TIN LIÊN QUAN | |
Khi logistics còn bị lệ thuộc | |
Kinh nghiệm khởi nghiệp tại Israel |
|
Đây là lưu ý của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Lễ ký cam kết thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và 21 tỉnh, thành phố phía Bắc, chiều 22/9, tại Hà Nội.
Như vậy đến nay, tất cả các địa phương trên cả nước đã ký cam kết nói trên với VCCI.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (DN), tuy đang tăng mạnh về số lượng, nhưng tỉ lệ số DN trên đầu người của Việt Nam còn tương đối thấp so với quốc tế và khu vực. Muốn tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, không cách nào khác là phải tạo dựng môi trường thuận lợi hơn nữa cho việc thành lập thêm DN.
Do đó, Việt Nam đã tích cực cải thiện các cơ chế chính sách, ban hành các luật mới với tinh thần đổi mới, ký kết các hiệp định thương mại tự do mới, mở ra nhiều cơ hội cho các DN. Đặc biệt, từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển DN, mỗi tháng có gần 10.000 DN mới ra đời.
Riêng tại Hà Nội, trong 8 tháng có hơn 15.000 DN ra đời, Hà Nội cam kết tới 2020 nâng số DN lên ít nhất có 400.000. Nếu cộng với cam kết của TPHCM là ít nhất có 500.000 DN thì riêng 2 thành phố lớn đã có 900.000 DN vào năm 2020.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chứng kiến Lễ ký cam kết. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Cùng với Nghị quyết 35, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, Thủ tướng ban hành Quyết định 844/QĐ-TTg về hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Chính phủ cũng đang tích cực chuẩn bị trình Quốc hội Luật sửa đổi 15 luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ tập trung hỗ trợ các DNNVV, hỗ trợ DN khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp, tác động để chuyển các hộ kinh doanh lên thành DN.
“Quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ là rất rõ ràng, nhưng cộng đồng DN tại các địa phương sẽ nhìn vào động thái của lãnh đạo địa phương trong việc thực hiện chương trình hành động như thế nào sau khi ký cam kết”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh lại yêu cầu với VCCI về việc thống kê số DN, đồng thời phối hợp với Tổng cục Thống kê xây dựng bộ chỉ số “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp”…
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng: Trong 3 tháng kể từ khi ban hành Nghị quyết 35 là hành trình rất quyết liệt của Chính phủ. Niềm tin của cộng đồng DN đang được khơi dậy không chỉ trong nước, mà còn ở cộng đồng DN quốc tế, mở ra nhiều cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Với việc lần đầu tiên vượt ngưỡng có hơn 100.000 DN thành lập mới trong một năm (tính đến tháng 9/2016), có thể nói, Nghị quyết về phát triển DN khởi nghiệp đã bước đầu thành công.
“Quá trình ký kết cam kết với các địa phương là quá trình truyền ngọn lửa cải cách từ Chính phủ xuống các địa phương. Do đó, mục tiêu đạt ít nhất 1 triệu DN vào năm 2020 chắc chắn trong tầm tay”, lãnh đạo VCCI khẳng định.
“Chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp của Đảng đã rõ ràng” Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm “vì doanh nghiệp, vì người dân” nhưng để đạt ... |
Bắt kịp xu thế xây dựng thương hiệu Các doanh nghiệp Việt Nam đã dần bắt kịp với xu thế toàn cầu về đầu tư vào giá trị vô hình trong doanh nghiệp ... |
Hải Phòng phải tạo sức sống mới trong đầu tư kinh doanh “Hải Phòng phải tạo một sức sống mới, niềm tin mới, niềm hứng khởi trong đầu tư, làm ăn của người dân và doanh nghiệp”. |