Mỹ-Ấn Độ họp Đối thoại 2+2: Thể chế hóa hợp tác, vững vàng trước khó khăn

Sinh Thành
TGVN. Đối thoại 2+2 kết thúc ngày 27/10 chứng kiến quan hệ hợp tác Mỹ-Ấn Độ ngày một khăng khít trước những diễn biến mới ở khu vực và thế giới. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kết thúc Đối thoại 2+2 lần thứ 3 giữa các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Ấn Độ và Mỹ tại thủ đô New Delhi, viết trên Twitter ngày 27/10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định: “Tôi vui mừng trước những tiến bộ to lớn trong quan hệ Ấn-Mỹ và các kết quả của cuộc Đối thoại 2+2”.

Sự hài lòng của nhà lãnh đạo nước chủ nhà là hoàn toàn có cơ sở khi trong Đối thoại lần này, hai bên đã ký Hiệp định Hợp tác và Trao đổi Cơ bản (BECA). Hiệp định này cho phép Ấn Độ truy cập dữ liệu chính xác, hình ảnh địa hình, bản đồ, dữ liệu hàng hải và hàng không và dữ liệu vệ tinh trên cơ sở thời gian thực từ các vệ tinh quân sự của Mỹ. Qua đó, nó sẽ hỗ trợ cung cấp độ chính xác tốt hơn cho các loại vũ khí như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái của Ấn Độ, đồng thời, bổ trợ hoạt động cứu trợ trong thiên tai và an ninh chiến lược.

Mỹ-Ấn Độ họp Đối thoại 2+2: Thể chế hóa hợp tác, vững vàng trước khó khăn
Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Ấn Độ tại cuộc họp báo sau Đối thoại ngày 27/10. (Nguồn: IANS)

Bước tiến lớn

BECA là một trong bốn hiệp định cơ bản mà một quốc gia cần ký kết để trở thành đối tác quốc phòng lớn của Mỹ. Ba hiệp định khác mà Ấn Độ đã ký trước đó với Mỹ là Hiệp định chung về an ninh thông tin quân sự (GSOMIA), Hiệp định trao đổi hậu cần (LEMOA) và Hiệp định Tương thích thông tin liên lạc và bảo mật (COMCASA). Đây là những hiệp định “nền tảng” cho phép quân đội hai nước hiệp đồng tác chiến trong trường hợp xảy ra xung đột.

Đàm phán Hiệp định BECA diễn ra từ lâu, song bị trì hoãn do lo ngại từ Ấn Độ về sự phụ thuộc vào hệ thống thông tin địa lý GPS của Mỹ. Tuy nhiên, tình hình mới, hai nước buộc phải đẩy nhanh đàm phán và sớm ký Hiệp định này. Chính vì vậy, Bộ trưởng Rajnath Singh đã ca ngợi việc ký BECA là “thành tựu rất có ý nghĩa”.

Phát biểu sau Đối thoại, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không úp mở khi kêu gọi Ấn Độ phối hợp với Mỹ để “đối đầu các mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra với an ninh và tự do”. Về phần mình, dù không đề cập trực tiếp đến láng giềng châu Á, song Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cũng nhất trí hai bên cần hợp tác để đối phó với “các mối quan ngại an ninh chung”.

Việc đẩy nhanh ký kết Hiệp định BECA chỉ là một trong nhiều cách phản ứng của Ấn Độ với đe dọa từ Trung Quốc, đặc biệt sau đụng độ biên giới tại Doklam (2017) và Ladakh (5/2020-nay). Ấn Độ, Mỹ cùng Nhật Bản và Australia đã tích cực hơn trong họp Bộ Tứ ngày 6/10 tại Tokyo. Ấn Độ cũng mời Australia tham gia tập trận hải quân Malabar cùng Mỹ và Nhật Bản vào tháng 11 tới.

Quan tâm chung

Song BECA chỉ là phần nổi nhất từ Đối thoại 2+2 giữa Mỹ và Ấn Độ lần này. Tuyên bố chung cho thấy quan điểm gần gũi của hai bên về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao trùm, hòa bình và thịnh vượng; một trật tự dựa trên luật lệ, với vai trò trung tâm của ASEAN, pháp quyền, đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững và minh bạch, tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng chủ quyền lẫn nhau và giải quyết hòa bình các tranh chấp; đảm bảo lợi ích kinh tế và an ninh của tất cả các bên liên quan có lợi ích hợp pháp trong khu vực; với Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông không phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bất kỳ quốc gia nào theo luật pháp quốc tế.

Tin liên quan
Tổng thống Mỹ thăm Ấn Độ: Câu chuyện cũ, cam kết mới Tổng thống Mỹ thăm Ấn Độ: Câu chuyện cũ, cam kết mới

Mỹ tái khẳng định ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được cải tổ và một phần của Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG). Ấn Độ là Đối tác quốc phòng chủ chốt (MDP) toàn diện, bền vững và nhiều mặt cùa Mỹ. Hai bên sẽ tăng cường chia sẻ thông tin, thương mại quốc phòng, phối hợp dịch vụ chung và hiệp đồng tác chiến. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định Washington sẽ cung cấp thêm máy bay chiến đấu và không người lái vũ trang cho New Delhi.

Ngoài ra, Tuyên bố chung cho thấy hợp tác đối phó đại dịch Covid-19 sẽ là lĩnh vực ưu tiên mà hai bên quyết tâm thực hiện ngay, thông qua hợp tác nghiên cứu, phát triển và sản xuất hàng loạt vaccine, mở rộng quyền tiếp cận vaccine, đảm bảo quy trình điều trị chất lượng cao, an toàn, hiệu quả với giá cả phải chăng trên quy mô toàn cầu. Hai bên cũng cam kết tăng cường hợp tác về năng lượng, không gian, tài chính bền vững cho phát triển cơ sở hạ tầng, an ninh mạng và chống khủng bố.

Quan trọng hơn, Đối thoại 2+2 lần này phản ánh đúng chủ trương mới của hai bên nhằm thể chế hóa quan hệ chiến lược, giảm sự phụ thuộc quá mức vào mối quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo, và hạn chế tác động do vướng mắc thương mại còn tồn tại.

Điều này thể hiện rõ hơn qua phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Esper: “Trọng tâm của chúng tôi bây giờ là thể chế hóa và chính quy hóa hợp tác của chúng tôi để đối phó với những thách thức trước mắt và duy trì các nguyên tắc về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở trong tương lai”.

“Trọng tâm của chúng tôi bây giờ là thể chế hóa và chính quy hóa hợp tác của chúng tôi để đối phó với những thách thức trước mắt và duy trì các nguyên tắc về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở trong tương lai”.

Và hơn thế nữa

Việc ký BECA là một bước thể chế hóa hơn nữa mối quan hệ chiến lược Ấn-Mỹ giúp 2 nước hợp tác chặt chẽ hơn về chiến lược và quân sự, mà không bị áp lực phải trở thành liên minh chính thức. Thăm Ấn Độ đầu tháng 10/2020, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun khẳng định rằng hợp tác quân sự Mỹ-Ấn không phải là một liên minh quân sự. Phía Ấn Độ cũng biết rằng Mỹ sẽ không tham chiến khi Ấn Độ có xung đột với bên ngoài, nhưng Mỹ đem lại nhiều lợi ích cho Ấn Độ, nhất là khả năng toàn cầu về hậu cần và tình báo.

Ngược lại, Washington có lợi khi bán vũ khí cho New Delhi, nhất là khi xung đột nổ ra. Ấn Độ ngày càng coi trọng khí tài quân sự Mỹ vì định giá minh bạch, dễ dàng vận hành và bảo trì, qua đó giảm phụ thuộc vào khí tài Nga. Hiện tổng trị giá khí tài Ấn Độ mua từ Mỹ đạt hơn 15 tỷ USD và dự kiến sẽ gấp đôi thời gian tới. Quan hệ hợp tác quân sự Mỹ-Ấn, vì thế sẽ ngày một khăng khít hơn trong tương lai.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kỳ vọng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu của kinh tế thế giới

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kỳ vọng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu của kinh tế thế giới

TGVN. Sáng 28/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến dự và phát biểu tại Diễn đàn ...

Lo Mỹ ép tham gia Bộ Tứ, ngại 'đụng chạm' Trung Quốc, Hàn Quốc 'tiến thoái lưỡng nan'

Lo Mỹ ép tham gia Bộ Tứ, ngại 'đụng chạm' Trung Quốc, Hàn Quốc 'tiến thoái lưỡng nan'

TGVN. Ngày 27/10, ông Moon Chung-in, Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, việc Hàn Quốc tham gia vào ...

Mỹ-Ấn Độ: Đối thoại 2+2 hay sự phá vỡ mô hình quan hệ thời hậu chiến

Mỹ-Ấn Độ: Đối thoại 2+2 hay sự phá vỡ mô hình quan hệ thời hậu chiến

TGVN. Đối thoại 2+2 là một minh chứng cho thấy Mỹ và Ấn Độ đang có những cách tiếp cận mới đối với quan hệ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/12 và sáng 21/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Thái Lan vs Campuchia; La Liga - Girona vs Valladolid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/12 và sáng 21/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Thái Lan vs Campuchia; La Liga - Girona vs Valladolid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/12 và sáng 21/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Malaysia vs Singapore; La Liga - Girona vs Valladolid...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 20/12/2024: Ma Kết mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 20/12/2024: Ma Kết mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 20/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phát huy truyền thống lịch sử đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ

Phát huy truyền thống lịch sử đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ

Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam-Ấn Độ lần thứ 12 sẽ làm sâu sắc thêm sự hợp tác trong mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế và chính ...
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Sydney, Australia

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Sydney, Australia

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao các hội đoàn người Việt tại Australia có nhiều hoạt động hướng về quê hương đất nước và đoàn kết dân ...
PGS. TS. Trần Đình Thiên: Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các 'sếu đầu đàn'

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các 'sếu đầu đàn'

Những năm qua, Ninh Thuận đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Chiêm ngưỡng tiêm kích Su30-MK2 lộn nhào, nhả bẫy nhiệt trên không

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Chiêm ngưỡng tiêm kích Su30-MK2 lộn nhào, nhả bẫy nhiệt trên không

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, biên đội tiêm kích Su30-MK2 và trực thăng Mi có màn bay chào mừng ấn tượng.
Gọi Tây Balkan là 'trái tim', EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới 'nhà chung'

Gọi Tây Balkan là 'trái tim', EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới 'nhà chung'

Hội nghị thượng đỉnh EU-Tây Balkan ngày 18/12 đã thông qua Tuyên bố Brussels, gửi đi thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ về tương lai chung của hai bên.
Nigeria: Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Nigeria: Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Ít nhất 30 trẻ em đã thiệt mạng và hàng chục trẻ bị thương trong vụ giẫm đạp tại một hội chợ dành cho thiếu nhi được tổ chức ở Nigeria.
Mỹ duyệt chi kỷ lục cho ngân sách quốc phòng, 'dốc mạnh hầu bao' cho Israel còn Ukraine thì sao?

Mỹ duyệt chi kỷ lục cho ngân sách quốc phòng, 'dốc mạnh hầu bao' cho Israel còn Ukraine thì sao?

Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA), cho phép chi ngân sách trị giá 895 tỷ USD cho Bộ Quốc phòng.
Vấn đề biên giới: Ấn Độ-Trung Quốc đạt 6 điểm đồng, 'mồi lửa' làm ấm mối quan hệ giá băng

Vấn đề biên giới: Ấn Độ-Trung Quốc đạt 6 điểm đồng, 'mồi lửa' làm ấm mối quan hệ giá băng

Trung Quốc và Ấn Độ nêu bật tầm quan trọng của mối quan hệ tốt đẹp, ổn định và có thể dự đoán được giữa đối với hòa bình, ổn định quốc tế.
Tổng thống Azerbaijan: Kịch bản Nga-NATO xung đột 'nóng' tương đương ngày tận thế, đặt kỳ vọng nơi ông Trump

Tổng thống Azerbaijan: Kịch bản Nga-NATO xung đột 'nóng' tương đương ngày tận thế, đặt kỳ vọng nơi ông Trump

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev khẳng định, sẽ không có bên nào chiến thắng nếu nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và NATO.
Thủ tướng Hungary dồn ép Tổng thống Ukraine đến cùng bất chấp việc bị cự tuyệt

Thủ tướng Hungary dồn ép Tổng thống Ukraine đến cùng bất chấp việc bị cự tuyệt

Thủ tướng Hungary Vicktor Orban đang nỗ lực để trở thành một nhà trung gian giải quyết thành công xung đột Nga-Ukraine.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Phiên bản di động