TIN LIÊN QUAN | |
Lãnh sự Việt Nam: Tự hào tiếp bước 70 năm truyền thống vẻ vang | |
Cục Lãnh sự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất |
“Chín năm làm một Điện Biên”, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, phá thế bao vây cấm vận cũng như trong giai đoạn hội quốc tế nhập sâu rộng hiện nay.
Trong suốt chiều dài lịch sử đó, mỗi cán bộ, nhân viên lãnh sự ở cả trong và ngoài nước, ở “tổng hành dinh“ số 6 Chu Văn An xưa kia và sau này 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hay tại các địa phương, từ Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh đến sở ngoại vụ trên tuyến đầu phía Bắc đến tận Mũi Cà Mau đều chung sức, chung lòng, mỗi người mỗi việc, không từ việc nhỏ hay to, chỉ duy nhất một mục tiêu góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích của Nhà nước, pháp nhân và công dân Việt Nam.
Cục Lãnh sự (Bộ?Ngoại giao) tổ chức chương trình Tết Gia đình lãnh sự năm 2014 tại Hải Dương. |
Khai thông con đường gian khó
Không lâu sau ngày Độc lập 2/9/1945, nước ta bước vào cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc và Nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ. Khi các đội “cảm tử quân” của Hà Nội bám trụ thủ đô với lòng quyết tâm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, khi các anh vệ quốc quân kéo pháo lên Điện Biên Phủ, khi những đoàn thanh niên xung phong bạt rừng mở lối cho bộ đội tiến lên ở những cung đường cheo leo thì những nhà ngoại giao lặng lẽ thực hiện một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là mở con đường ngoại giao nối với những nước “dân chủ nhân dân” mới được thành lập ở châu Á, châu Âu, cùng với Liên Xô hỗ trợ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn ngàn cân treo sợi tóc.
Việc khai thông những con đường đó có thể sánh ngang với chiến dịch mở đường ra trận dẫn đến Điện Biên Phủ năm 1954. Vì nhà nước non trẻ của ta mới ra đời, quan hệ ngoại giao của ta với một số bạn bè quốc tế ban đầu cũng chỉ là quan hệ lãnh sự. Chúng ta đã tận dụng thực tiễn quốc tế lâu đời là hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao vẫn có thể thiết lập quan hệ lãnh sự. Các cơ quan lãnh sự đầu tiên của ta ở Ấn Độ, Indonesia, Myanmar hay tại Trung Quốc thực tế hoạt động như một cơ quan ngoại giao, là “tai mắt”, “vệ tinh” nhưng đồng thời là các “trạm giao liên”, nơi kết nối các quan hệ giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân ta với các nước anh em, bè bạn. Cũng từ đây mà sau đó Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu, các nước bạn bè ở châu Á đã sớm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều cán bộ lãnh sự giai đoạn đó như Tổng Lãnh sự Nguyễn Cơ Thạch, Lãnh sự Nguyễn Dy Niên, Tổng Lãnh sự Nguyễn Xuân sau này là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Nhiều cán bộ trưởng thành từ môi trường hoạt động lãnh sự giai đoạn đó đều trở thành những cán bộ chủ chốt của Bộ Ngoại giao sau này .
Kết thúc chiến tranh và với Hiệp định Geneva năm 1954 về lập lại hòa bình ở Đông Dương, cùng với các đơn vị trong Bộ Ngoại giao, các cán bộ lãnh sự lại dấn thân vào cuộc đấu trí mới để yêu cầu các bên tôn trọng và thực thi Hiệp định, giải quyết vấn đề tù binh, hàng binh Pháp, những vấn đề liên quan đến đội quân đánh thuê mang những quốc tịch khác nhau, vấn đề tài sản của Nhà nước và cá nhân Pháp để lại ở Việt Nam, vấn đề con lai, tìm kiếm và hồi hương hài cốt binh lính Pháp chết trận ở Việt Nam.
Thời kỳ hòa bình xây dựng chưa được bao lâu, đất nước ta lại bước vào cuộc kháng chiến mới và với những nhiệm vụ mới ở hai miền. Hai mươi năm ở miền Bắc là vừa xây dựng vừa tiếp sức cho kháng chiến ở miền Nam đồng thời trực tiếp đương đầu với leo thang chiến tranh của Mỹ. Chiến tranh kết thúc năm 1975 đưa giang sơn về một mối và những người làm lãnh sự lại bắt đầu một giai đoạn đấu lý trên bàn đàm phán và đấu tranh trên thực địa với những nhiệm vụ chưa có tiền lệ.
Cụ thể, từ 1975 đến 1995 là giai đoạn ngoại giao đấu tranh phá thế bao vây cấm vận. Đối với lãnh sự là giải quyết những vấn đề tồn tại của thời kỳ hậu chiến, từ vấn đề tài sản ngoại giao của Chính phủ Mỹ ở Việt Nam và tài sản của ta ở Mỹ, tài sản của cá nhân và tổ chức Mỹ ở Việt Nam, vấn đề con lai, đoàn tụ gia đình (HO), ra đi có trật tự (ODP), chương trình xuất cảnh của những người từng làm việc trong bộ máy chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Việc hàng triệu người ra đi bằng thuyền đã tạo sức ép cực lớn lên nước ta và việc những người này bị kẹt trong các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á đã khiến các nước ASEAN thời kỳ đó “đấu” ta quyết liệt tại các diễn đàn về người tỵ nạn do Liên hợp quốc chủ trì.
Khi vấn đề hồi hương những người này được đặt ra, chúng ta phải đấu trí buộc Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) cũng như các nước ASEAN chấp nhận nguyên tắc do ta đưa ra là việc hồi hương phải tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng nhân phẩm và trong trật tự. Chương trình hành động toàn diện (CPA), trong đó có những nguyên tắc nêu trên, là thắng lợi của lãnh sự Việt Nam.
Những kinh nghiệm trong đấu tranh của thời kỳ này cũng làm nhiều thế hệ cán bộ lãnh sự trưởng thành hơn rất nhiều, nhất là tại các diễn đàn song phương hay đa phương về vấn đề tỵ nạn. Quan hệ giữa Việt Nam với UNHCR được cải thiện đáng kể. Chương trình CPA được đánh giá là một trong những hình mẫu của quá trình hợp tác quốc tế xử lý khủng hoảng về tỵ nạn. Việc chúng ta thiết lập quan hệ chính thức với Tổ chức di cư quốc tế (IOM) là thắng lợi của giai đoạn đầu hội nhập quốc tế về lãnh sự và trên thực tế IOM thời gian qua đã giúp Việt Nam rất nhiều và rất hiệu quả trong việc hồi hương những người lao động bị kẹt ở những nơi có nội chiến hay chiến tranh ở Trung Đông và nhiều nơi khác.
Xây dựng hệ thống pháp luật
Lãnh sự là lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành duy nhất của Bộ Ngoại giao chủ yếu được thực hiện trên quy định pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế. Các quy định liên quan đến cấp hộ chiếu, thị thực, công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, cũng như về hộ tịch, quốc tịch luôn được đổi mới, cập nhật phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho công dân và doanh nghiệp, tổ chức trong hợp tác quốc tế, đầu tư, kinh doanh, phát triển du lịch... Điều này nằm trong chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước cũng như mục tiêu của ngành Ngoại giao là ngoại giao phục vụ phát triển.
Những năm đầu, ngành Lãnh sự có rất ít văn bản pháp quy. Một số văn bản về cấp hộ chiếu rất sơ sài và hiệu lực pháp lý không cao. Hầu hết các công việc lãnh sự “kinh điển” chúng ta không làm hoặc nếu có làm cũng là dựa trên kinh nghiệm chủ nghĩa, thực tiễn ít ỏi ở Liên Xô hay các nước Xã hội Chủ nghĩa khác ở châu Âu. Chúng ta hầu như chưa tham gia các điều ước quốc tế đa phương hay ký kết điều ước song phương về lãnh sự. Trong bối cảnh bị cô lập, bao vây cấm vận và quan hệ quốc tế của ta chưa nhiều, điều này còn có thể chấp nhận được. Nhưng bước vào Đổi mới và Hội nhập hiện nay, điều này trở thành lực cản đối với việc tăng cường hợp tác quốc tế về lãnh sự, ảnh hưởng tiêu cực đến thực hiện công tác lãnh sự bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Ý thức được điều đó, từ cuối thập kỷ 80 chúng ta đã đàm phán và ký kết những thỏa thuận song phương, trong đó ngoài hiệp định lãnh sự với các nước Xã hội Chủ nghĩa còn có Hiệp định Lãnh sự với Pháp. Đây là hiệp định lãnh sự song phương đầu tiên ký với một nước phương Tây. Giữa thập kỷ 90, chúng ta cũng tham gia Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, mở ra giai đoạn hội nhập quốc tế về lãnh sự một cách căn bản và toàn diện. Đến nay, chúng ta đã ký 18 hiệp định lãnh sự song phương, 82 hiệp định hoặc thỏa thuận song phương về miễn thị thực trên cơ sở có đi có lại. Ngoài 94 cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự thực hiện đầy đủ chức năng lãnh sự ở nước ngoài, chúng ta đã lập 17 cơ quan lãnh sự danh sự.
Bên cạnh đó, việc tham gia những cơ chế tham vấn, trao đổi về lãnh sự như cơ chế tư vấn lãnh sự song phương, hội nghị người đứng đầu cơ quan xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN, hội nghị tư pháp quốc tế La Hay... giúp cho hoạt động lãnh sự của ta tiếp cận với thực tiễn quốc tế và thông qua đó phục vụ đắc lực mục tiêu hội nhập quốc tế toàn diện thời kỳ mới.
“Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, 70 năm đối với một đời người có thể là dài, nhưng đối với một ngành đòi hỏi chuyên sâu như Lãnh sự, bảy thập kỷ xây dựng và trưởng thành chưa phải thời gian dài so với nhiều thế kỷ phát triển của chế định lãnh sự trên thế giới. Tuy vậy, các thế hệ cán bộ lãnh sự Việt Nam có thể tự hào là đã trưởng thành cùng đất nước, đồng hành với hai cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh phá thế bao vây cấm vận trong nhiều thập kỷ và nay vững tin bước trên con đường hội nhập và phát triển.
Lãnh sự Việt Nam: Tự hào tiếp bước 70 năm truyền thống vẻ vang Ngày 7/12/2016 là ngày kỷ niệm 70 năm truyền thống ngành Lãnh sự Việt Nam với nòng cốt là Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. ... |
Thủ tướng sẽ đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc tại CAEXPO Cơ hội giao lưu, mở rộng thị trường, hợp tác đầu tư... luôn rộng mở, CAEXPO đã trở thành kênh hết sức quan trọng thúc ... |
Trao quà của học sinh Nhật Bản gửi học sinh nghèo Hà Giang Ngày 22/8, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) Trần Đức Bình đã trao quà tặng của ... |