Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi điện cho nhà lãnh đạo Papua New Guinea khi đang trên Không lực Một đến Nhật Bản ngày 18/5. (Nguồn: AP) |
Thông báo của Nhà Trắng cho biết, tại cuộc điện đàm, Tổng thống Biden chia sẻ ông không thể tới thăm Papua New Guinea để gặp Thủ tướng Marape và lãnh đạo các nước thuộc Diễn đàn đảo quốc Thái Binh Dương (PIF) như dự kiến.
Lý do nhà lãnh đạo đưa ra là ông cần phải trở về thủ đô Washington D.C để gặp gỡ người đứng đầu Quốc hội, nhằm bảo đảm cơ quan lập pháp này có hành động kịp thời tránh nguy cơ vỡ nợ cho đất nước.
Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh cam kết của Mỹ về mối quan hệ đối tác với các đảo quốc Thái Bình Dương và cho biết, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ đại diện cho ông tham dự cuộc gặp giữa Washington và các nhà lãnh đạo PIF tại thủ đô Port Moresby (Papua New Guinea).
Tổng thống Biden cũng chuyển lời mời Thủ tướng Marape cùng lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương tới Washington D.C vào cuối năm nay để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-PIF lần 2 và tiếp tục các cuộc thảo luận xung quanh việc tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực ưu tiên chung.
Các lĩnh vực mà Mỹ muốn nhắm đến gồm chống biến đổi khí hậu, tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại, thúc đẩy an ninh biển, phát triển bền vững và bao trùm, tăng cường giao lưu nhân dân.
Về phần mình, Thủ tướng Papua New Guinea cho hay: “Tôi rất vinh dự được đại diện nhận cuộc gọi của ông Biden. Ông ấy đã chuyển lời xin lỗi chân thành nhất của mình rằng anh ấy không thể đến Papua New Guinea".
Theo kế hoạch ban đầu, ông Biden sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Hiroshima (Nhật Bản) trong 3 ngày 19-21/5, sau đó sẽ có chuyến công du đến Australia và Papua New Guinea.
Tuy nhiên, vì vấn đề trần nợ công, ông Biden phải về nước ngay sau khi kết thúc Thượng đỉnh G7, đồng nghĩa với việc hủy chuyến đi đến Australia và Papua New Guinea.
Một số nhà phân tích đánh giá, việc Tổng thống Mỹ hủy chuyến thăm Papua New Guinea là đòn giáng mạnh vào chính sách ngoại giao của Mỹ trong khu vực, ảnh hưởng đến uy tín của Washington ở các quốc đảo Thái Bình Dương.
Cũng trong ngày 18/5, theo thông tin từ các quan chức Fiji, các nhà lãnh đạo đảo quốc Thái Bình Dương sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và phái đoàn cấp cao của Mỹ tại Papua New Guinea vào ngày 22/5 để đàm phán về “các lĩnh vực hợp tác và những thách thức quan trọng đối với các bên”.
Với thông tin trên từ Tổng thống Biden, Ngoại trưởng Blinken sẽ là người dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự cuộc gặp.
| Thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á: Bắc Kinh hoan nghênh 'kỷ nguyên mới', nói tăng cường quan hệ là 'lựa chọn chiến lược' Vào tối 18/5, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á đã khai mạc nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh ... |
| Mỹ sắp mở đại sứ quán tại quốc gia hơn 300.000 dân Mỹ cho rằng việc mở đại sứ quán tại Vanuatu phù hợp với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Washington. |
| Mỹ với Nam Thái Bình Dương: Washington thông báo động thái đáng chú ý, xác nhận hành động lịch sử của ông Biden Ngày 9/5, Mỹ chính thức khai trương Đại sứ quán của nước này tại thủ đô Nuku'alofa của Vương quốc Tonga, một đảo quốc ở ... |
| Sắp đón Tổng thống Mỹ đến thăm, Papua New Guinea tuyên bố 'đối tác thầm lặng' sẽ 'bước ra ánh sáng' Ngày 16/5, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Papua New Guinea James Marape đã đưa ra bình luận về ... |
| Australia cân nhắc tham gia hoạt động chung với Philippines ở Biển Đông Ngày 18/5, Ngoại trưởng Australia Penny Wong cho biết, nước này đang cân nhắc về việc tham gia hoạt động tuần tra chung với Philippines ... |