Tài liệu chiến lược của New Zealand: Bước chuyển mình là đây?

Hải Anh
Các văn bản chiến lược mới cho thấy New Zealand mong muốn tham gia sâu hơn trong hợp tác quốc phòng, thậm chí là cân nhắc trở thành một phần của AUKUS.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(08.09) Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little vừa công bố ba văn bản chiến lược quan trọng của nước này. (Nguồn: AP)
Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little vừa công bố ba văn bản chiến lược quan trọng của nước này. (Nguồn: AP)

Cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little đã công bố ba báo cáo chiến lược cùng một lúc, bao gồm Chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên, cùng báo cáo về Tuyên bố chiến lược và Chính sách quốc phòng tập trung vào năng lực quốc phòng. Tài liệu thứ ba, “Các nguyên tắc thiết kế lực lượng tương lai” đưa ra khuyến nghị chung để tái cấu trúc quân đội New Zealand. Ba tài liệu với độ dài tổng cộng là 82 trang và 12.000 chữ, đã khiến giới quan sát đối ngoại và an ninh của New Zealand “dậy sóng”.

Đầu tư lớn

Trước hết, đó là khoản đầu tư đáng kể dành cho quốc phòng. Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, hiện New Zealand đang chi 1,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quân đội và con số này chắc chắn không dừng ở đây. Tháng Năm vừa qua, Công đảng tuyên bố sẽ bổ sung 747 triệu NZD (452 triệu USD) cho lĩnh vực quốc phòng. Đây là một con số lớn trong bối cảnh chi tiêu quốc phòng hằng năm của quốc gia 5 triệu dân này chỉ là 5,3 tỷ NZD (3,2 tỷ USD).

Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Andrew Little đẩy nhanh tiến trình xem xét lại năng lực quốc phòng để công bố trong năm nay, thay vì 2024 như dự kiến.

Tin liên quan
Chuẩn bị công bố Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên, New Zealand dự kiến tăng ngân sách quốc phòng Chuẩn bị công bố Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên, New Zealand dự kiến tăng ngân sách quốc phòng

Sự thay đổi mạnh mẽ này của Wellington có lẽ không bất ngờ. Hồi năm 2021, nước này từng đưa ra một bản đánh giá cứng rắn, trước khi tham gia các hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 2022 và 2023 với tư cách khách mời.

Một chủ đề chính của Tuyên bố chiến lược và Chính sách quốc phòng mới xoay quanh nỗ lực để quân đội New Zealand tăng cường “năng lực chiến đấu” và mở rộng hoạt động trong khu vực tranh chấp ở Thái Bình Dương, phía Bắc nước này.

Báo cáo đề cập “tăng cường tính hiệu quả trong năng lực chiến đấu và các khả năng” đồng nghĩa rằng nước này sẽ dành một khoản đầu tư không nhỏ vào nguồn nhân lực và khí tài. Gần đây, New Zealand đã tiếp nhận chiếc cuối cùng trong thương vụ 4 máy bay do thám Boeing P8-A Poseidon trị giá 2 tỷ NZD (1,2 tỷ USD) năm 2018.

Quan điểm mới

Điểm thay đổi khác là thái độ của New Zealand với Trung Quốc và phương Tây.

Trong các văn bản này, từ “Trung Quốc” chỉ được đề cập trên dưới chục lần. Song rõ ràng một trọng tâm của tài liệu này là xử lý ổn thỏa quan hệ giữa Wellington và Bắc Kinh. Chiến lược an ninh quốc gia New Zealand khẳng định: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc là động lực quan trọng dẫn đến thay đổi địa chính trị”. Theo tài liệu này, Bắc Kinh đang “quyết đoán hơn và sẵn sàng hơn trong thách thức các quy tắc và chuẩn mực quốc tế hiện hành” và sử dụng “sự ép buộc kinh tế” để đạt được mục tiêu của mình.

Theo tiêu chuẩn của Mỹ hay Australia, giọng điệu này không có gì là quá xa lạ. Tuy nhiên, với Wellington, quốc gia vốn giữ quan hệ tốt với Bắc Kinh ngay cả khi quan hệ giữa cường quốc châu Á và phương Tây xấu đi, sự thay đổi về ngữ điệu, câu chữ và nội hàm trong ba văn bản nêu trên phản ánh một bước chuyển mình lịch sử.

Thậm chí, New Zealand ủng hộ quan điểm của phương Tây về thắt chặt tiền tệ với Trung Quốc, dù Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Wellington. Hơn một phần tư sản lượng xuất khẩu của New Zealand có điểm đến là Trung Quốc.

Trong nhiều thập niên, New Zealand tự hào về “chính sách đối ngoại độc lập”. Lập trường này xuất hiện vào những năm 1980 sau khi Mỹ đình chỉ nghĩa vụ của mình đối với New Zealand theo Hiệp ước ANZUS (khối hiệp ước quân sự gồm Australia, New Zealand và Mỹ). May mắn thay, Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc và trong ba thập niên sau đó, New Zealand tận dụng tối đa những cơ hội mới mở ra ở khắp mọi nơi, từ Bắc Kinh đến Bogota.

Tuy nhiên, thời đại đó bây giờ dường như đã kết thúc.

Một chủ đề xuyên suốt khác là việc New Zealand cần “hợp tác” với "các quốc gia có cùng chí hướng”. Chiến lược an ninh quốc gia cho thấy đây chủ yếu là các nước thuộc liên minh tình báo Ngũ nhãn (Five Eyes) và các quốc gia phương Tây, bao gồm Australia, Mỹ, Anh, Canada, các thành viên Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc không nằm trong danh sách này.

Theo tiêu chuẩn của Mỹ hay Australia, giọng điệu này không có gì là quá xa lạ. Tuy nhiên, với Wellington, quốc gia vốn giữ quan hệ tốt với Bắc Kinh ngay cả khi quan hệ giữa cường quốc châu Á và phương Tây xấu đi, sự thay đổi về ngữ điệu, câu chữ và nội hàm trong ba văn bản nêu trên phản ánh một bước chuyển mình lịch sử.

Lịch sử xoay chiều?

Cuối cùng, điểm đáng chú ý nhất trong lộ trình mới của Wellington là về AUKUS, thỏa thuận an ninh giữa Australia, Anh và Mỹ.

Trước văn bản này, quan điểm nói chung của New Zealand là tránh xa AUKUS. Wellington cho rằng khía cạnh hạt nhân của thỏa thuận sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” của chính sách phi hạt nhân từ những năm 1980s. Đồng thời, việc gia nhập AUKUS sẽ đi ngược lại với tinh thần chính sách đối ngoại độc lập hiện nay.

Tuy nhiên, Chiến lược an ninh quốc gia mới dường như đã “bật đèn xanh” cho đất nước Nam Thái Bình Dương tham gia “Trụ cột hai” của AUKUS, nêu rõ: “Trụ cột thứ hai của AUKUS có thể tạo cơ hội cho New Zealand hợp tác với đối tác an ninh thân cận về công nghệ mới nổi”. Hồi tháng Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Andrew Little cũng đã úp mở câu chuyện này khi khẳng định Wellington “sẵn sàng khám phá” việc tham gia chương mới của thỏa thuận, tập trung vào các công nghệ tiên tiến.

Trong nội bộ Công đảng dường như không đồng thuận quan điểm về AUKUS. Ngoại trưởng Nanaia Mahuta không mấy hào hứng với thỏa thuận này, khi trả lời giới truyền thông nhân chuyến thăm Wellington của người đồng cấp Mỹ Antony Blinken rằng, “chúng tôi không dự tính tham gia AUKUS”.

Thủ tướng Chris Hipkins lại cho thấy lập trường trung lập hơn. Hồi tháng Năm, ông cho rằng khả năng New Zealand gia nhập AUKUS vẫn chỉ là “giả thuyết”. Song tại cuộc họp báo sau đó với Ngoại trưởng Antony Blinken, nhà lãnh đạo này khẳng định chính quyền Wellington “sẵn sàng thảo luận” về tư cách thành viên AUKUS.

(08.09) Trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái), Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins cho biết nước này sẽ 'sẵn sàng đối thoại' về AUKUS. (Nguồn: AFP)
Trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) ngày 26/7, Thủ tướng Chris Hipkins cho biết New Zealand sẽ 'sẵn sàng đối thoại' về AUKUS. (Nguồn: AFP)

37 năm trước, Công đảng cầm quyền đã bỏ phiếu để đưa New Zealand rời ANZUS. Giờ đây, chính đảng này lại đang mở đường để Wellington tham gia AUKUS, một thỏa thuận an ninh khác với Mỹ là thành viên quan trọng.

Quyết định cuối cùng chưa chắc đã nằm trong Thủ tướng Hipkins. Cuộc tổng tuyển cử tiếp theo tại New Zealand sẽ diễn ra ngày 14/10. Do đó, dường như chính phủ tiếp theo mới có tiếng nói cuối cùng về gia nhập AUKUS.

Mặc dù vậy, AUKUS không phải là phương án duy nhất. New Zealand vẫn còn thời gian để tìm kiếm con đường khác, tương đồng hơn với chính sách đối ngoại độc lập hiện nay. Một trong số đó là tập trung nhiều hơn vào giảm leo thang, đối thoại và ngoại giao để hạ nhiệt địa chính trị ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Chiến lược an ninh quốc gia mới của New Zealand mô tả rằng sự xuất hiện của các văn bản này “mới chỉ là sự khởi đầu” cho bước chuyển mình lịch sử của Wellington. Tuy nhiên, người xưa từng nói: “Vạn sự khởi đầu nan”. Tìm kiếm sự thay đổi vừa phù hợp với quá khứ, vừa thích ứng trước thời cuộc mà vẫn hướng tới tương lai sẽ là bài toán không hề đơn giản đối với chính quyền New Zealand.

CPTPP có thêm thành viên mới

CPTPP có thêm thành viên mới

Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á lần thứ 3 trong vòng 2 tháng

Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á lần thứ 3 trong vòng 2 tháng

Mỹ sẵn sàng tăng cường phối hợp với hai đối tác then chốt tại Thái Bình Dương, đồng thời dự kiến bổ sung nhân sự ...

Thủ tướng New Zealand: Wellington 'sẵn sàng đối thoại' về khả năng tham gia AUKUS

Thủ tướng New Zealand: Wellington 'sẵn sàng đối thoại' về khả năng tham gia AUKUS

Ngày 26/7, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins khẳng định, nước này “sẵn sàng đối thoại” về khả năng tham gia thỏa thuận an ninh ...

Không thể trông chờ vào nước khác, New Zealand gấp rút nâng cấp quân đội trước môi trường an ninh thay đổi

Không thể trông chờ vào nước khác, New Zealand gấp rút nâng cấp quân đội trước môi trường an ninh thay đổi

Chính phủ New Zealand hôm 4/8 nhận định, quân đội nước này cần cải tổ trước những khó khăn như tình trạng trang thiết bị ...

Mỹ và Australia thỏa thuận tăng cường hợp tác không gian bí mật

Mỹ và Australia thỏa thuận tăng cường hợp tác không gian bí mật

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Ngoại trưởng Antony Blinken đã gặp người đồng cấp Australia Richard Marles và Penny Wong vào 28/7, tuyên ...

(theo Responsible Statecraft)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động