'Miếng bánh' thị trường CPTPP còn rất lớn, đâu là chìa khóa giúp doanh nghiệp hưởng lợi?

Gia Thành
Trải qua 2 năm thực hiện Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp Việt Nam đã có bước đi quan trọng, đánh giá những vấn đề phát sinh và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
2 năm thực thi CPTPP
Sau hai năm thực thi CPTPP, xuất khẩu sang các thị trường mang đến những tín hiệu vui. (Nguồn: Twitter)

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo Hai năm thực thi hiệp định CPTPP tại Việt Nam đánh giá từ góc nhìn doanh nghiệp, ngày 7/4, tại Hà Nội.

Doanh nghiệp được gì?

Tại Hội thảo, Chủ tịch VCCI TS. Vũ Tiến Lộc đánh giá, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là Hiệp định Thương mại (FTA) có tiêu chuẩn cao, việc thực thi hiệp định khá vất vả. Năm đầu tiên Hiệp định đi vào hiệu lực, doanh nghiệp phải chịu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đến năm thứ hai, doanh nghiệp lại chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

TS. Vũ TIến Lộc cho rằng, "ít Hiệp định nào vất vả như CPTPP trong thực thi khi doanh nghiệp phải đương đầu với khó khăn lớn. Vì những điều đặc biệt này mà CPTPP là tâm điểm thu hút sự quan tâm của các nước".

Theo Chủ tịch VCCI, Việt Nam là một nền kinh tế có trình độ phát triển thấp nhất trong các đối tác nhưng đã nỗ lực hết mình để thực thi Hiệp định.

Tính từ thời điểm có hiệu lực từ 14/1/2019, trải qua 2 năm thực hiện, doanh nghiệp Việt Nam đã có bước đi đầu tiên, đây là nhưng là bước đi quan trọng, đánh giá những vấn đề phát sinh là việc cần thiết, hiệu quả tiếp theo phụ thuộc vào hai năm đầu tiên. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Nguyễn Cẩm Trang, sau hai năm thực thi CPTPP, xuất khẩu sang các thị trường mang đến những tín hiệu vui.

Cụ thể, năm 2019, xuất khẩu sang 6 nước trong CPTPP đạt 34,3 tỷ USD tăng 8,1%. Năm 2020, mặc Covid-19, xuất khẩu sang 6 nước này cũng duy trì ở mức gần tương đương 2019, đạt 34 tỷ USD. Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu năm 2018 là 12,02%, năm 2019 là 13% và năm 2020 là 12,02%.

Bà Nguyễn Cẩm Trang nhận định: "Trong bối cảnh hầu như tất cả các đối tác CPTPP đều giảm nhập khẩu năm 2019, việc Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng này cho thấy CPTPP đang ít nhiều tạo ra những tác động ban đầu tích cực".

Các mặt hàng xuất khẩu kỳ vọng tăng trưởng là giày dép (năm 2019 đạt 2,1 tỷ USD tăng 15,1%; năm 2020 đạt 1,84 tỷ USD); dệt may (năm 2019 đạt 5,3 tỷ USD, tăng 7,4%; năm 2020 đạt 4,8 tỷ USD, giảm 9,6%); gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 đạt 1,72 tỷ USD; năm 2020 đạt 1,74 tỷ USD liên tục có tăng trưởng.

Bà Nguyễn Cẩm Trang nhấn mạnh, 2 thị trường nổi lên trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam sang khối CPTPP là Canada và Mexico.

Xuất khẩu sang Canada năm 2020 đạt kim ngạch gần 4,4 tỉ USD, tăng 12% - cao hơn nhiều so với mức tăng xuất khẩu chung (7%).

Trong khi đó, Mexico là đối tác thương mại lớn thứ 3 lại Mỹ Latinh. Trong thời gian qua, thương mại hai chiều tăng bình quân 14,6%/năm. Xuất khẩu tăng bình quân 18,8%/năm.

"Miếng bánh" thị trường còn rất lớn

Hưởng lợi về xuất khẩu nhưng VCCI đánh giá, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam năm 2019 chỉ đạt 1,67%, mức rất thấp không chỉ so với mức trung bình năm 2019 (37,2%) mà còn so với tỷ lệ tận dụng năm đầu tiên của nhiều FTA khác.

Đây là dấu hiệu quan ngại, cho thấy khả năng hiện thực hóa các lợi ích xuất khẩu trực tiếp từ Hiệp định này còn hạn chế.

VCCI nhận định, một số nguyên nhân của tình trạng này là: Ưu đãi thuế quan giai đoạn đầu của CPTPP có mức thấp hơn so với ưu đãi của các FTA mà Việt Nam đã có cùng với các đối tác. Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ của CPTPP tương đối khác biệt và phức tạp so với các FTA đòi hỏi thời gian để tìm hiểu và điều chỉnh sản xuất.

Tin liên quan
Giữa bầu trời u ám Covid-19, CPTPP mang đến Giữa bầu trời u ám Covid-19, CPTPP mang đến 'phép màu' cho thương mại Việt Nam-Canada

Kết quả năm đầu thực thi CPTPP, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài không mấy khả quan. Năm 2019, Việt Nam thu hút xấp xỉ 9,5 tỷ USD vốn đầu tư từ các nước CPTPP giảm gần 36% so với năm 2018. Xét theo từng đối tác, đầu tư từ Việt Nam vào Nhật Bản giảm sâu nhất về giá trị (từ gần 9 tỷ USD năm 2018 xuống còn hơn 4 tỷ USD năm 2019, tương ứng mức giảm 52%).

Không chỉ thế, xét về tốc độ vốn FDI, nguồn vốn đã giảm mạnh từ các đối tác truyền thống như Australia (giảm gần 63%), Malaysia (giảm 50%).

Điểm sáng trong bức tranh này là vốn FDI từ các đối tác mới trong CPTPP như Canada, Mexico hoặc các đối tác truyền thống nhỏ (Brunei, New Zealand) lại được cải thiện đáng kể trong năm 2019.

Năm 2020, tình hình cải thiện hơn khi tổng vốn đầu tư thu hút từ các đối tác CPTPP đạt 11,8 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2019 trong bối cảnh tổng vốn đầu tư nước ngoài mà Việt Nam thu hút trong năm này giảm gần 25%.

VCCI cho rằng, tại các nước đối tác CPTPP, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ lệ còn thấp, chỉ từ 1% đến hơn 3%. Trong khi đó, "miếng bánh" thị trường 10 nước thành viên Hiệp định này còn rất lớn với quy mô nhập khẩu tới 2.500 tỷ USD.

Ngoài ra, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc VCCI Nguyễn Thị Thu Trang cho hay: "Trên trang web của chúng tôi có rất nhiều thông tin về Hiệp định CPTPP, các giải đáp nếu doanh nghiệp cần đều có, chia sẻ miễn phí, nhưng thực tế, số doanh nghiệp chủ động tìm đến vẫn rất thấp; doanh nghiệp cũng còn thờ ơ với các tác động của Hiệp định và các FTA khác”.

Để CPTPP thành trợ lực hiệu quả

Trong cuộc khảo sát về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về Hiệp định CPTPP, VCCI thông tin, có 69% doanh nghiệp nghe nói hoặc biết sơ bộ về Hiệp định này, cao hơn tất cả các FTA khác và có 25% doanh nghiệp có hiểu biết nhất định.

Tuy nhiên, 20 doanh nghiệp mới chỉ có 1 doanh nghiệp biết rõ về các cam kết Hiệp định CPTPP liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình.

VCCI nhấn mạnh, kết quả này chỉ ra rằng, với một FTA khó và phức tạp như Hiệp định CPTPP thì cần thiết phải có những biện pháp thông tin chuyên sâu, chi tiết và hữu ích hơn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Để chuẩn bị cho tương lai xa mà ở đó Hiệp định CPTPP và các FTA có thể là một trợ lực hiệu quả, về phía doanh nghiệp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên Phan Hữu Minh cho biết, doanh nghiệp khi tham gia Hiệp định CPTPP ngoài những thuận lợi mang lại, cần chuẩn chỉ và đi theo các quy định chung, quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ; đặc biệt, chủ động tìm hiểu các thông tin về thị trường và các quy định về nguồn gốc xuất xứ. Từ đó, có sự chuẩn bị về tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực để không bị sụt giảm về sản lượng và chất lượng.

TS. Vũ Tiến Lộc đưa ra quan điểm, các chương trình, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động thực chất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, xúc tiến thương mại ở tầm quốc gia một cách hệ thống đặc biệt là ở các thị trường mới, cập nhật thông tin thị trường và kết nối cung cầu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động hơn tìm hiểu cơ hội, cam kết Hiệp định CPTPP và hành động hiện thực hóa lợi ích từ Hiệp định là đòi hỏi quan trọng nhất. Song song với đó, nâng cao năng lực cạnh tranh mà bắt đầu tư năng lực cạnh tranh của sản phẩm không chỉ là công việc thường xuyên mà còn là chìa khóa để doanh nghiệp chớp được các cơ hội từ quá trình hội nhập.

Về phía Chính phủ, để doanh nghiệp tiếp tục tận dụng tốt hơn Hiệp định này, bà Nguyễn Cẩm Trang nhận định, Chính phủ cần rà soát quy định pháp luật liên quan, cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; tăng cường về truyền thông, thông tin về thị trường, định hướng cho doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, giúp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.

Giữa bầu trời u ám Covid-19, CPTPP mang đến 'phép màu' cho thương mại Việt Nam-Canada
Bứt tốc xuất khẩu, kiếm tìm động lực từ các FTA
Ngoại giao kinh tế: Linh hoạt trong bối cảnh mới
Đại sứ Giorgio Aliberti: Việt Nam sẽ thu hút FDI mạnh mẽ hơn
CPTPP mở rộng - Cầu nối Mỹ-Trung?
Ngoại giao kinh tế - Một trụ cột của nền ngoại giao toàn diện hiện đại
TIN LIÊN QUAN

Đọc thêm

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4 - xổ số Vietlott Mega 26/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 26/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 26/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 26/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 26/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 26/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và ...
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chiều ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.
Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt  84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước hơn 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? vàng khó xuống vì 'lực mua khủng' từ nước này?
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Nga tịch thu 440 triệu USD, chuyện gì đang xảy ra?

Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Nga tịch thu 440 triệu USD, chuyện gì đang xảy ra?

Tòa án Nga ra phán quyết tịch thu khoảng 440 triệu USD của JPMorgan Chase - ngân hàng lớn nhất Mỹ - ở nước này.
Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Nga tăng trưởng mạnh mẽ, châu Âu khởi động điều tra ứng dụng Lite của TikTok (Trung Quốc)… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với giá rẻ 'giật mình'; Ấn Độ nêu ý tưởng 'đôi bên cùng có lợi' với Moscow

Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với giá rẻ 'giật mình'; Ấn Độ nêu ý tưởng 'đôi bên cùng có lợi' với Moscow

Giá khí đốt Nga bán cho Trung Quốc sẽ thấp hơn 28% so với giá bán cho người tiêu dùng châu Âu, ít nhất cho đến năm 2027.
Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với Bắc Kinh.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Phiên bản di động