Lựa chọn của Pháp ở Biển Đông

Hồng Phúc
TGVN. Theo bài viết đánh giá về chiến lược của Pháp đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 27/2, Pháp đang tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông với cách tiếp cận cân bằng chiến lược nhằm tránh gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sau khi điều tàu ngầm tấn công hạt nhân Émeraude và tàu hậu cần Seine tới Biển Đông hồi đầu tháng này, Pháp đang chuẩn bị cho một cuộc hiện diện khác nhằm gia tăng sức ép trước những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Theo đó, tàu đổ bộ Tonnerre và tàu khu trục Surcouf sẽ đi qua Biển Đông hai lần trong thời gian thực hiện sứ mệnh thường niên có tên Jeanne d’Arc, vốn bắt đầu từ ngày 18/2.

The French frigate Surcouf is taking part in France’s annual Jeanne d’Arc operations in the South China Sea. Photo: Twitter
Tàu khu trục Surcouf tham gia sứ mệnh thường niên Jeanne d’Arc của Pháp ở Biển Đông. (Nguồn: Twitter)

Theo các quan sát viên, những động thái của Pháp có thể được xem là nội dung trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Paris công bố năm 2019, trong đó kêu gọi tăng cường hiện diện trong khu vực và bảo vệ tự do hàng hải, cũng như trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

Trước đây, Pháp đã tiến hành một số cuộc tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, gia nhập các nước như Anh và Mỹ trong việc đối phó các hoạt động của Trung Quốc tại đây. Tháng 9/2020, Pháp, Anh và Đức cùng gửi công hàm lên Liên hợp quốc để phản bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly hồi đầu tháng 2/2021 nhận định việc tuần tra ở Biển Đông là "bằng chứng nổi bật về năng lực của Hải quân Pháp trong việc điều động xa và trong thời gian dài cùng với các đối tác chiến lược Australia, Mỹ và Nhật Bản”.

Giải thích về mục đích của sứ mệnh trên, bà Parly cho biết chuyến tuần tra nhằm tăng cường hiểu biết về khu vực và “khẳng định rằng luật pháp quốc tế là quy tắc duy nhất có hiệu lực, bất kể vùng biển nào mà chúng tôi đi qua”.

Tuy vậy, hiện chưa rõ các tàu của Pháp có đi qua Eo biển Đài Loan - một điểm nóng giữa Mỹ và Trung Quốc - hay không. Khi được hỏi về hải trình, Đô đốc Arnaud Tranchant cho biết ông tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền của các vùng lãnh thổ mà tàu đi qua nhưng "hiện Pháp chưa lên lộ trình cụ thể trong khu vực".

Năm 2019, tàu chiến Pháp từng đi qua Eo biển Đài Loan - động thái hiếm hoi của một quốc gia châu Âu và đã chọc giận Bắc Kinh. Sau đó, Trung Quốc thông báo Pháp không được mời tham dự sự kiện hải quân để kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân của nước này.

Tin liên quan
Biển Đông nhìn từ các phía (Kỳ cuối) Biển Đông nhìn từ các phía (Kỳ cuối)

Theo bà Helena Legarda - phân tích viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator, nếu Pháp lựa chọn không đi qua Eo biển Đài Loan lần này, "điều này có thể được xem là nỗ lực của Paris trong việc cân bằng mục tiêu chiến lược về bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực, trong khi tìm cách không để căng thẳng gia tăng trong quan hệ với Bắc Kinh".

Từ phía Trung Quốc, các chuyên gia cũng cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng kiềm chế khi bình luận về các hoạt động của Hải quân Pháp ở Biển Đông.

Mới đây, khi được hỏi về hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Émeraude, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói: "Trung Quốc luôn luôn tôn trọng tự do hàng hải".

Tuy nhiên, quan chức này cũng lưu ý rằng Trung Quốc phản đối bất cứ động thái nào đe dọa tới chủ quyền, an ninh và hòa bình khu vực dưới vỏ bọc "tự do hàng hải".

Nhận xét về sứ mệnh Jeanne d’Arc, ông Sun Keqin - nhà nghiên cứu tại Viện Hợp tác quốc tế của Trung Quốc - cho rằng đây là hoạt động "có phần hợp tác với Mỹ", điều mà Trung Quốc "không vui" và buộc Bắc Kinh phải lưu ý.

Tuy nhiên, theo ông Sun Kequi, "hoạt động này khác với các chiến dịch của Mỹ tại vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và khiêu khích Trung Quốc.

Do vậy, phản ứng của chúng tôi khá kiềm chế và vào thời điểm này, chúng tôi mới đưa ra lưu ý, hy vọng rằng Hải quân Pháp sẽ không đi quá xa".

TIN LIÊN QUAN
Biển Đông nhìn từ các phía (Kỳ 1)
Pháp điều tàu chiến tới Biển Đông tập trận chung với Mỹ, ngầm gửi tín hiệu tới Trung Quốc
Chiến hạm Mỹ lần đầu đi qua Eo biển Đài Loan dưới thời Tổng thống Biden, Trung Quốc tố Washington cố ý gây căng thẳng
Nhật Bản và Mỹ tăng cường liên minh để đối phó với sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng Thủ tướng Lào đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào
Bài tarot hôm nay 9/1: Người ấy có chủ động liên lạc với bạn không?

Bài tarot hôm nay 9/1: Người ấy có chủ động liên lạc với bạn không?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ biết được thông điệp: Người ấy có chủ động liên lạc với bạn không?
Người đại diện của Marcus Rashford đến Italy đàm phán với AC Milan

Người đại diện của Marcus Rashford đến Italy đàm phán với AC Milan

Người đại diện của Marcus Rashford có mặt ở Milan (Italy) để đàm phán với Rossoneri.
Kết quả xổ số hôm nay, 8/1: XSMN 8/1/2025 - Xổ số Đồng Nai, xổ số Cần Thơ và xổ số Sóc Trăng

Kết quả xổ số hôm nay, 8/1: XSMN 8/1/2025 - Xổ số Đồng Nai, xổ số Cần Thơ và xổ số Sóc Trăng

XSMN 8/1 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 8/1/2025. Kết quả xổ số hôm nay 8/1, được các công ty Xổ số Đồng Nai, Cần Thơ và ...
Khi nào người dân phải đi làm lại mẫu sổ đỏ mới từ năm 2025?

Khi nào người dân phải đi làm lại mẫu sổ đỏ mới từ năm 2025?

Từ năm 2025, mẫu sổ đỏ (tức mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) sẽ áp dụng mẫu mới theo ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Bentley mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Bentley mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Bentley của các dòng Flying Spur 2021, Bentayga 2021, Continental 2023, Continental 2021 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Phiên bản di động