Lối thoát nào cho EU trước cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung?

Ngọc Ân
TGVN. Ngành công nghệ toàn cầu đang trở thành 'chiến trường' giữa Mỹ và Trung Quốc, nên Liên minh châu Âu (EU) cũng cảm thấy bị chèn ép trên con đường trở thành siêu cường an ninh và bảo mật trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington đang nắm giữ vô lăng của "con tàu" công nghệ thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Các nhà phân tích nhận định, tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ - bao gồm trí tuệ nhân tạo AI và nhận dạng khuôn mặt, đang thay đổi từng ngày, kèm theo những lo ngại về an ninh quốc gia. Thế nhưng, các nước châu Âu nắm bắt và phản ứng khá chậm trước xu thế này, cho dù gần đây đã có nhiều tín hiệu hiện khả quan, nhưng điều đó chưa thực sự đáp ứng kịp tốc độ toàn cầu.

loi thoat nao cho chau au truoc cuoc chien cong nghe my trung
Phát triển theo hướng kiểm soát an ninh công nghệ giúp EU thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc. (Nguồn: New York Times)

Châu Âu bắt nhịp quá chậm

Trước những tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc, EU thể hiện sự “nhạt nhòa” trên bản đồ công nghệ thế giới. Có thể thấy rằng, hiện nay, việc Huawei và TikTok (đều của Trung Quốc) liên lục vấp phải khó khăn từ phía Mỹ bằng những lập luận an ninh quốc gia đã khiến các nhà lãnh đạo, cơ quan quản lý và ngành công nghiệp châu Âu bị kẹt cứng giữa Bắc Kinh và Washington. Không những thế, châu Âu có nguy cơ chịu vạ lây từ đòn trừng phạt kinh tế nếu họ vô tình chọn một trong hai ông lớn làm đối tác.

Dù khá muộn, các nhà lãnh đạo châu Âu hiện đã bắt tay vào một dự án hướng tới “chủ quyền kỹ thuật số”, kết hợp các quy định nghiêm ngặt hơn để hạn chế sức ảnh hưởng của các công ty công nghệ nước ngoài và nỗ lực thúc đẩy, đổi mới ngành công nghệ tại địa phương.

Nhà phân tích Margrethe Vestager, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu phụ trách các vấn đề kỹ thuật số, đã gọi dự án trên là “giai đoạn mới” cho chính sách công nghệ trong khu vực.

Tuy nhiên, các chính sách đó sẽ mất nhiều năm để có thể thay đổi cán cân thế mạnh cho châu Âu, và liệu có thể thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ hoặc Trung Quốc?

Nguyên nhân tụt hậu

Lý do khiến EU tụt hậu công nghệ nằm ở chỗ, vấn đề an ninh vẫn gói gọn trong khuôn khổ trách nhiệm của từng quốc gia thành viên, chứ không phải của toàn bộ Liên minh.

Hơn nữa, EU tỏ ra thờ ơ trước sự đổ bộ của các công ty công nghệ Trung Quốc và Mỹ. Hầu hết các quốc gia châu Âu chỉ tuyên bố đơn giản rằng bất kỳ ai kinh doanh công nghệ trên lãnh thổ châu Âu đều phải tôn trọng các quyền và quy định của nước sở tại.

Đồng thời, do lục địa già thiếu việc thực thi những biện pháp chế tài cứng rắn nên vô tình để công nghệ nước ngoài nắm được những điểm yếu của chính sách an ninh quốc gia và kỹ thuật số.

loi thoat nao cho chau au truoc cuoc chien cong nghe my trung
Người châu Âu lo ngại mức độ an toàn về quyền riêng tư hơn là vấn đề bảo mật. (Nguồn: New York Times)

Một điểm yếu của châu Âu mà ai cũng có thể dễ dàng nhận ra nữa, đó là, hầu hết điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới được sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. Các nền tảng mua sắm trực tuyến và truyền thông xã hội lớn nhất cũng như các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo lớn nhất cũng do các công ty Mỹ và Trung Quốc nắm giữ.

Sự thiếu ảnh hưởng của châu Âu cuối cùng bắt nguồn từ sự khan hiếm doanh nghiệp công nghệ có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Các doanh nghiệp trong khu vực đã vắng mặt trong danh sách các công ty công nghệ có ảnh hưởng nhất thế giới kể từ sự sụp đổ của Nokia (Phần Lan) khoảng một thập kỷ trước.

Tương tự Nokia, các công ty châu Âu đã phải vật lộn với các vấn đề như thiếu vốn đầu tư, rào cản ngôn ngữ và văn hóa để phù hợp với tốc độ kinh doanh công nghệ hiện đang bị chi phối bởi thiết bị di động, dịch vụ Internet và các công cụ giao tiếp trực tuyến.

Hơn nữa, do không có nền tảng truyền thông xã hội lớn như Facebook hoặc Google (của Mỹ) nên đại bộ phận người dân EU bị giới hạn bởi các công nghệ nước ngoài.

Hầu hết người châu Âu không cảm thấy mối đe dọa bảo mật từ Tiktok, mà chỉ lo ngại xâm phạm quyền riêng tư vì chúng sử dụng cả công nghệ nhận dạng khuôn mặt và AI chưa được EU quản lý.

Nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc

Theo các chuyên gia, nếu không giành lại được chủ quyền kỹ thuật số, châu Âu có nguy cơ trở thành thuộc địa công nghệ của các nước lớn trong tương lai.

Do đó, EU cần duy trì song song không chỉ với tư cách là một siêu cường kinh tế toàn cầu, mà còn là "ông lớn" trong quản lý an ninh công nghệ.

Khi tốc độ phát triển công nghệ thay đổi nhanh chóng đan xen với các vấn đề an ninh quốc gia như hiện nay, châu Âu đang hướng tới vai trò trở thành cơ quan quản lý anh ninh mạng và công nghệ số toàn cầu nhằm tạo thế cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện châu Âu chưa thực sự sở hữu một thế mạnh công nghệ số cho riêng mình. Chính vì vậy, họ đang thực hiện chiến lược chuyển mình trở thành một "siêu cường" kiểm soát an ninh mạng của thế giới, đóng vai trò đầu tàu về trách nhiệm bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu bằng cách tận dụng thị trường đơn lẻ tiềm năng để đối trọng với các công ty công nghệ nước ngoài.

Marietje Schaake, Giám đốc chiến lược quốc tế của Đại học Stanford và là cựu thành viên của Nghị viện châu Âu cho biết, các nước EU cần phải cùng nhau hành động ngay từ bây giờ để tạo sự cạnh tranh bứt phá.

Thế nhưng, với nhịp độ quá chậm như hiện nay, sẽ rất gian nan để các quốc gia trong khu vực có thể bắt kịp những xu thế công nghệ trong tương lai. Châu Âu muốn nắm bắt, sở hữu trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác, nhưng điều đó vẫn còn ở mức độ hạn chế và chưa có mốc thời gian thực sự.

Trải qua nhiều cuộc thảo luận, một số nhà lãnh đạo châu Âu đang dần thống nhất quan điểm mua lại thị phần của các công ty công nghệ nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc và Mỹ, nhưng dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chính quyền nước sở tại.

Châu Âu cũng đã cố gắng tác động đến nền kinh tế kỹ thuật số thông qua quy định, áp dụng các quy tắc bảo vệ dữ liệu cứng rắn và nghiêm ngặt thực thi các luật chống việc xâm hại quyền riêng tư và an ninh quốc gia.

Trung Quốc: Chính sách 'Ngoại giao lang chiến' sẽ phản tác dụng

Trung Quốc: Chính sách 'Ngoại giao lang chiến' sẽ phản tác dụng

TGVN. Nhìn tổng thể, “màu nóng” vẫn là gam màu chủ đạo của Trung Quốc. Nói như giới học giả là chính sách “Ngoại giao ...

Đồn đoán về khả năng thay thế Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và mâu thuẫn quanh bài báo không được đăng

Đồn đoán về khả năng thay thế Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và mâu thuẫn quanh bài báo không được đăng

TGVN. Những lời khen ngợi của Ngoại trưởng Mike Pompeo dành cho Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad trên Twitter được xem như ...

Chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ-Trung Quốc : Có hay không?

Chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ-Trung Quốc : Có hay không?

TGVN. Phải chăng thế giới đang chứng kiến cuộc chiến tranh lạnh công nghệ giữa Mỹ-Trung Quốc? Mỹ triển khai chính sách ra sao? Trung ...

(theo New York Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động