó còn trăn trở của người học về việc chi khoản tiền không nhỏ nhưng bù lại được gì?

Không phải là bằng cấp mà là các chứng chỉ nên khi vào thị trường lao động không được công nhận. Qua tiếp xúc, nhiều cử tri cũng bày tỏ trăn trở về các chương trình liên kết đào tạo”.

Về điều này, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ thông tin, thực tế, tiêu chí về xếp hạng không phải là bắt buộc để lựa chọn liên kết đào tạo, cũng không nằm trong quy định của luật Giáo dục đại học sửa đổi cũng như Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

Tuy nhiên, tất cả các chương trình, bao gồm cả liên kết đào tạo được mở ra tại các trường đều được kiểm định, bảo đảm theo các yêu cầu của luật và nghị định trên. Dự kiến, trong năm tới, Bộ GD&ĐT sẽ có thông tư về quản lý và đào tạo của chương trình liên kết nước ngoài.

PGS.TS Hồ Thúy Ngọc, Trưởng khoa Đào tạo quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương cho hay, hiện nay ở Việt Nam, chưa có bộ tiêu chí chính thức và đầy đủ nào để đánh giá chất lượng của chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Tuy nhiên, một chương trình đào tạo có chất lượng sẽ nằm ở chính sản phẩm.

“Một trường/cơ sở giáo dục đại học có uy tín, không có nghĩa tất cả các ngành mà họ đào tạo đều có chất lượng như nhau. Vì vậy, cả 2 yếu tố cơ sở giáo dục và ngành học là 2 điều kiện mà nghị định số 86/NĐ-CP yêu cầu về đảm bảo chất lượng”, bà Ngọc nói.

Theo bà Ngọc, nếu từ góc nhìn của xã hội nhìn vào sản phẩm của chương trình đào tạo là người học thì một chương trình chất lượng sẽ được đánh giá bằng việc người học phải có các kỹ năng để có thể trở thành lao động toàn cầu chứ không chỉ dừng ở việc trở thành lao động của thị trường Việt Nam.

Do đó, đại diện Đại học Ngoại thương đưa lời khuyên tới phụ huynh và học sinh, nên lựa chọn chương trình phù hợp với năng lực học tập, sở thích, nguyện vọng cũng như định hướng cho công việc trong tương lai của người học và phù hợp với năng lực tài chính của gia đình.

World Cup 2022: Ứng xử văn minh nơi công cộng - sức mạnh mềm của Nhật Bản

World Cup 2022: Ứng xử văn minh nơi công cộng - sức mạnh mềm của Nhật Bản

Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Nhật Bản trước tuyển Đức tại World Cup 2022, người hâm mộ thế giới ngạc nhiên trước những ...

Cập nhật danh sách Giáo sư, Phó giáo sư năm 2022

Cập nhật danh sách Giáo sư, Phó giáo sư năm 2022

383 ứng viên Giáo sư, Phó giáo sư đạt chuẩn chức danh năm 2022. Trong đó, ngành nhiều ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư ...

"Giáo dục cần chuẩn bị cho con người đủ năng lực sống với thế giới VUCA"

GS. TS. Phạm Tất Dong cho rằng, thế hệ trẻ cần nền giáo dục tạo mọi cơ hội và điều kiện để họ có thể ...

Tất cả ứng viên Giáo sư và Phó Giáo sư năm 2022 chính thức được công nhận

Tất cả ứng viên Giáo sư và Phó Giáo sư năm 2022 chính thức được công nhận

Tất cả ứng viên có tên trong danh sách đạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2022 được công bố sau phiên họp ...

Nghề giáo phải là một nghề thực sự danh giá

Nghề giáo phải là một nghề thực sự danh giá

Nếu coi mỗi người là một chiếc máy tính siêu hiện đại thì nghề giáo là nghề “cài đặt hệ điều hành và các phần ...

(theo Vietnamnet)