Luật Điều ước quốc tế (sửa đổi): Phục vụ đắc lực hơn cho yêu cầu hội nhập

Bài viết của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung dành riêng cho Báo TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bên cạnh những điểm mới hết sức tiến bộ, phù hợp tinh thần Hiến pháp và thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Luật Điều ước quốc tế vừa được kỳ họp 11 Quốc hội Khóa XIII thông qua còn có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại… 

Ngày 9/4, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điều ước quốc tế với số phiếu tán thành rất cao. Với 10 chương và 84 điều, Luật Điều ước quốc tế có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, thay thế Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 hiện hành (Luật năm 2005).

Luật Điều ước quốc tế năm 2016 có những sửa đổi căn bản, toàn diện, không những khắc phục những bất cập của Luật năm 2005 mà còn cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về công tác điều ước quốc tế, tạo khung pháp lý vừa chặt chẽ vừa linh hoạt, đáp ứng nhu cầu ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia, phục vụ tốt cho việc triển khai thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

luat dieu uoc quoc te sua doi phuc vu dac luc hon cho yeu cau hoi nhap

Khái quát và ngắn gọn hơn

Việc sửa đổi định nghĩa điều ước quốc tế là điểm mới cơ bản, có tính bao trùm, tác động đến nhiều nội dung trong Luật Điều ước quốc tế. Khái niệm “điều ước quốc tế” tại Luật Điều ước quốc tế mới phù hợp với quy định của Công ước Viên về Luật điều ước năm 1969. Theo đó, những văn kiện nào đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một điều ước quốc tế sẽ phải tuân theo quy trình đàm phán, ký kết quy định trong Luật. Các tuyên bố, cam kết chính trị nếu không tạo ra quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, thì không được coi là điều ước quốc tế; việc ký kết các văn kiện này sẽ được thực hiện theo quy định chung về thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại.

Các thỏa thuận, cam kết về vay nợ nước ngoài nếu được ký nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam với bên ký kết nước ngoài như Nhà nước, Chính phủ nước ngoài hoặc Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn được coi là điều ước quốc tế và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Tuy nhiên, các thỏa thuận vay cụ thể nhân danh Chính phủ với các ngân hàng của nước ngoài có điều khoản áp dụng luật của nước cho vay hoặc nước tài trợ sẽ không còn được coi là điều ước quốc tế và việc ký kết sẽ được thực hiện theo quy trình, thủ tục ký kết quy định tại Luật Quản lý nợ công. Định nghĩa mới này về điều ước quốc tế phù hợp với Công ước Viên về Luật điều ước năm 1969 và thực tiễn ký kết điều ước quốc tế của hầu hết các nước trên thế giới.

Để đáp ứng yêu cầu thực tế cần có thủ tục nhanh gọn cho việc ký kết một số loại điều ước quốc tế để phục vụ yêu cầu đối ngoại và hội nhập, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 bổ sung một chương về trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng cho việc đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn một số loại điều ước quốc tế. Trong đó, Luật quy định hai hình thức rút gọn, bao gồm rút gọn về quy trình (cho phép trình đồng thời việc đàm phán và việc ký điều ước quốc tế) và rút gọn về thời hạn, hồ sơ. Tuy nhiên, quy trình, thủ tục rút gọn sẽ không được áp dụng đối với các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập của Quốc hội, do đây là những loại điều ước quốc tế quan trọng đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình, thủ tục hết sức chặt chẽ.

Triển khai, thể chế hóa các quy định mới

Luật Điều ước quốc tế năm 2016 cũng triển khai, thể chế hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013, bổ sung, điều chỉnh các nội dung về thẩm quyền và trình tự, thủ tục để thực hiện thẩm quyền hiến định của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực điều ước quốc tế, tôn trọng và góp phần triển khai thực hiện, bảo vệ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc dân chủ, pháp quyền đã được nêu bật trong Hiến pháp. Một trong những nội dung quan trọng trong dự án Luật và được quan tâm nhiều là việc cụ thể hóa các khái niệm “điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, và “điều ước quốc tế về tư cách thành viên của Việt Nam tại tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng” nêu tại khoản 14 Điều 70 của Hiến pháp.

Theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Quốc hội sẽ phê chuẩn, quyết định gia nhập các “điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội”. Quy định này nhằm mục đích phân biệt các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân với các điều ước quốc tế về hợp tác chuyên ngành như về tương trợ tư pháp, dẫn độ, chuyển giao người bị thi hành án phạt tù, nuôi con nuôi, phòng chống tội phạm và các điều ước quốc tế về hợp tác chuyên ngành khác. Quốc hội cũng sẽ phê chuẩn, quyết định gia nhập các “điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ”. Đây là các chính sách cơ bản thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội theo quy định tại Hiến pháp.

luat dieu uoc quoc te sua doi phuc vu dac luc hon cho yeu cau hoi nhap
(Ảnh: Hoàng Quân - TGVN)

Nhằm thực hiện quy định tại Điều 12 Hiến pháp năm 2013 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...  tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 bổ sung một số quy định nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện điều ước quốc tế, nhất là những nội dung quan trọng liên quan đến trách nhiệm của Cơ quan đề xuất trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế. Theo đó, cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế có trách nhiệm dự kiến kế hoạch thực hiện ngay từ khi trình đề xuất ký điều ước quốc tế và phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch này trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao  về việc điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam; phải xây dựng lộ trình và biện pháp cụ thể để thực hiện điều ước quốc tế, kiến nghị hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, điều hành để thực hiện điều ước quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế bị bên ký kết nước ngoài vi phạm.

Nhằm triển khai, cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp về tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, Luật Điều ước quốc tế đã bổ sung quy định về việc tham vấn đại điện đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của điều ước quốc tế trong quá trình đàm phán điều ước quốc tế. Từ nay, khi đàm phán các điều ước quốc tế, các cơ quan nhà nước sẽ có trách nhiệm tham vấn các đối tượng chịu tác động của điều ước quốc tế thông qua tổ chức đại diện của họ.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tra cứu rộng rãi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin, hoặc để phục vụ hoạt động tố tụng trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cung cấp bản sao điều ước quốc tế, Luật Điều ước quốc tế cũng đã bổ sung các quy định mới về cấp bản sao điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được lưu trữ tại Bộ Ngoại giao và về việc công khai toàn văn điều ước quốc tế trên Công báo, Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành đề xuất ký kết điều ước và Cơ sở dữ liệu điều ước quốc tế do Bộ Ngoại giao xây dựng và vận hành.

Như vậy, Luật Điều ước quốc tế vừa được Quốc hội thông qua có những điểm mới tiến bộ, thể hiện tính công khai, dân chủ, minh bạch, nhà nước pháp quyền, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp cũng như bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Việc ban hành Luật Điều ước quốc tế năm 2016 có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại, phục vụ đắc lực cho yêu cầu chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, đảm bảo lợi ích của đất nước.

Lê Hoài Trung (Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao)

Đọc thêm

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết U23 châu Á bằng màn thi đấu với U23 Iraq ở tứ kết.
Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Dầu Nga đang được bán cho các nước đồng minh với Moscow để chế biến, trước khi xuất khẩu sang Anh.
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Xin cho tôi hỏi hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào? - Độc giả Nhật Nam
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia

Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia

Đại sứ Nguyễn Tuấn trao đổi với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Slovakia Marian Kery nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn trong thời gian tới.
Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Chuyến thăm là cơ hội tốt để khảo sát những tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Ninh với các địa phương của Kazakhstan.
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Chủ tịch EuroCham

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Chủ tịch EuroCham

Chiều 24/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham nhiệm kỳ 2024-2025.
Kết nối quảng bá địa phương Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ

Kết nối quảng bá địa phương Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ

Tại thành phố Houston đã diễn ra Tọa đàm đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy phát triển xanh, bền vững giữa địa phương Việt Nam với đối tác Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Australia công nhận vai trò trung tâm của ASEAN là chìa khóa cho sự ổn định và an ninh của khu vực.
Đại sứ Lào: Mong đợi kết quả từ Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Lào: Mong đợi kết quả từ Diễn đàn Tương lai ASEAN

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2024, Lào mong đợi những cuộc thảo luận và kết quả có ý nghĩa từ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Chuyên gia Viện Tony Blair: 'Tôi đã đi khắp ASEAN và lạc quan về tương lai của các bạn'

Chuyên gia Viện Tony Blair: 'Tôi đã đi khắp ASEAN và lạc quan về tương lai của các bạn'

Ông Damian Hickey, Viện Thay đổi toàn cầu Tony Blair cho rằng ASEAN có những nền tảng rất tốt để làm chủ tương lai.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tham dự ASEAN Bazaar 2024

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tham dự ASEAN Bazaar 2024

Đại sứ quán Việt Nam cùng với Đại sứ quán Indonesia, Philippines, Thái Lan và tổ chức Friend of Childs đồng tổ chức Hội chợ ASEAN Bazaar tại thủ đô Athens.
Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái 'ngoại giao cây tre'

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái 'ngoại giao cây tre'

Đại sứ Philippines tại Việt Nam kỳ vọng vào những cuộc thảo luận thực chất và cởi mở tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Dành riêng cho ASEAN, của ASEAN và vì người dân ASEAN

Dành riêng cho ASEAN, của ASEAN và vì người dân ASEAN

Sự khác biệt lớn nhất của Diễn đàn Tương lai ASEAN đó chính là dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân của ASEAN
Phiên bản di động