Nhỏ Bình thường Lớn

Muốn tạo vị thế nhưng lại thắt chặt “hầu bao”, Australia đã quá “khôn ngoan”?

TGVN. Chính phủ Australia đang cắt giảm ngân sách cho hoạt động đối ngoại nhưng vẫn muốn tạo ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong khu vực. Đây thực sự là một bài toán nan giải đối với Chính phủ Thủ tướng Scott Morrison.    
TIN LIÊN QUAN
muon tao vi the nhung lai that chat hau bao australia da qua khon ngoan Australia: Hàng loạt gấu koala chết cháy trên ngọn cây
muon tao vi the nhung lai that chat hau bao australia da qua khon ngoan Chuyên gia Australia: Hành xử quốc tế của Trung Quốc là không thân thiện
muon tao vi the nhung lai that chat hau bao australia da qua khon ngoan
Australia đang có chính sách giảm sâu ngân sách hoạt động ngoại giao và phát triển. (Nguồn: Probono)

Nghịch lý giữa chính sách và thực tế

Một nhóm chuyên gia chính sách đối ngoại hàng đầu của Australia đang nỗ lực kêu gọi Chính phủ Thủ tướng Scott Morrison tăng cường ngân sách cho ngoại giao và các hoạt động đối ngoại để tránh một kịch bản rằng Australia sẽ trở thành một hình ảnh lu mờ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Australia Alex Hawke trong tuần này sẽ đưa ra một đánh giá tổng quan về ngân sách hoạt động đối ngoại của Australia, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng nhân rộng sự hiện diện không chỉ trong khu vực mà trên khắp thế giới.

Các chuyên gia ngoại giao và an ninh, bao gồm các cựu thành viên cao cấp của các cơ quan tình báo đã nhận định rằng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương cần phải được “phanh lại” bằng tất cả các lĩnh vực của "quyền lực quốc gia" như ngoại giao, thương mại, viện trợ nước ngoài và quốc phòng.

Các thành viên của Đối thoại Phát triển, Ngoại giao và Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm 25 chuyên gia quan hệ quốc tế có ảnh hưởng nhất của Australia kêu gọi chính phủ Australia tái tập trung vào các hoạt động đối ngoại ở khu vực châu Á.

Kể từ năm 2013, tổng ngân sách ngoại giao và phát triển của Austrlia đã giảm từ 1,5% ngân sách liên bang xuống còn 1,3%. Các quốc gia phát triển khác có nền kinh tế tương đương Australia đang có mức chi tiêu cho ngoại giao nhiều hơn đáng kể. Chẳng hạn như Canada dành 1,9% ngân sách cho ngoại giao và viện trợ, con số này của Hà Lan là 4,3%.

Nhà phân tích chính sách đối ngoại Allan Gyngell, cựu giám đốc cơ quan tình báo hàng đầu của Australia cho biết hiện nay cả vấn đề ngân sách và định hướng cho ngân sách ngoại giao của Australia đều khó khăn. Australia sẽ không bao giờ có đủ quyền lực hay sự giàu có để ép buộc các quốc gia khác làm theo những điều mình muốn, vì vậy, thuyết phục là kỹ năng mà Australia cần phải có.

"Tuy nhiên, chúng ta lại đang cắt giảm chi tiêu trong các công cụ mà chúng ta cần sử dụng một cách hiệu quả - ngoại giao, viện trợ và sức mạnh mềm", ông Gyngell nói.

Ông Allan Gyngell, hiện là Chủ tịch Quốc gia của Viện Các vấn đề quốc tế Australia, nhận định rằng Australia sẽ không thể chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương nếu chỉ bằng cách tập trung vào viện trợ. Australia cần phải tận dụng tất cả các nguồn lực của quốc gia cho nhiệm vụ đó.

muon tao vi the nhung lai that chat hau bao australia da qua khon ngoan
Australia không thể chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương nếu chỉ bằng cách tập trung vào viện trợ. (Nguồn: DFAT)

Gia tăng ảnh hưởng hay lu mờ hình ảnh

Austrlia đang rà soát và cân bằng lại ngân sách cho ngoại giao của mình. Tuần trước, Australia thậm chí đã cắt đứt tất cả viện trợ song phương cho Pakistan.

Melissa Conley Tyler, Giám đốc Đối ngoại của AsiaLink, quỹ tài trợ của Chính phủ Australia đánh giá ngân sách viện trợ và ngoại giao của Australia cần tăng từ 1,3% lên 1,5% trong tổng chi tiêu tại mức tối thiểu. “Pakistan là một thí dụ - phát triển là một thành tố chính trong quan hệ (song phương)" và việc cắt viện trợ đã "khiến chúng tôi có rất ít ảnh hưởng với Pakistan", cô nói.

Giám đốc điều hành của Hội đồng Phát triển Quốc tế Australia Marc Purcell cho rằng Australia có quyền lựa chọn, một là gia tăng ảnh hưởng lớn hơn đối với các nước châu Á, hai là giảm dần phạm vi ảnh hưởng và thu hẹp về mức độ liên quan.

Australia sẽ chỉ chi khoảng 4 tỷ AUD cho viện trợ quốc tế, tương đương với 0,2% GDP, bất chấp những lời chỉ trích rằng Australia không chi tiêu nhiều cho hoạt động ngoại giao và phát triển so với các quốc gia có trình độ phát triển tương đương. Thay vì hào phóng “hầu bao” của mình, Australia sẽ thận trọng hơn trong việc xem xét các ưu tiên quan hệ đối với từng quốc gia, lấy đó làm cơ sở cho các khoản viện trợ quốc tế.

Không hài lòng với chính sách hiện tại về hoạt động đối ngoại của Chính phủ, cựu Bộ trưởng Ngoại giao, Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Australia (ANU) Gareth Evans chia sẻ rằng ông bị sốc trước ngân sách chi tiêu và tính không hiệu quả của phân bổ ngân sách ngoại giao và phát triển của Australia.

“Chúng ta nên vươn mình xa hơn ra quốc tế, thay vì cắt giảm ngân sách đối ngoại một cách ‘dã man’. So với việc chúng ta chuẩn bị chi 225 tỷ AUD cho các tàu ngầm, thì số tiền chúng ta chi cho ngoại giao quả thật không thấm vào đâu”, cựu Bộ trưởng Gareth Evans than thở.

muon tao vi the nhung lai that chat hau bao australia da qua khon ngoan

Khí hậu Australia thiết lập kỷ lục nắng nóng mới

TGVN. Khí hậu Australia đã thiết lập một kỷ lục mới với 36 tháng liên tiếp có ngưỡng nhiệt độ cao hơn mức trung bình dài ...

muon tao vi the nhung lai that chat hau bao australia da qua khon ngoan

Xuất khẩu rượu vang Australia khởi sắc sau một thập kỷ

TGVN. Ngành công nghiệp rượu vang Australia đã có sự tăng trưởng đáng kể, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,9 tỷ AUD (1,97 ...

muon tao vi the nhung lai that chat hau bao australia da qua khon ngoan

Lo ngại Bắc Kinh kiểm soát đất hiếm, Australia - Mỹ "bắt tay" hợp tác

TGVN. Bộ trưởng Tài nguyên Australia Matt Canavan ngày 13/10 thông báo Australia và Mỹ sẽ ban hành một chiến lược chung về đất hiếm ...

(theo The Age)