Lựa chọn mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia thích hợp cho Việt Nam

PGS.TS Vũ Công Giao - Nguyễn Thị Thuý Chung
Trên thế giới, không có mô hình cơ quan nhân quyền thống nhất và duy nhất. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn mô hình phù hợp ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đồng thời tham khảo kinh nghiệm tốt của các mô hình trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lựa chọn mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia thích hợp cho Việt Nam
Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức hội thảo khoa học chủ đề “Cơ quan nhân quyền quốc gia, thực tiễn quốc tế và bài học kinh nghiệm với Việt Nam” với sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế về lĩnh vực quyền con người.

Mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia (NHRIs) trên thế giới

Không có một kiểu thống nhất về NHRIs cho các quốc gia, tuy nhiên, thực tế cho thấy các NHRIs thông thường được thiết lập theo ba dạng chủ yếu đó là: Cơ quan Thanh tra Quốc hội, Ủy ban Nhân quyền quốc gia và cơ quan chuyên trách về một vấn đề nhân quyền cụ thể.

Trong số các mô hình này, Ủy ban Nhân quyền quốc gia chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Thiết chế này có thể trực thuộc cơ quan lập pháp hay cơ quan hành pháp. Trong trường hợp thuộc cơ quan hành pháp, Uỷ ban Nhân quyền quốc gia vẫn có tính độc lập tương đối với các cơ quan hành pháp khác và có thể có nhiệm vụ báo cáo thường kỳ với cơ quan lập pháp.

Ủy viên của các ủy ban nhân quyền quốc gia có thể có chuyên môn khác nhau, tuy nhiên đều phải có uy tín, kinh nghiệm, được bầu ra trên cơ sở tính đến tính đại diện cho vùng, miền, nhóm người, đảng pháicủa quốc gia.

Trong khi đó, các Cơ quan Thanh tra Quốc hội thông thường thuộc nhánh lập pháp, được Nghị viện thành lập nhưng có tính độc lập tương đối với Nghị viện. Về bản chất, Thanh tra Quốc hội không phải là cơ quan giám sát nhánh hành pháp, mà chỉ đóng vai trò là cơ quan trung gian giữa các cá nhân và các chính phủ (giống các ủy ban nhân quyền) trong các vấn đề nhân quyền.

Chức năng chính của Cơ quan Thanh tra Quốc hội ở một số nước là bảo vệ sự công bằng và tính pháp lý trong hoạt động hành chính công (bao gồm nhưng có thẻ rộng hơn việc bảo vệ quyền con người). Cơ quan Thanh tra Quốc hội có thể là một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân (văn phòng/cơ quan thanh tra Quốc hội). Mặc dù các Cơ quan Thanh tra Quốc hội trên thế giới không hoàn toàn giống nhau về cách thức tổ chức nhưng khá đồng nhất về chức năng, nhiệm vụ và thủ tục hoạt động.

Ngoài hai dạng phổ biến kể trên, ở một số nước còn thành lập các cơ quan chuyên trách về một vấn đề nhân quyền cụ thể hoặc quyền của một số nhóm xã hội nhất định, cụ thể như các ủy ban quốc gia về người thiểu số, người bản địa, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người lao động di trú…

Cơ quan nhân quyền quốc gia tương lai của Việt Nam cũng cần cân nhắc những yêu cầu cơ bản của các Nguyên tắc Paris để đảm bảo sự công nhận của cộng đồng quốc tế và của người dân trong nước.

Các thiết chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam hiện chưa có cơ quan nào có thể coi là NHRIs mà mới chỉ có một vài cơ quan đang thực hiện một số chức năng của NHRIs, cụ thể như: Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; Ủy ban Dân tộc (của Chính phủ); Hội đồng Dân tộc (của Quốc hội), Ủy ban Dân nguyện (của Quốc hội).

Hệ thống thể chế đảm bảo quyền con người ở Việt Nam rất đa dạng, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng và quần chúng nhân dân. Mỗi thiết chế này đều có một số chức năng của NHRIs.

Thứ nhất, nhóm các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp trong việc xâydựng và thực thi các chính sách, các quy định pháp luật nhằm bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Hệ thống cơ quan lập pháp: Quốc hội cùng hệ thống ủy ban thuộc Quốc hội trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy, bảo vệ quyền con người, được tiến hành theo cách thức: thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động mà cơ quan đó phụ trách.

Hệ thống cơ quan hành pháp: Chính phủ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ cũng có nhiệm vụ bảo đảm, bảo vệ quyền con người theo từng lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền đã được thành lập nhằm tham mưu cho Đảng, Chính phủ về công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền.

Hệ thống cơ quan tư pháp: Toà án bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động tố tụng. Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều được xử lý theo pháp luật.

Thứ hai, các tổ chức xã hội đã và đang tích cực đóng góp vào việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người thông qua: tập hợp ý kiến, tổ chức trao đổi về quyền con người; tổ chức đối thoại về quyền con người; đại diện và bảo vệ quyền lợi cho các hội viên khi quyền lợi bị xâm phạm; phản ánh ý nguyện của các tầng lớp nhân dân về bảo đảm, bảo vệ quyền con người; giám sát các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người…

Các lựa chọn cho Việt Nam

Mô hình Ủy ban nhân quyền thuộc Quốc hội: Các cơ quan của Quốc hội đều có thẩm quyền bảo vệ, thúc đẩy quyền con người thông qua việc thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và thực hiện quyền giám sát nhưng bị giới hạn trong phạm vi chức năng của cơ quan. Quyền con người, quyền công dân có nội dung bao trùm các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên việc thẩm tra một dự án luật, kiến nghị về luật không thể giao cho một cơ quan chuyên môn riêng lẻ, mà cũng không thể giao cho tất cả các cơ quan.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Ban Dân nguyện là cơ quan nhận, tổng hợp, theo dõi đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; nhưng đây không phải cơ quan của Quốc hội nên quyền, vị thế bị hạn chế, trong khi yêu cầu bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp 2013 đòi hỏi phải có một cơ quan tương xứng.

Do vậy, cần thành lập một uỷ ban chuyên trách về nhân quyền thuộc Quốc hội, hoặc nâng cấp một cơ quan trực thuộc Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành Ủy ban quyền con người thuộc Quốc hội (ví dụ như Ủy ban Dân nguyện). Việc thành lập ủy ban nhân quyền chuyên trách sẽ tránh được những chồng chéo trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và nâng vị thế của vấn đề quyền con người trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Ủy ban quyền con người thuộc Quốc hội sẽ là thiết chế chính thức tham gia vào các quan hệ quốc tế với cơ quan nhân quyền của quốc gia khác, các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, thiết chế này cũng thể hiện được tính quyền lực nhà nước trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, xác lập rõ ràng hơn trách nhiệm của Quốc hội trước nhân dân và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.

Mô hình Ủy ban nhân quyền thuộc Chính phủ: So với thiết chế trực thuộc Quốc hội, thiết chế trực thuộc Chính phủ có điểm yếu là khó giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền của các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, thiết chế trực thuộc Chính phủ cũng có những lợi thế về nguồn nhân lực, vật lực mạnh và kinh nghiệm của các cơ quan hành pháp - mà có thể giúp uỷ ban nhân quyền xử lý các vấn đề nhân quyền một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn, với điều kiện là nó được bảo đảm tính độc lập với các cơ quan chính phủ khác.

Hiện nay, có thể nâng cấp Ban Chỉ đạo về Nhân quyền thành Ủy ban nhân quyền, do đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện một số công việc của cơ quan nhân quyền quốc gia.

Mô hình Hội đồng nhân quyền và Viện Nhân quyền: Đây là mô hình đang được Liên bang Nga và một số quốc gia châu Âu, gồm Bắc Âu thực hiện và phù hợp trong bối cảnh các nước đang chuyển đổi. Mô hình này mang tính chất tư vấn là chủ yếu, tuy việc đó hạn chế khả năng xử lý các vấn đề nhân quyền trong thực tế, song nó giảm thiểu khả năng xung đột với các cơ quan nhà nước, và vì thế có tính bền vững.

Mô hình này có thể phù hợp trong giai đoạn đầu vì Việt Nam thuộc các nước đang chuyển đổi, cần có thời gian để hoàn thiện dần mọi thiết chế chính trị, pháp lý ở tầm vĩ mô. Bên cạnh đó, Viện Quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có thể được nâng cấp để trở thành cơ quan nhân quyền quốc gia.

Mô hình Thanh tra Quốc hội và các thiết chế đặc biệt khác: Thanh tra Quốc hội là nhóm phổ biến thứ hai trên thế giới (sau mô hình Ủy ban quyền con người), hiện diện tại nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Các cơ quan Thanh tra Quốc hội và thiết chế đặc biệt về nhân quyền có thể “tuỳ biến” về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ để phù hợp với bối cảnh của mỗi nước.

Ví dụ, khi cần thiết, một quốc gia có thể gia tăng thẩm quyền hoặc thành lập thêm một Thanh tra Quốc hội hoặc một thiết chế đặc biệt về một vấn đề nhân quyền mới nảy sinh, như quyền của người lao động di trú, hay quyền của người nước ngoài…

Thêm vào đó, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Quốc hội và các thiết chế đặc biệt về nhân quyền thường gọn nhẹ, vì thế dễ thành lập và vận hành hơn các mô hình cơ quan nhân quyền khác.

Ở Việt Nam, có khá nhiều cơ quan, tổ chức có thể được nâng cấp trở thành Thanh tra Quốc hội (ví dụ như Ủy ban Dân nguyện..) hoặc thiết chế đặc biệt về nhân quyền (ví dụ như Ủy ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ). Điều này sẽ rất thuận lợi nếu theo đuổi mô hình cơ quan quốc gia về nhân quyền dạng này.

Hệ thống thể chế đảm bảo quyền con người ở Việt Nam rất đa dạng, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng và quần chúng nhân dân. Mỗi thiết chế này đều có một số chức năng của NHRIs.

Mô hình cơ quan nhân quyền hỗn hợp: Việc thành lập cơ quan nhân quyền hỗn hợp (do Chủ tịch nước quyết định thành lập, không thuộc về Quốc hội, cũng không thuộc về Chính phủ) sẽ giúp có được ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của cả hai loại mô hình đã nêu, phát huy được lợi thế của một cơ quan có tính liên ngành, đa ngành trong bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền.

Ở Việt Nam hiện đã có một số thiết chế có tính chất liên ngành, đa ngành, vì vậy việc nâng cấp các thiết chế đó thành cơ quan nhân quyền quốc gia sẽ có nhiều thuận lợi. Ví dụ, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền, vì vậy đảm bảo tính đa dạng trong thành phần.

Những mô hình đề xuất trên đây có những ưu và nhược điểm, và đều có thể áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, việc thành lập Ủy ban nhân quyền trực thuộc Quốc hội có nhiều điểm phù hợp hơn cả, tiếp theo đó là mô hình các Ombudsman về nhân quyền.

Mô hình Ủy ban nhân quyền trực thuộc Chính phủ có thể làm dấy lên những băn khoăn về tính độc lập, khách quan và hiệu quả trong thực tế, trong khi mô hình hỗn hợp còn quá mới - có thể dẫn đến những lúng túng, khó khăn trong tổ chức và hoạt động.

Mô hình cơ quan học thuật (Viện Nhân quyền) là cơ quan nhân quyền quốc gia thì không đáp ứng các yêu cầu cấp thiết hiện nay ở Việt Nam khi mà ngoài những ý kiến tư vấn cho nhà nước và hoạt động giáo dục nhân quyền, cơ quan nhân quyền quốc gia cần tham gia vào việc giám sát, ngăn ngừa những vi phạm nhân quyền trong thực tế - điều mà một cơ quan nhân quyền là cơ sở học thuật khó có thể đảm nhiệm được.

Cơ quan nhân quyền quốc gia tương lai của Việt Nam cũng cần cân nhắc những yêu cầu cơ bản của các Nguyên tắc Paris để đảm bảo sự công nhận của cộng đồng quốc tế và của người dân trong nước. Có hai yêu cầu cơ bản đó là tính độc lập trong tổ chức, hoạt động, và tính đa dạng về thành phần. Những yêu cầu này thực chất vẫn bảo đảm được bởi sự độc lập không có nghĩa là đối lập, và sự đa dạng về thành phần không có nghĩa là đánh mất vai trò và sự kiểm soát của Đảng hay Nhà nước.

Xét từ một góc độ khác, cơ quan nhân quyền quốc gia Việt Nam cũng nên được giao những thẩm quyền rộng rãi, trong đó ngoài những thẩm quyền về nghiên cứu, giáo dục, tuyên truyền, tư vấn về nhân quyền còn có những thẩm quyền thẩm tra các văn bản pháp luật, giám sát và khuyến nghị xử lý những hành vi vi phạm nhân quyền trong thực tế, cũng như tham gia vào hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam chủ động hợp tác với các cơ quan, cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc
Báo cáo Nhân quyền 2020 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định thiếu khách quan về Việt Nam
Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia Việt Nam cần thiết và hợp xu thế
Các nguyên tắc Paris về cơ quan nhân quyền quốc gia
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam sẽ ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Lamborghini Urus SE chính thức trình làng với thay đổi lớn nhất nằm ở hệ động cơ Hybrid nhưng tổng thể phần thiết kế không thay đổi quá nhiều.
Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Động thái được đưa ra giữa lúc Mỹ đang tiếp tục tìm cách ngăn chặn những nỗ lực của Nga trong xung đột ở Ukraine
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận ...
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Thủ tướng Cuba Marrero Cruz gửi lời chúc mừng nhân dân và Chính phủ Việt Nam nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Nhận định, soi kèo Dortmund vs PSG, 02h00 ngày 2/5 - Bán kết lượt đi Champions League

Nhận định, soi kèo Dortmund vs PSG, 02h00 ngày 2/5 - Bán kết lượt đi Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Dortmund vs PSG tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 2/5.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Đời sống kinh tế-xã hội của huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

'Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác'.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động