TIN LIÊN QUAN | |
Cộng đồng Hồi giáo tưng bừng đón mừng Tết Cừu 2017 | |
Hơn 2 triệu người Hồi giáo trên thế giới bắt đầu lễ hành hương Hajj |
Saudi Arabia ngày nay có lẽ sẽ không có được vị thế độc tôn trong cộng đồng Arab tại khu vực như vậy nếu họ không phải là quốc gia nắm giữ trong tay hai thánh đường Hồi giáo. Tuy nhiên, môi trường địa chính trị xung quanh Saudi Arabia đang thay đổi nhanh chóng. Cuộc hành hương năm nay diễn ra trong thời điểm bất ổn ngày càng gia tăng ở bán đảo Arab.
Thời gian qua, Saudi Arabia phải đối mặt với nhiều thách thức từ Iran ở phía Đông cũng như sự trỗi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan ở phía Bắc Iraq và Syria. Trong khi đó, ở phía Nam, tại Yemen, Riyadh cũng đang chiến đấu vì những lợi ích của mình.
Những người hành hương Hồi giáo tập trung tại thánh địa Mecca. (Nguồn: The Nation) |
Cuộc khủng hoảng ngoại giao với Qatar trong vài tháng qua khiến Saudi Arabia thêm đau đầu. Qatar với vị thế là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng lớn nhất thế giới, đã theo đuổi các chính sách mà Saudi Arabia và liên minh khu vực, xem là mối đe doạ đối với lợi ích của họ. Quan hệ ngoại giao của Qatar với các nước Hồi giáo đột ngột bị phá vỡ vào tháng Sáu, gây ra nhiều khó khăn cho công dân Qatar khi tìm cách thực hiện Hajj.
Tranh cãi nổi lên khi cuối tháng Bảy vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Adel Al-Jubeir bác bỏ lời kêu gọi quốc tế hoá Mecca và Medina. Sau cuộc gặp với các đối tác từ UAE, Bahrain và Ai Cập, ông Al-Jubeir tuyên bố với báo chí rằng yêu cầu của Qatar là “hành động hung hãn và tuyên chiến” với Saudi Arabia. Trong khi đó, Qatar phủ nhận đề xuất này là của mình.
Bất kể đề xuất này đến từ đâu, sự phản đối quyết liệt của Riyadh cho thấy tầm quan trọng của hai thánh địa linh thiêng này đối với Saudi Arabia. Từ trước đến nay, mặc dù đa số cộng đồng Hồi giáo phản đối việc giải thích về đức tin của Saudi Arabia và những nỗ lực của quốc gia này nhằm điều hành các thánh địa theo hệ tư tưởng Salafi, nhưng các quốc gia Hồi giáo vẫn chấp nhận Riyadh trong vai trò quản lý các thánh địa và nhà tổ chức Hajj.
Trước khi vấn đề gây tranh cãi này nổi lên, Iran – đối thủ truyền kiếp của Saudi Arabia, đã trở thành nước duy nhất chính thức kêu gọi quốc tế hóa Mecca và Medina. Tuy nhiên, là một quốc gia Hồi giáo Shiite, Iran không có nhiều tiếng nói trong thế giới Hồi giáo Sunni. Dẫu vậy, có một quan điểm chung được nhiều người Hồi giáo khắp nơi trên thế giới đồng tình là Riyadh không nên sử dụng Mecca và Medina như một đòn bẩy chính trị.
Hiện nay, Saudi Arabia đang mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng tài chính vì giá dầu giảm, những rắc rối trong quản lý Hajj và duy trì ổn định tại hai thành phố linh thiêng. Những khó khăn này rõ ràng góp phần làm suy yếu khả năng của Riyadh trong việc duy trì an ninh, nhất là tại thời điểm khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn.
Ai Cập tiêu diệt 6 phần tử khủng bố nguy hiểm Ngày 25/8, quân đội Ai Cập cho biết, 6 phần tử khủng bố cực kỳ nguy hiểm đã bị tiêu diệt và 4 tên khác ... |
Vatican kêu gọi các cường quốc phối hợp chống khủng bố Ngày 20/8, Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican Pietro Parolin cho rằng, chỉ có thể thành lập một mặt trận chung chống khủng bố quốc ... |
Indonesia hỗ trợ các gia đình Hồi giáo cực đoan hòa nhập cộng đồng Tại Indonesia, vợ của các phần tử thánh chiến Hồi giáo luôn phải gồng mình hứng chịu những kỳ thị xã hội đầy khắc nghiêt ... |