Lấy cạnh tranh Mỹ-Trung làm đòn bẩy, Nhật Bản đã sẵn sàng cho việc phát triển công nghệ lưỡng dụng?

Nguyệt Ánh
Chuyên gia nghiên cứu về chính sách và an ninh Nhật Bản Yuka Koshino* nhận định, chính phủ và cộng đồng khoa học Nhật Bản chưa sẵn sàng đối mặt với việc phát triển công nghệ lưỡng dụng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản đã sẵn sàng cho việc phát triển công nghệ lưỡng dụng?
Nhật Bản đã sẵn sàng cho việc phát triển công nghệ lưỡng dụng? (Nguồn: IISS)

Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung gia tăng, Sách Trắng Quốc phòng 2021 vừa được công bố của Nhật Bản đã kêu gọi phát triển các công nghệ lưỡng dụng, tích hợp công nghệ dân sự vào trong quân sự nhiều hơn để giúp thúc đẩy nền tảng công nghệ tiên tiến của nước này.

Tuy nhiên, chuyên gia nghiên cứu về chính sách và an ninh Nhật Bản Yuka Koshino thuộc Viện IISS (Anh) nhận định, chính phủ và cộng đồng khoa học Nhật Bản chưa sẵn sàng cho thực tế này.

Theo chuyên gia Koshino, Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2021 khác biệt hơn so với mọi năm.

Bìa Sách Trắng được trang trí bằng bức tranh vẽ một chiến binh samurai bằng mực, và trong phần nội dung, Nhật Bản lần đầu tiên đề cập tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan và nhấn mạnh quan hệ đối tác quốc phòng đang mở rộng của Tokyo ra ngoài khu vực.

Tất cả những phát triển này đều quan trọng, nhưng nhu cầu của Nhật Bản trong việc tận dụng và nâng cao cơ sở công nghệ tiên tiến cho các ứng dụng quốc phòng cũng đáng được quan tâm.

Kể từ sau Thế chiến II, Nhật Bản đã loại trừ cơ sở quốc phòng khỏi việc hoạch định chiến lược khoa học và công nghệ của nước này.

Cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung làm đòn bẩy

Sách Trắng tuyên bố rằng, cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc đang cọ xát mạnh mẽ hơn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, và “cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ có khả năng trở nên khốc liệt hơn nữa”.

Sách Trắng xác định sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống vũ khí siêu thanh – chẳng hạn như phương tiện siêu thanh (HGV) và tên lửa hành trình siêu thanh (HCM) bay với tốc độ Mach 5 – và thực tế Mỹ, Trung Quốc và Nga là 3 nước đang dẫn đầu về xu hướng này trong công nghệ quân sự tiên tiến.

Điều này làm tăng cảm giác cấp bách về nhu cầu Nhật Bản phải nâng cao cơ sở công nghệ tiên tiến để đạt được “ưu thế công nghệ” có khả năng sẽ biến đổi chiến tranh trong tương lai.

Cả Tokyo và Washington đều tin rằng, việc không thể phát hiện, không thể đoán trước và khả năng cơ động của các HGV và HCM có thể thách thức đáng kể hiệu quả của các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ và Nhật Bản, vốn được thiết kế để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc ở “chuỗi đảo thứ nhất”.

Tin liên quan
Mỹ cần chuẩn bị một Kế hoạch B cho vấn đề hạt nhân Iran Mỹ cần chuẩn bị một Kế hoạch B cho vấn đề hạt nhân Iran

Sách Trắng 2021 cũng lần đầu tiên đưa ra vấn đề mạng không dây thế hệ thứ năm (5G) và điện toán 3D như một ví dụ về các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực dân sự có thể ứng dụng trong quân sự, bên cạnh các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ lượng tử như đã nêu trong các Sách Trắng trước.

Trong bối cảnh đó, Sách Trắng nhấn mạnh rằng, nghiên cứu và phát triển công nghệ quốc phòng của Nhật Bản có quy mô nhỏ hơn nhiều so với không chỉ Mỹ và Trung Quốc, mà còn so với các nền kinh tế lớn và khu vực khác, chẳng hạn như Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc.

Những sáng kiến mới

Sách Trắng 2021 nêu bật một số sáng kiến mới được đưa ra trong tài khóa 2021 nhằm xác định và thúc đẩy nghiên cứu cơ bản với các ứng dụng quốc phòng hoặc “phần mở rộng”.

Tài liệu tiết lộ rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xem xét lại “Triển vọng Công nghệ Quốc phòng trung và dài hạn” năm 2016.

Đây là nhận định của Bộ Quốc phòng Nhật Bản về các xu hướng khoa học-công nghệ trong 20 năm tới để giải quyết cách xứ sở hoa anh đào có thể áp dụng một cách chiến lược các công nghệ quan trọng như AI vào quốc phòng.

Sách Trắng cũng phác thảo một số phát triển về tổ chức trong Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần (ATLA) - cơ quan đặc trách mua sắm thiết bị quốc phòng của Nhật Bản.

Nhật Bản cần thành lập Trung tâm Phát triển Năng lực Tương lai nhằm tăng cường hệ thống Nghiên cứu và Phát triển (R&D) thiết bị quốc phòng sử dụng các công nghệ tiên tiến.

Điều này bao gồm các R&D cho phép hoạt động trên nhiều môi trường tác chiến, bao gồm các môi trường mới, chẳng hạn như không gian, mạng và phổ điện từ.

ATLA cũng đã thành lập một vị trí mới và bộ phận mới để đẩy nhanh sự phát triển của các phần mềm: Giám đốc Chiến lược Công nghệ Tiên tiến và Bộ phận Hỗ trợ Hợp tác Công nghệ.

Trước tiên sẽ theo dõi các xu hướng khoa học-công nghệ trong nước và quốc tế. Sau này nhằm mục đích áp dụng các kết quả nghiên cứu cơ bản tiên tiến của các tổ chức học thuật, các phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghiệp quốc gia cho mục đích quốc phòng.

Việc phân bổ kinh phí cho Bộ Quốc phòng nhằm phục vụ nghiên cứu cơ bản đã khiến những vị trí mới này trở nên quan trọng đối với Nhật Bản để đảm bảo rằng nghiên cứu công nghệ tiên tiến dân sự và thương mại của họ có thể được tận dụng cho R&D trong thiết bị quốc phòng, do đó cho phép Bộ Quốc phòng bắt kịp các xu hướng công nghệ trong chiến tranh trong tương lai.

Những trở ngại trong việc tích hợp

Tuy nhiên, có những trở ngại đáng kể cản trở khả năng duy trì và phát triển cơ sở công nghệ quốc phòng tiên tiến của Nhật Bản.

Đầu tiên là việc các cơ sở học thuật Nhật Bản từ chối tham gia vào nghiên cứu cơ bản với các ứng dụng tiềm năng cho quốc phòng.

Xu hướng này thể hiện rõ nhất khi các trường đại học ngày càng ít tham gia vào Quỹ Xúc tiến Nghiên cứu Công nghệ An ninh Quốc gia của ATLA, một cơ chế tài trợ được thành lập vào năm 2015 để tạo điều kiện cho các nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến có tiềm năng sử dụng cho quân sự.

TikTok và Douyin: Khán đài cho người hâm mộ tại Thế vận hội Tokyo

TikTok và Douyin: Khán đài cho người hâm mộ tại Thế vận hội Tokyo 'không khán giả'

Để thúc đẩy nghiên cứu cơ bản về các công nghệ lưỡng dụng, chẳng hạn như AI, công nghệ lượng tử, công nghệ cảm biến và vật liệu tiên tiến, trong năm 2017, ATLA đã mở rộng khả năng tài trợ gấp 18 lần, từ 600 triệu Yen lên 11 tỷ Yen, nhưng số lượng các tổ chức học thuật tham gia tiếp tục giảm.

Sự phản đối của Hội đồng Khoa học Nhật Bản (SCJ), tổ chức bảo trợ cho cộng đồng khoa học nước này, đối với các thành viên tham gia các chương trình như vậy, đã làm trầm trọng thêm xu hướng này.

Năm 2017, SCJ đã đưa ra một tuyên bố lặp lại các tuyên bố năm 1950 và 1967, trong đó cam kết SCJ “sẽ không bao giờ tham gia nghiên cứu khoa học vì mục đích quân sự” và nêu rõ những lo ngại về sự can thiệp của chính phủ vào các cơ chế tài trợ và R&D mới của ATLA.

Một thách thức khác là sự vắng mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trong Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (CSTI), một diễn đàn quan trọng nằm trong Văn phòng Nội các và xem xét chính sách của chính phủ trong các lĩnh vực này, bao gồm cả Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Công nghệ 5 năm.

Điều này hạn chế đáng kể việc áp dụng tư duy chiến lược về cách thức triển khai các công nghệ dân sự cho mục đích quân sự.

Việc loại trừ Bộ trưởng Quốc phòng khỏi Hội đồng bất chấp Điều 29 của Đạo luật Thành lập Văn phòng Nội các năm 1999, cho phép Thủ tướng mời bất kỳ Bộ trưởng nội các nào tham gia, cho thấy đây là một quyết định chính trị.

Các thông điệp của Sách Trắng Quốc phòng được đưa ra vào một thời điểm quan trọng.

Sự mất kết nối giữa các tổ chức học thuật của Nhật Bản, quy trình hoạch định chiến lược khoa học-công nghệ và Bộ Quốc phòng, có nguy cơ hạn chế sự phát triển trong nền tảng công nghệ quốc phòng tiên tiến của Nhật Bản và sẽ khiến nước này gặp khó khăn hơn trong việc theo kịp sự cạnh tranh công nghệ ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Điều này cũng tạo ra nguy cơ rò rỉ công nghệ lưỡng dụng cho các đối thủ cạnh tranh bởi hiện một số trường đại học Nhật Bản đang sản xuất các sản phẩm đẳng cấp thế giới của các lĩnh vực trọng tâm trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, chẳng hạn như công nghệ lượng tử.


*Yuka Koshino hiện là nghiên cứu viên về Chính sách An ninh và Quốc phòng Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) của Anh.

9 giải pháp công nghệ nông nghiệp sáng tạo quốc tế sẽ được triển khai tại Việt Nam

9 giải pháp công nghệ nông nghiệp sáng tạo quốc tế sẽ được triển khai tại Việt Nam

Chương trình Thúc đẩy Đổi mới sáng tạo và Đầu tư trong Công nghệ Nông nghiệp – GRAFT Challenge Vietnam 2021 qua một giai đoạn ...

Mỹ từng bước siết gọng kìm thương mại kỹ thuật số đối với Trung Quốc

Mỹ từng bước siết gọng kìm thương mại kỹ thuật số đối với Trung Quốc

Tác giả Elliot Silverberg và Daniel Aum* đã có bài phân tích về nỗ lực tạo gọng kìm thương mại kỹ thuật số của Mỹ ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động