Mỹ đang nhường “sân chơi” châu Á cho Trung Quốc?

TGVN. Theo tờ Nikkei Asian Review, việc Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thờ ơ với các thiết chế đa phương ở châu Á như Hội nghị Cấp cao Đông Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... đang tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my dang nhuong san choi chau a cho trung quoc Biển Đông không chỉ có khác biệt mà còn là hợp tác song phương và đa phương
my dang nhuong san choi chau a cho trung quoc Chủ nghĩa đa phương trong ứng phó với thách thức toàn cầu
my dang nhuong san choi chau a cho trung quoc
Ông Robert C. O’Brien, phụ tá đặc trách các vấn đề an ninh quốc gia đại diện cho Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á. (Nguồn: Nikkei Asian Review)

Phớt lờ vai trò các tổ chức đa phương

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo trọng tâm mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điều này vẫn được biết đến như hành động “xoay trục sang châu Á” của Mỹ. Điểm cốt lõi trong chiến lược của cựu Tổng thống Mỹ Obama nhằm tăng cường sự can dự của Mỹ là cam kết đối với chủ nghĩa đa phương trong khu vực.

Từ quyết định tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á trong những ngày đầu tiên của Chính quyền cho đến việc ký kết thỏa thuận thương mại tự do mang tên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong những tháng cuối cùng còn tại nhiệm, ông Obama tin rằng, Mỹ có thể duy trì các lợi ích của mình thông qua việc tăng cường các tổ chức khu vực.

Cựu Tổng thống Barack Obama đã tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ nhất ở Bali vào năm 2011 và tiếp tục tham dự diễn đàn này vào các năm sau đó, ngoại trừ năm 2013 khi Chính phủ Mỹ phải đóng cửa tạm thời.

Tuy nhiên, vào tháng Mười năm nay, Tổng thống Donald Trump đã đặt dấu chấm hết cho cách tiếp cận này. Với quyết định cử một quan chức bậc trung trong nội các tới tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á, ông Trump đã cho thấy, các tổ chức đa phương không có vị trí nào trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà nhà lãnh đạo này thường đề cập. Đây là năm thứ ba liên tiếp Tổng thống Trump không tham dự diễn đàn này.

Tất nhiên, việc ông Trump thờ ơ với chủ nghĩa đa phương đã thể hiện ngay từ những ngày đầu ông nhậm chức. Bằng quyết định rút Mỹ khỏi TPP và thông báo Mỹ sẽ chỉ tập trung vào các thỏa thuận thương mại song phương, đồng thời bác bỏ việc bổ nhiệm các thành viên mới cho cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Chính quyền của ông Trump đã đi ngược lịch sử 75 năm ủng hộ thương mại đa phương của lưỡng đảng ở Mỹ.

Chỉ một tuần sau khi từ chối tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thông báo quyết định chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

my dang nhuong san choi chau a cho trung quoc Vắng mặt tại Hội nghị Cấp cao ASEAN: Mỹ đang “tặng quà” cho Trung Quốc?

TGVN. Trước động thái Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ ba liên tiếp vắng mặt tại Hội nghị Cấp cao ASEAN, tờ Liên hợp ...

Đối trọng với Bắc Kinh

Không có bất cứ nơi đâu mà quan hệ đa phương lại quan trọng hơn ở khu vực Đông Á. Để đối phó với sức mạnh kinh tế và quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, các nước trong khu vực này rất muốn tìm kiếm các chiến lược để chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh. Các thỏa thuận đa phương có hiệu quả cho phép họ kháng cự trước chiến lược “chia để trị” của Trung Quốc mà không bị ép buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ.

Được dẫn dắt bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong ba thập kỷ qua, khu vực này đã xây dựng nhiều thỏa thuận mới, giải quyết hàng loạt các vấn đề, từ chính trị và các vấn đề xuyên quốc gia như y tế công và năng lượng tại Hội nghị Cấp cao Đông Á, cho đến các vấn đề an ninh tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng châu Á và thương mại tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), hiệp định TPP.

Một số ý kiến cho rằng kết quả mà các tổ chức này mang lại vẫn còn khiêm tốn, trong đó đáng chú ý nhất là TPP. Các hội nghị này vẫn bị đánh giá giống như những cuộc trình diễn. Những người theo thuyết duy thực cho rằng, việc tham gia hay không tham gia vào các tổ chức quốc tế không hoặc hầu như không tác động tới việc các nhà nước hành động như thế nào trong thực tế. Chắc chắn rằng, việc tham gia vào các hội nghị thượng đỉnh không đảm bảo một cam kết thực chất cho khu vực này.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo khu vực đang tìm cách phán đoán ý định của Mỹ, họ vẫn thường coi các quyết định này là một dấu hiệu cho các ưu tiên của Mỹ. Không có sự tham gia của Mỹ, các thỏa thuận này không có cơ hội tạo ra phương án thay thế có thể đứng vững trước sự cạnh tranh nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc. Và cũng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng, khi phải đối mặt với sự lựa chọn sống còn, các nước này sẽ đứng về phía Mỹ.

Hội nghị Cấp cao Đông Á là một phương tiện cực kỳ hữu ích cho sự can dự của Mỹ. Đó là hội nghị khu vực duy nhất có sự tham gia rộng rãi của nhiều nước, trong đó có Ấn Độ và tất cả các đồng minh chủ chốt của Mỹ cũng như Trung Quốc và Nga. Các hội nghị này không chỉ mang lại cơ hội để thảo luận về hàng loạt các vấn đề cấp bách của khu vực, mà còn là nơi diễn ra các cuộc gặp cá nhân giữa Tổng thống Mỹ và các đối tác quan trọng.

Việc Mỹ không quan tâm tới các thiết chế đa phương khu vực là một mối đe dọa cho sự tồn tại của các thiết chế này. Bên cạnh đó, quyết định gần đây của Ấn Độ không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cho thấy rằng, không chỉ có Mỹ theo chủ nghĩa đơn phương.

Có lẽ sẽ khó có thể hy vọng rằng, Chính quyền của ông Trump sẽ xem xét lại cái giá của cách tiếp cận bất cẩn của mình đối với chủ nghĩa đa phương trong khu vực. Lúc này, các đồng minh và đối tác của Mỹ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các nỗ lực này.

Vai trò lãnh đạo của Nhật Bản trong việc thúc đẩy Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, Quốc hội Mỹ cũng có thể đóng vai trò bằng cách gia tăng tiếng nói ủng hộ sự tham gia cấp cao của Mỹ vào các thiết chế này và cử các phái đoàn cấp cao tới các hội nghị khu vực quan trọng.

Việc xây dựng các thiết chế hiệu quả ở châu Á - Thái Bình Dương đang là một thách thức lớn, nhưng mọi nỗ lực để duy trì các thiết chế này là “thuốc giải” cực kỳ quan trọng cho sự cạnh tranh Mỹ - Trung, vốn đang đe dọa hòa bình và thịnh vượng ở khu vực.

my dang nhuong san choi chau a cho trung quoc Mỹ đang thực sự quan tâm điều gì ở Đông Nam Á?

TGVN. Trang rawstory.com vừa đăng bài nhận định cho rằng, các đồng minh của Mỹ trong khu vực đang cảm thấy thất vọng trước việc ...

my dang nhuong san choi chau a cho trung quoc Mỹ đẩy “gánh nặng” cho Nhật Bản tại EAS

TGVN. Tờ Sankei số ra ngày 4/11 nhận định, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ “gánh” trọng trách hết sức nặng nề tại Hội ...

my dang nhuong san choi chau a cho trung quoc EAS-12 và thời cơ của Mỹ

Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 12, diễn ra từ ngày 13 - 14/11 tại Philippines khẳng định vị thế và vai ...

(theo Nikkei Asian Review)

Đọc thêm

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu LNG Nga, các quan chức Đức xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên ...
Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza.
XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/5/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 1/5. xổ số hôm nay 1/5. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. KQXSMT thứ 4. SXMT 1/5. dự đoán XSMT ...
XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2024. KQXSMN thứ 4. SXMN 1/5. xổ số hôm nay 1/5. kết quả xổ số ngày 1 ...
Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5/2024...
Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza.
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hối thúc Manila chấm dứt hành động khiêu khích. Trong khi Manila tố Hải cảnh Trung Quốc gây phức tạp tình hình.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển Đông.
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết không loại trừ Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công liên quan đến thiết bị bay không người lái và dù lượn có động cơ.
Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Ngày 29/4, tại Iba, Zambales, nhiệt độ lên tới 53 độ C và Cơ quan PAGASA cảnh báo có thể đạt mức 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C.
Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng nước Malaysia cho rằng GCC và ASEAN nên tìm ra các cơ chế để thúc đẩy thương mại, đầu tư, hợp tác và nghiên cứu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Phiên bản di động