Chuyên gia Australia: Hành xử quốc tế của Trung Quốc là không thân thiện

Trong một bài bình luận trên trang Trategist, Allan Behm - chuyên gia quốc tế và quốc phòng tại viện Australia cho rằng, trong đối ngoại, Trung Quốc nên quay trở lại các biện pháp ngoại giao thay vì ứng xử thiếu thân thiện như hiện tại.        
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen gia australia hanh xu quoc te cua trung quoc la khong than thien Tổng thống Mỹ nói về Đạo luật ủng hộ Hong Kong và đàm phán với Trung Quốc
chuyen gia australia hanh xu quoc te cua trung quoc la khong than thien Australia cấm, Canada chần chừ, Huawei tung chiêu 'cảnh báo'
chuyen gia australia hanh xu quoc te cua trung quoc la khong than thien
Trung Quốc cần xây dựng uy tín của sức mạnh quốc gia để tạo ra những tác động chiến lược. (Nguồn: Strategist)

Cách “tự đánh bại”

Theo chuyên gia Allan Behm, với sức mạnh nổi trội về kinh tế và chiến lược chính trị, Trung Quốc đang sở hữu một sức mạnh quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn. Nhưng để làm được điều này, Trung Quốc cần xây dựng uy tín của sức mạnh quốc gia để tạo ra những tác động chiến lược.

Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ đã khẳng định được vị thế của mình và nhờ đó có khả năng chi phối thế giới. Tuy nhiên, chuyên gia Allan Behm cho rằng, đến thời Tổng thống Donald Trump, ông muốn thu hẹp phạm vi can dự của nước Mỹ để phát triển chính sách “nước Mỹ trên hết”. Trung Quốc cũng đã không bỏ lỡ cơ hội này nhưng có lẽ Trung Quốc đã không sử dụng quyền lực của mình để thay thế ảnh hưởng của Mỹ một cách hợp pháp.

Về kinh tế, chuyên gia Allan Behm nhận định, sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh cũng là một cái “bẫy” cho nhiều quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là với sức mạnh kinh tế hiện tại của Trung Quốc, nền kinh tế của quốc gia này sẽ vẫn chi phối lợi ích kinh tế của nhiều nước trong khu vực. Với Australia, theo như cựu Tổng Giám đốc Văn phòng Đánh giá Quốc gia Allan Gyngell, dù muốn hay không, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn tác động mạnh mẽ tới tương lai nền kinh tế Australia.

Thượng nghị sỹ Australia Peter Hartcher cũng đã có những nghiên cứu nhằm đưa ra những gợi ý nghiêm túc về phương hướng chính sách của Australia đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, chuyên gia Allan Behm cho rằng, những nghiên cứu này lại không giải quyết được những vấn đề cơ bản về tư duy và tạo ra một cảm giác bất an cũng như thiếu sự tự tin của một “người chơi” toàn cầu.

Chuyên gia Allan Behm nhấn mạnh, hành xử quốc tế của Trung Quốc cho thấy một hình ảnh không thân thiện, có thiên hướng “thổi phồng, khuất phục” hơn là “đàm phán và thuyết phục”. Đó là cách mà Trung Quốc tự đánh bại mình. Sự trở lại với phương cách ngoại giao của Trung Quốc sẽ tốt hơn cho chính quốc gia này và cộng đồng quốc tế. Ngoại giao, theo nhà lý luận Ernest Satow là ứng dụng trí thông minh và chiến thuật để điều tiết mối quan hệ giữa các chính phủ. Với những gì Trung Quốc đang thể hiện hiện nay, các cuộc đối thoại đều có thể dẫn đến những đối đầu.

Ám ảnh nỗi lo

Gần đây, quan hệ Australia - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng do vấn đề sở hữu trí tuệ và tấn công mạng. Theo chuyên gia Allan Behm, Trung Quốc cũng đã nỗ lực tìm cách “cài cắm” người vào Quốc hội Australia. Tuy nhiên, những tính toán của Bắc Kinh cũng “vụng về” như chính tham vọng của họ. Wang Liqiang, người tự nhận là gián điệp Trung Quốc đào tẩu, đã cung cấp cho Cơ quan phản gián Australia danh tính các sĩ quan tình báo quân sự cấp cao của Trung Quốc tại Hong Kong, cùng cách họ tài trợ và tiến hành các hoạt động tại Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc) và Australia.

Những lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc trước đây chỉ hiện lên mơ hồ. Giờ đây, người Australia cảm thấy tham vọng chính trị của Bắc Kinh và các hoạt động gián điệp trở nên rõ ràng và cụ thể hơn. "Đây là vấn đề không thể lờ đi được", Hugh White, cựu quan chức tình báo giảng dạy tại Đại học Quốc gia Australia, nói. "Chúng ta đã đánh giá thấp mức độ gia tăng sức mạnh của Trung Quốc và tham vọng sử dụng sức mạnh đó".

Công chúng Australia cũng đang giảm thiện cảm với Trung Quốc. Hastie, Chủ tịch Ủy ban tình báo Quốc hội Australia, nói rằng văn phòng của ông đã nhận được email và thư từ nhiều người dân trên khắp đất nước, bày tỏ sự phẫn nộ và lo lắng về các hành động của Trung Quốc tại Australia.

Còn các quan chức Mỹ thường mô tả Australia như một phép thử, một đồng minh của Washington nhưng có mối quan hệ đủ gần gũi với Bắc Kinh để xem điều gì sẽ xảy ra với các nước khác.

chuyen gia australia hanh xu quoc te cua trung quoc la khong than thien

Thư ký Hội đồng An ninh Nga thăm Trung Quốc

TGVN. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 1-4/12 để tham gia tham vấn an ninh ...

chuyen gia australia hanh xu quoc te cua trung quoc la khong than thien

Trung Quốc cấm sử dụng AI và robot mạng để tạo tin giả

TGVN. Trung Quốc đã ban hành quy định mới cấm các nhà cung cấp nội dung trực tuyến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ...

chuyen gia australia hanh xu quoc te cua trung quoc la khong than thien

Truyền thông Trung Quốc 'chỉ điểm' cường quốc hạt nhân giấu mặt

TGVN. Tờ Sohu của Trung Quốc mới đây đăng bài viết cho rằng Nhật Bản là cường quốc hạt nhân thực sự và kêu gọi ...

(theo Strategist)

Đọc thêm

Kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động 1/5: Ngày hội của công nhân và nhân dân lao động

Kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động 1/5: Ngày hội của công nhân và nhân dân lao động

Từ năm 1946, ngày 1/5 trở thành Ngày quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng...
UEFA Champions League: Đầy sắc sảo trong các pha phản công, Real Madrid hòa Bayern Munich trên sân khách

UEFA Champions League: Đầy sắc sảo trong các pha phản công, Real Madrid hòa Bayern Munich trên sân khách

Real Madrid hành quân đến sân Allianz Arena (Đức) với sự tự tin cao độ khi họ thắng 6/7 lần đối đầu gần nhất trước Bayern Munich.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Truyền thông Cuba, Mexico đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4, đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam

Truyền thông Cuba, Mexico đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4, đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam

Chiến thắng 30/4/1975 là minh chứng rõ nét cho tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.
Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) tổ chức cuộc họp bầu chọn lãnh đạo tại Văn phòng Thủ tướng Haiti ở thủ đô Port-au-Prince ngày 30/4.
Eurozone thoát suy thoái, tăng trưởng cao hơn dự kiến, ECB có thể làm điều này

Eurozone thoát suy thoái, tăng trưởng cao hơn dự kiến, ECB có thể làm điều này

Dữ liệu về lạm phát của Pháp và Eurozone củng cố niềm tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể bắt đầu hạ lãi suất vào đầu ...
Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi sẽ tới Iran để gặp giới chức cấp cao nước chủ nhà trong 2 ngày 6-7/5.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) tổ chức cuộc họp bầu chọn lãnh đạo tại Văn phòng Thủ tướng Haiti ở thủ đô Port-au-Prince ngày 30/4.
EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU mở cuộc điều tra đối với Facebook và Instagram do nghi ngờ không thực hiện đầy đủ các biện pháp chống tin giả.
Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Ngày 30/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này trong 24 giờ qua đã bắn hạ 6 tên lửa chiến thuật ATACMS của Ukraine do Mỹ sản xuất.
Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia cáo buộc Nga vi phạm các quy định về không phận quốc tế khi can thiệp vào tín hiệu GPS ngày 29/4.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động