Chính quyền Brazil của Tổng thống Lula Da Silva (ảnh) đã bày tỏ sự thận trọng trước khả năng BRICS kết nạp thêm thành viên. (Nguồn: AFP) |
Hội nghị thượng đỉnh BRICS, dự kiến diễn ra vào ngày 22-24/8 tại Johannesburg (Nam Phi), gần như chắc chắn sẽ đề cập vấn đề mở rộng khối.
Trong khi đó, Trung Quốc “chào đón đối tác có cùng chí hướng sớm gia nhập BRICS”. Nga cũng muốn tăng số lượng thành viên để củng cố và đa dạng hóa hợp tác trước cấm vận của phương Tây.
Tuy nhiên, BRICS ra quyết định dựa trên đồng thuận. Do đó, lá phiếu của Nam Phi, Ấn Độ và Brazil đóng vai trò không kém phần quan trọng. Song, ở hiện tại, Brasilia lại tỏ ra không mấy hào hứng với đề xuất này.
Thực tế cho thấy, đất nước Nam Mỹ có lợi ích rõ ràng trong việc giữ cho BRICS, với ngân hàng phát triển quy mô cùng những hội nghị thượng đỉnh tầm cỡ, duy trì quy mô như hiện nay. Với hơn 200 triệu dân cùng nền dân chủ năng động, người khổng lồ Nam Mỹ muốn đóng một tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề quốc tế.
Brazil vẫn giữ được vai trò trong một BRICS chỉ với năm thành viên. Tuy nhiên, khi khối có thêm thành viên, vị thế của quốc gia Nam Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.
Một quan chức Brazil nêu rõ: “Chúng tôi quan tâm tới sự gắn kết của BRICS, cũng như nỗ lực duy trì chỗ đứng trong nhóm gồm các nước quan trọng”.
Nói đơn giản, Tổng thống Lula Da Silva muốn một BRICS nhỏ nhưng bao gồm các nước lớn, qua đó giúp Brazil duy trì vị thế, mối quan hệ với những nước này.
Tin liên quan |
Tín hiệu khơi thông bất đồng Mỹ-Trung Quốc: Đốm lửa nhỏ hay ngọn đuốc lớn? |
Ngoài ra, Brazil thể hiện cách tiếp cận đối ngoại cân bằng, không chọn bên trong các xung đột quốc tế không liên quan trực tiếp với mình. Brasilia sẽ chỉ đạt được lợi ích thực chất nếu duy trì được vị thế, tiếng nói độc lập trên trường quốc tế. Việc phản đối BRICS mở rộng thành viên đã phản ánh quan điểm lâu đời đó.
Tuy nhiên, liệu Brazil có thể ngăn cản BRICS mở rộng mãi? Câu trả lời là không.
Trong tuần này, Tổng thống Lula Da Silva đã khẳng định các quốc gia mong muốn hoàn toàn có quyền gia nhập BRICS, nếu họ đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể được các nước thành viên đặt ra vào Hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Nhìn bề ngoài, tuyên bố này có thể được coi là thể hiện sự ủng hộ của Brazil. Mặt khác, nó phần nào nêu bật thái độ của Brasilia, khẳng định nước này có tiếng nói cuối cùng trong quyết định có nên mở rộng khối hay không.
Trước đó, ông Da Silva đã bổ nhiệm cựu Tổng thống Dilma Rousseff làm lãnh đạo ngân hàng của BRICS. Đây có thể được coi là dấu hiệu cho thấy sự đầu tư của Brazil vào khối. Nó cũng phản ánh mục tiêu của ông Lula về tìm kiếm các cơ chế mới, phá bỏ sự thống trị của đồng USD trong nền thương mại toàn cầu.
Theo vị quan chức Brazil, “cuối cùng, vào một thời điểm nào đó, Brazil sẽ phải nhượng bộ. Chúng tôi theo chủ nghĩa thực tế và việc ngăn cản một điều gì đó không phải là bản chất của chúng tôi, ngay cả khi điều này không có lợi cho Brazil”.
Về lộ trình mở rộng, Brasilia cho rằng, “bất kỳ sự mở rộng nào (của BRICS) cần diễn ra có trình tự, bảo đảm cân bằng khu vực và duy trì vai trò chủ chốt của năm nước thành viên thường trực hiện nay”.
| Háo hức mở cơ hội kinh tế mới, Algeria chính thức nộp đơn gia nhập BRICS Algeria đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) và gửi yêu cầu ... |
| Lệnh trừng phạt Nga khiến thế giới muốn 'chia tay' nội tệ Mỹ, BRICS 'chùn bước' vì rất cần USD? USD là đồng tiền dự trữ của thế giới kể từ Thế chiến thứ hai, nhưng sự kết hợp giữa các lý do chính trị ... |
| Không chỉ Nga hay Trung Quốc muốn ‘hạ bệ’ ngôi vương của USD, đồng tiền chung BRICS vẫn chỉ là ‘giấc mơ gây sốt’? Nga dường như là thành viên BRICS ủng hộ nhiều nhất quan điểm thành lập đồng tiên chung của khối, bởi nước này bị cắt ... |
| Bolivia muốn gia nhập BRICS, sẽ dự hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi Ngoại trưởng Bolivia Rogelio Maita vừa thông báo nước này muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS). |
| Nga-Trung Quốc bắt tay, BRICS trỗi dậy, nhưng mục tiêu không phải hạ bệ đồng USD bị ‘vũ khí hóa’? Các quốc gia muốn gì? Sự độc quyền của USD ngày càng gây lo ngại không chỉ ở Nam bán cầu mà còn ở ngay các nền kinh tế lớn ... |