Doanh số bán lẻ tại Nhật Bản tháng 8/2019 tăng 2% so với cùng kỳ năm 2018.(Nguồn: Wiki) |
Báo cáo sơ bộ của METI cũng cho hay, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong tháng Tám giảm 1,2% so với tháng trước đó, so với mức tăng 1,3% trong tháng Bảy. Chỉ số sản lượng tại nhà máy và hầm mỏ đã điều chỉnh theo mùa đứng ở mức 101,5 so với mức cơ sở 100 trong năm 2015.
Dựa trên cuộc thăm dò các nhà chế tạo tại “đất nước Mặt Trời mọc”, METI dự báo sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng 1,9% trong tháng 9/2019, sau đó sẽ giảm 0,5% vào tháng 10/2019.
Trong một thông tin liên quan, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã thảo luận khả năng nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ. Đây được coi là tín hiệu cho thấy lãi suất ngắn hạn có thể sẽ được cắt giảm trong khi thị trường đang chờ đợi gói kích thích kinh tế bổ sung.
Biên bản cuộc họp trong các ngày 18-19/9 vừa qua của Ban điều hành BoJ, công bố ngày 30/9, lưu ý tới những lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu và tác động của việc tăng thuế tiêu dùng, có hiệu lực từ ngày 1/10 tới. Đây cũng là lý do khiến ban lãnh đạo ngân hàng quyết định đánh giá lại triển vọng kinh tế và giá cả trong cuộc họp cuối tháng 10 tới. Tất cả 9 thành viên ban điều hành đều nhấn mạnh "cần có các biện pháp nới lỏng bổ sung mang tính phòng ngừa", đồng thời nhận định "hạ lãi suất ngắn hạn là phù hợp".
Nhiều thành viên ban lãnh đạo BoJ bày tỏ lo ngại về đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh rằng, nhu cầu nội địa chính là động lực thúc đẩy kinh tế trong nước tăng trưởng ở mức vừa phải. Một thành viên nói: "Không thể kỳ vọng nhu cầu từ bên ngoài gia tăng vì đà phục hồi của các nền kinh tế khác đang chững lại".
Tuy nhiên, một số thành viên cũng cho rằng thuế tiêu dùng tăng từ 8% lên 10% có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng trong nước.