Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải) trong lễ khai giảng năm học mới. (Nguồn: TTXVN) |
Nhớ lại ngày khai giảng lứa học sinh thế hệ tôi là những buổi đầu tiên đến trường sau ba tháng nghỉ Hè. Ba tháng xa trường, xa bạn bè, thầy cô nên lễ khai giảng là buổi đầu tiên gặp lại nhau để bắt đầu năm học mới khiến ai cũng háo hức, chộn rộn. Từng đứa cẩn thận tự tay bọc, dán nhãn sách vở, được cha mẹ chuẩn bị trang phục đẹp cho ngày khai trường.
Thời đó, lễ khai giảng ngắn gọn, đơn giản nhưng vẫn trang trọng. Tất cả học sinh đều hát Quốc ca và vỗ tay thích thú khi kết thúc. Chỉ có bài diễn văn ngắn như lời tâm sự, dặn dò của cô hiệu trưởng và tiếng trống trường báo hiệu năm học mới bắt đầu. Sau đó, học sinh về lớp gặp cô giáo và bắt đầu việc học tập của một năm học mới.
Lễ khai giảng với tôi khi đó đúng là ngày hội của học sinh, nơi mỗi người cảm thấy được đón chào trở lại với một năm học tập mới với những khoảng thời gian ý nghĩa bên bạn bè và thầy cô.
Lễ khai giảng bây giờ quy mô hoành tráng hơn, rực rỡ với sắc màu cờ hoa. Diễn văn trong lễ khai giảng mang tính báo cáo, thể hiện cho phụ huynh, cho lãnh đạo tới dự, cho thể diện nhà trường hơn là hoạt động cho học sinh - chủ thể chính. Khai giảng không đơn thuần là ngày đầu tiên đón chào học sinh quay trở lại trường như bản chất vốn có của nó mà như một sự kiện truyền thông, xây dựng và khẳng định thương hiệu của nhà trường, thu hút sự chú ý của cộng đồng.
Vấn đề ở chỗ, chúng ta có thực sự tập trung vào người học một cách toàn diện hay không. Chúng ta có chú ý đến quyền và nhu cầu của trẻ, đặt nhu cầu muốn được kết nối, muốn được tôn trọng, thể hiện bản thân của người học trở thành trung tâm của buổi lễ?
Ngày khai giảng đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường mới trên con đường học tập của trẻ, chủ thể của ngày khai giảng phải là học sinh. Điều quan trọng làm sao để ngày khai trường thực sự chạm đến từng đứa trẻ. Theo tôi, để xây dựng được một ngày khai trường thực sự hạnh phúc, hiệu trưởng phải dám chấp nhận sự khác biệt, dám thay đổi những khuôn mẫu niềm tin cố hữu về ngày khai trường. Mỗi giáo viên cần sáng tạo để thể hiện và lan tỏa sự yêu thương đến học sinh.
Thay vì các bài phát biểu dài dòng theo khuôn mẫu là các câu chuyện truyền cảm hứng từ những khách mời nổi tiếng. Sau phần lễ ngắn gọn hào hứng sẽ là phần hội - nơi các em được tham gia vào các hoạt động vui vẻ tại không gian sân trường.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự kiện được tổ chức như một không gian giao tiếp mở, sân khấu gần gũi và không xa cách với mọi người ở dưới để tạo nên cảm giác gắn kết, thân thiện.
Có thể nói, mục tiêu của một ngôi trường khi được sinh ra là đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển nhân cách và nhu cầu được hạnh phúc của người học, chứ không phải được xây dựng nên để đáp ứng yêu cầu về tuyển sinh, tài chính. Cốt yếu làm sao để học sinh cảm thấy mình thực sự là trung tâm của buổi lễ và cảm thấy được yêu thương, trân trọng khi bước vào năm học mới.
* Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
| Thư của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhân dịp khai giảng năm học mới "Tôi luôn đặt niềm tin vào các em. Tôi nhìn thấy tương lai tươi sáng của Tổ quốc mình trong sức sống căng tràn và ... |
| Để ngày khai giảng không bị thủ tục hóa… Trong lễ khai giảng, với phần “hội” thì từng học sinh phải có cơ hội được tham gia để không bị "thủ tục hóa"... |
| Hà Nội yêu cầu tổ chức lễ khai giảng năm học mới gọn nhẹ Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có hướng dẫn các trường về việc tổ chức lễ khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu ... |
| 23 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới 2023-2024 Sáng nay (5/9), học sinh và giáo viên trên cả nước cùng khai giảng năm học mới với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng ... |
| Đại học Quốc gia phải xây dựng triết lý phát triển riêng, đúng tầm, không chạy theo đào tạo những ngành nghề 'nóng' Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, Đại học Quốc gia phải xây dựng triết lý phát triển riêng, có nhiệm vụ lớn, đúng ... |