Mỹ-Nhật Bản dự kiến hoàn thành việc phát triển tên lửa đánh chặn mới vào những năm 2030. (Nguồn: RTX) |
Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Martin Meiners, hai nước dự kiến sẽ phát triển một loại tên lửa mới có khả năng đánh chặn vũ khí siêu vượt âm. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về kinh phí và thời gian thực hiện.
Tin liên quan |
Nhật Bản gửi 2 triệu USD cứu trợ nhân đạo đến Hawaii sau thảm họa cháy rừng tàn khốc |
Động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhất trí phát triển chung loại vũ khí này trong cuộc họp trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn tại Trại David, Washington hôm 18/8 vừa qua.
Thời gian gần đây, Nga, Trung Quốc và Triều Tiên cũng đang theo đuổi, nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu vượt âm.
Tên lửa siêu vượt âm - với tốc độ trên Mach 5, nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, có khả năng thay đổi hướng trong khi bay, sẽ khiến các hệ thống radar khó phát hiện, theo dõi và bắn hạ hơn.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Tokyo và Washington đặt mục tiêu hoàn thành việc phát triển tên lửa mới vào những năm 2030.
Trong khi đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định: “Lần hợp tác phát triển này sẽ được xây dựng dựa trên quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa lâu dài giữa Mỹ và Nhật Bản, góp phần tăng cường khả năng răn đe của liên minh”.
Đây sẽ là lần thứ hai Mỹ bắt tay Nhật Bản để phát triển tên lửa đánh chặn, sau tên lửa Tiêu chuẩn-3 Block 2A.
| Australia có thể là nơi 'lý tưởng' để Mỹ thử các loại vũ khí siêu vượt âm mới Ngày 9/8, hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth cho hay Australia có thể là nơi thử nghiệm vũ khí ... |
| Australia ‘tậu’ thêm 200 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ để củng cố năng lực phòng vệ từ xa Ngày 21/8, Bộ Quốc phòng Australia thông báo, Canberra sẽ bỏ ra 1,3 tỷ AUD (833 triệu USD) nhằm tăng cường khả năng tấn công ... |
| Hàn Quốc sản xuất hàng loạt máy bay không người lái, dự báo thời điểm Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Ngày 18/8, Hàn Quốc đã “chốt” kế hoạch sản xuất hàng loạt máy bay không người lái (UAV) tầm trung đến năm 2028, với mục ... |
| Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn: Bước nhảy vọt tiệm cận liên minh? Hội nghị thượng đỉnh độc lập Mỹ-Nhật-Hàn đầu tiên tại Trại David đã chứng kiến một chương mới trong hợp tác ba bên và khởi ... |
| Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn, khởi đầu và hàm ý đằng sau thể chế hợp tác ba bên mới Sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn lần đầu tiên không đơn thuần mang ý nghĩa thời gian mà quan trọng hơn là khởi đầu ... |