Mỹ-Nhật sẽ ‘chơi’ như thế nào trên ‘bàn cờ RCEP’, nơi Trung Quốc đang có lợi thế?

Hoàng Nam
Trung Quốc có lợi thế trong RCEP, gia tăng ảnh hưởng của nước này đối với trật tự kinh tế châu Á. Trong bối cảnh đó, Mỹ và Nhật Bản cần phải đưa ra những ý tưởng mới như thế nào?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản và Mỹ cần làm gì khi RCEP đang mang lại lợi thế toàn cầu cho Trung Quốc?
Mỹ-Nhật sẽ ‘chơi’ như thế nào trên ‘bàn cờ RCEP’, nơi Trung Quốc đang có lợi thế? (Nguồn: Global Times)

Theo tờ Nikkei Asia, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại lớn nhất thế giới bao trùm 30% nền kinh tế toàn cầu, dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm nay.

RCEP bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

“Bàn cờ” lớn ở châu Á-Thái Bình Dương

Ông Zbigniew Brzezinski, Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, từng gọi Lục địa Á-Âu (Eurasia) là "bàn cờ lớn" để Liên Xô chống lại phương Tây. Giờ đây, một bàn cờ lớn khác đang phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với cuộc chiến kinh tế giữa Trung Quốc và thế giới tự do ngày càng trở nên gay gắt.

Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ nỗ lực khởi động Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như một công cụ để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến lược đó đã sụp đổ khi cựu Tổng thống Donald Trump rút nước này ra khỏi TPP vào năm 2017.

Nhật Bản đã nỗ lực cứu vãn TPP bằng cách thúc đẩy một thỏa thuận gồm 11 thành viên được gọi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên, không có Mỹ, CPTPP trở thành một thỏa thuận có quy mô khiêm tốn hơn khi chỉ chiếm hơn 10% kinh tế toàn cầu. Điều này tạo cơ hội cho Trung Quốc "phản công" thông qua RCEP.

Tin liên quan
Căng thẳng Mỹ-Trung: Ông Biden đắc lợi, Bắc Kinh bất cần và 3 lý do để dự đoán mối quan hệ tay đôi Căng thẳng Mỹ-Trung: Ông Biden đắc lợi, Bắc Kinh bất cần và 3 lý do để dự đoán mối quan hệ tay đôi

Với RCEP, các quốc gia thành viên sẽ xóa bỏ thuế đối với 91% danh mục hàng hóa, thấp hơn ngưỡng 99% trong TPP. Bằng cách hạ thấp tiêu chuẩn này, Trung Quốc nhấn mạnh vào việc cho phép càng nhiều quốc gia tham gia càng tốt, do đó nắm quyền chủ động trong thỏa thuận.

Việc Ấn Độ quyết định không tham gia RCEP là một yếu tố bất lợi cho Nhật Bản. Tokyo đã từng kỳ vọng rằng quốc gia Nam Á sẽ đóng vai trò như đối trọng với ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, do lo ngại hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Ấn Độ, New Delhi đã quyết định không tham gia RCEP.

Một cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra trong chính phủ Nhật Bản về việc có nên ủng hộ một RCEP do Trung Quốc lãnh đạo hay không. Nhưng quan ngại về một trật tự kinh tế mới hình thành mà không có sự tham gia của Nhật Bản cuối cùng đã chiến thắng.

Dù vậy, bước tiếp theo khá nan giải. Nhật Bản vẫn tiếp tục vận động Ấn Độ tham gia RCEP, nhưng đó là vấn đề khó khăn. Đề cập Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, một quan chức cấp cao của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói: "Tôi cảm thấy không có sự nhiệt tình nào từ chính quyền ông Modi".

Trong khi đó, tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đang theo đuổi "chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu", trong đó ưu tiên các lợi ích của dân thường và người lao động.

Tổng thống Biden cho biết, ông sẽ không ký bất kỳ thỏa thuận thương mại lớn nào mà không có sự ủng hộ của người dân Mỹ, nhấn mạnh ông sẽ chỉ ký kết những thỏa thuận mà công đoàn và các bên liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định.

Điều này cho thấy Tổng thống Biden đang phải đối mặt với một trở ngại lớn trong việc gia nhập CPTPP, vốn bị chỉ trích vì tạo thuận lợi cho các tập đoàn lớn.

Tuy nhiên, Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác theo chủ nghĩa tự do kinh tế và dân chủ không muốn một trật tự kinh tế mà trong đó, Trung Quốc có ảnh hưởng lớn.

Mỹ và Nhật sẽ ‘chơi’ như thế nào?

Để ngăn chặn hậu quả này, Mỹ cần phải can dự vào khu vực về mặt kinh tế và phải tìm ra cách nào đó để tăng cường sự phối hợp giữa các đồng minh và các quốc gia thân thiện. Có hai điều có thể hoàn thành trong ngắn hạn:

Điều thứ nhất là xây dựng một hiệp định kinh tế đa phương dựa trên một khái niệm mới.

Các hiệp định thương mại thông thường, bao gồm cả TPP, được soạn thảo tập trung vào hàng hóa và có xu hướng làm trầm trọng thêm xung đột lợi ích giữa các quốc gia và các ngành.

Mặc dù các hiệp định như vậy giúp tự do hóa thương mại và thúc đẩy cải cách kinh tế trong dài hạn, nhưng trong hiện tại, khi mà sự kình địch giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, sẽ là thực tế nếu bắt đầu từ những lĩnh vực mà tất cả các bên có thể dễ dàng chấp thuận.

Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ và đồng kiến trúc sư của "chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu", ủng hộ việc từ bỏ chính sách ngoại giao kinh tế thiên về thương mại trong ngành sản xuất và nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành dịch vụ. Chuyên gia Sullivan nói rằng vẫn còn dư địa để xem xét một loại hiệp định khác.

Matthew Goodman, Phó Chủ tịch Cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS), chỉ ra khả năng Mỹ có thể tập hợp các quốc gia cùng chí hướng để tạo ra các quy tắc bao trùm công nghệ kỹ thuật số, dữ liệu và thương mại điện tử.

Các quy định như vậy vẫn đang được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) xây dựng, và những nỗ lực này có thể chuyển thành một thỏa thuận toàn diện.

Một thỏa thuận điều chỉnh không gian kỹ thuật số sẽ hạn chế căng thẳng về cách phân chia "chiếc bánh" có hạn. Đưa ra các quy tắc cho kỷ nguyên mới cũng sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho việc chuyển đổi nền kinh tế.

Ngoại giao kinh tế: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Ngoại giao kinh tế: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Điều thứ hai là một biện pháp khác để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, trước mắt là tăng cường quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia). Đối thoại An ninh Bộ tứ là một khuôn khổ làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa các thành viên của thế giới tự do.

Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ tứ vẫn chủ yếu nghiêng về lĩnh vực an ninh, chẳng hạn như tiến hành các cuộc tập trận chung Malabar ở Vịnh Bengal và Biển Arab vào tháng 11 năm ngoái.

Nếu các hoạt động của Bộ tứ mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, cách tiếp cận này có thể trở thành công cụ hiệu quả để khuyến khích các nền kinh tế tự do "bám rễ" vững chắc ở châu Á, bao gồm cả các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực.

Bốn quốc gia này đã bắt đầu hợp tác về cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như truyền thông dữ liệu và năng lượng, thông qua các cơ quan liên quan.

Các nhà lãnh đạo của Bộ tứ đã xác nhận rằng họ sẽ làm sâu sắc hơn đối thoại về các chuỗi cung ứng công nghệ cao quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 3/2021.

Nếu các nỗ lực tạo ra chuỗi cung ứng "không có Trung Quốc" được đẩy nhanh, Ấn Độ dự kiến sẽ tự đảm nhận một phần nỗ lực này. Các nước châu Âu cũng đang thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với Bộ tứ.

Ở giai đoạn này của trò chơi, cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc chỉ là những cuộc giao tranh cục bộ. Nhưng trong tương lai, bàn cờ sẽ nhanh chóng mở rộng.

Để thách thức Trung Quốc, khối cần một chiến lược lớn. Khối này sẽ cần phải sắp xếp các quân cờ một cách cẩn trọng nhưng vẫn sáng tạo, với tầm nhìn vào nhiều quốc gia cũng như các khuôn khổ kinh tế và an ninh của khu vực.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ 'nóng lòng' gặp Trung Quốc để đánh giá thỏa thuận thương mại giai đoạn 1
Nhân lực ngành sản xuất thiếu hụt, kinh tế Mỹ có thể bị 'cuốn trôi' 1.000 tỷ USD
Hiệp ước Bầu trời Mở: Khó cứu vãn, chính phủ Nga hoàn thiện những bước cuối 'tống tiễn' thỏa thuận
Căng thẳng Mỹ-Trung: Ông Biden đắc lợi, Bắc Kinh bất cần và 3 lý do để dự đoán mối quan hệ tay đôi
RCEP không chỉ có những điều ‘kỳ diệu’
Thêm một thành viên thông qua Hiệp định RCEP
Cùng góp mặt trong 2 'siêu Hiệp định' CPTPP và RCEP, Mỹ-Trung Quốc sẽ được và mất gì?
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (16-22/4): Mỹ có đối tác hàng đầu khác, Trung Quốc bị ‘thay thế’ trong chuỗi cung ứng mới, IMF phân bổ quyền rút vốn
Quốc gia mới nhất chính thức hoàn tất tiến trình thông qua RCEP
(theo Nikkei Asia)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Đề xuất 6 ưu tiên trong hợp tác với Dominica

Đề xuất 6 ưu tiên trong hợp tác với Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng ...
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động