Mỹ rời UNESCO: Khi giọt nước tràn ly

Liệu đây có phải là một quyết định chiến lược của Washington, hay chỉ là hành động bột phát của chính quyền Mỹ?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my roi unesco khi giot nuoc tran ly Phía sau việc Mỹ “chia tay” UNESCO
my roi unesco khi giot nuoc tran ly Cộng đồng quốc tế phản ứng trước việc Mỹ rút khỏi UNESCO

Quyết định rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) của Mỹ, chỉ một ngày trước khi kết quả bầu cử chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO được công bố, khiến nhiều nước không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, đối với giới quan sát, động thái của Washington chỉ là sớm muộn, bởi từ lâu Nhà Trắng đã không tìm thấy tiếng nói chung với tổ chức này của Liên hợp quốc (LHQ).

Từ khởi đầu tốt đẹp...

Lịch sử hình thành và phát triển của UNESCO gắn liền với vai trò của Mỹ. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, tháng 11/1945, được sự ủng hộ của 37 quốc gia thành viên, UNESCO đã ra đời, với mong muốn thúc đẩy hòa bình và an ninh thông qua hợp tác đa phương trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa. Do vậy, nhiệm vụ chính của UNESCO là tiến hành các chương trình cải thiện giáo dục, nâng cao bình đẳng giới, thúc đẩy tiến bộ khoa học và tự do ngôn luận. Ngoài ra, sự phát triển của UNESCO cũng gắn liền với các chương trình bảo tồn di sản thế giới của nhiều quốc gia.

my roi unesco khi giot nuoc tran ly
Trụ sở UNESCO.

Thời kỳ đầu khi mới thành lập, UNESCO đã được Mỹ kỳ vọng sẽ truyền bá các tư tưởng chống phát xít, thông qua các chương trình đào tạo phổ biến tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, khi Chiến tranh Lạnh nổ ra, Washington lại muốn tổ chức này đưa ra những phát biểu có lợi cho xứ Cờ hoa.

Với mục tiêu chính trị như vậy, nên tài trợ của Mỹ dành cho UNESCO trong quá khứ là rất lớn. Ở thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là nước đóng góp ngân sách nhiều nhất cho tổ chức này (22%), cao hơn nhiều quốc gia khác như Nhật Bản (9,68%), Trung Quốc (7,92%), Đức (6,39%), Pháp (4,86%), Anh (4,46%), Nga (3,09%) và Hàn Quốc (2,04%). Mặc dù Washington rộng hầu bao về ngân sách cho UNESCO như vậy, song quyền lực và vị thế của Mỹ trong tổ chức này lại bị giảm sút đáng kể. Tính từ khi thành lập tới nay, chỉ có duy nhất một lần vào năm 1951 Tổng Giám đốc UNESCO là người Mỹ.

Bên cạnh đó, khi có nhiều quốc gia được kết nạp vào UNESCO, tiếng nói của Washington phần nào bị lấn át. Phần lớn các nước thành viên mới đều là những quốc gia mới giành được độc lập sau quá trình đấu tranh ở châu Á và châu Phi, do đó họ chủ yếu dành sự ủng hộ cho phía Liên Xô. Tới tháng 7/1983, đã có 160 quốc gia tham gia vào tổ chức này.

... đến hành trình trắc trở...

Thực tế, mối quan hệ giữa Washington và UNESCO không phải đến bây giờ mới xảy ra tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Năm 1974, Quốc hội Mỹ đã quyết định ngừng đóng góp cho ngân sách của UNESCO sau khi tổ chức này chỉ trích Israel và công nhận Tổ chức giải phóng Palestine (PLO). Năm 1984, Washington duới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan từng rút ra khỏi UNESCO, với lý do tổ chức này thiên vị và ủng hộ Liên Xô. Phải tới 18 năm sau (tức năm 2002), Tổng thống George W. Bush mới ra quyết định Mỹ trở lại làm thành viên của UNESCO.

Tuy nhiên, chỉ 9 năm sau, Mỹ và UNESCO lại tiếp tục bất đồng về cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Tháng 9/2011, Palestine đệ đơn xin gia nhập LHQ và đề nghị trở thành quốc gia độc lập, nhưng vấp phải sự phản đối rất gay gắt từ phía Washington và Tel Aviv. Tuy vậy, UNESCO vẫn kết nạp Palestine làm thành viên chính thức của tổ chức này khi chỉ có 14 phiếu chống. Washington thì cho rằng hành động này gây ảnh hưởng tới tiến trình đàm phán hòa bình và quyết định ngừng viện trợ cho UNESCO.

Đáp lại, lấy lí do Mỹ chậm trễ trong việc thực hiện các khoản đóng góp ngân sách, UNESCO đã tạm ngưng quyền biểu quyết của Washington trong nhiều vấn đề quan trọng. Cuộc “ly thân” của Washington với UNESCO như vậy đã diễn ra từ năm 2011 và đi kèm với nó là khoản tiền chưa đóng góp sẽ lên tới 550 triệu USD tính tới cuối năm 2017. Mỗi năm, trung bình Mỹ đóng góp 22% ngân sách, tương ứng với 80 triệu USD cho UNESCO.

Sự căng thẳng giữa Washington và UNESCO có xu hướng gia tăng khi tháng 7/2017, UNESCO tuyên bố thành phố cổ Hebron, khu Bờ Tây do Israel đang chiếm đóng, là di sản thế giới của Palestine. Trước đó vào năm 2015, UNESCO cũng đã ra một Nghị quyết lên án Israel không có phương án xử lý thỏa đáng các di sản thế giới tại khu vực mà nước này đang kiểm soát ở Jerusalem. UNESCO cũng lên án hành vi Israel sử dụng các biện pháp trái luật pháp quốc tế khi cấm thờ cúng tại khu vực linh thiêng của người Hồi giáo.

Sau Nghị quyết này, Thủ tướng Israel Netanyahu đã cắt ngay khoản đóng góp 1 triệu USD của quốc gia này cho UNESCO. Năm 2016, UNESCO lại đưa ra một Nghị quyết tương tự lên án Israel có hành vi “leo thang xâm lược” tại khu vực thánh địa Thành phố cổ ở Jerusalem.

... và cuộc chia tay

Việc UNESCO liên tục lên án, chỉ trích Israel, một đồng minh chiến lược ở Trung Đông, đã làm Mỹ phật ý và khiến Washington cho rằng các nước đang hùa theo một đường lối tư duy mang tính tập thể của UNESCO. Theo Mỹ, Hiến chương của tổ chức này, cũng giống như Hiến chương của LHQ, là cam kết các quốc gia thành viên phải ủng hộ các quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, ngay tại tổ chức này, các quyền lợi của Israel đã không được tôn trọng.

Bên cạnh chỉ trích tâm lý “bài” Israel, Washington cũng tỏ ra không hài lòng về phong cách làm việc có phần kém hiệu quả của UNESCO. Chỉ có rất ít người trong số 2.000 nhân viên của tổ chức này hoạt động tại các nước đang phát triển, trong khi phần lớn vẫn “đóng quân” ở tổng hành dinh Paris và Mỹ đã nhiều lần phàn nàn với UNESCO.

Quan trọng hơn, mặc dù là nước dành nhiều ngân sách nhất cho UNESCO, song Mỹ lại cảm thấy không được đánh giá đúng mực. Từ năm 1984, đại diện của Mỹ tại UNESCO Jeane Kirkpatrick đã lên tiếng phàn nàn rằng, nhiều quốc gia được quyền bỏ phiếu nhưng lại không có đóng góp tài chính, trong khi đó tiếng nói từ các nước có đóng góp về tài chính lại không được coi trọng. Tất cả những lý do trên có lẽ đã khiến cho chính quyền của Tổng thống Donald Trump quyết định Mỹ chính thức rút khỏi UNESCO vào ngày 31/12/2018.

Nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi rằng liệu đây là quyết định chiến lược của Washington, hay chỉ là cách mà Mỹ đánh tiếng với UNESCO, khi cuộc chạy đua giành chiếc ghế Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2017 - 2021 đang ở  thời điểm cao trào. Không biết vô tình hay hữu ý mà tuyên bố rút khỏi UNESCO của Mỹ đã khiến cho cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp gốc Do Thái, bà Audrey Azoulay, bất ngờ giành thắng lợi với 30/58 phiếu bầu. Trong khi tại cuộc bỏ phiếu vòng 4, bà chỉ được 18 phiếu bằng ứng cử viên Moushira Khattab (Ai Cập) được Trung Quốc rất ủng hộ và thua ứng viên Hamad bin Abdulaziz al-Kawari (Qatar) tới 4 phiếu.

Trước mắt, quyết định của Mỹ khiến UNESCO sẽ phải cắt giảm một phần trong tổng số 2.000 nhân viên. Với ngân sách năm 2017 chỉ còn khoảng 326 triệu USD (giảm một nửa so với năm 2012), tổ chức này sẽ buộc phải cắt bỏ nhiều chương trình hoạt động của mình. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố vẫn tham gia vào UNESCO với vai trò quan sát viên. Mong rằng, đây là động thái mở đường lui của Mỹ cho mối quan hệ với UNESCO trong tương lai, thay vì “đoạn tuyệt” như nhiều người suy đoán.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

my roi unesco khi giot nuoc tran ly Bầu cử vòng 4 Tổng Giám đốc UNESCO: Qatar vào vòng chung kết

Tại vòng 4 cuộc bầu cử Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra chiều ...

my roi unesco khi giot nuoc tran ly Mỹ tuyên bố rời khỏi tổ chức UNESCO

Mỹ tuyên bố rút khỏi tổ chức UNESCO vào cuối năm 2018 với lý do cần đến một sự cải cách...

my roi unesco khi giot nuoc tran ly UNESCO cảnh báo về nạn mù chữ ngày càng nghiêm trọng tại Nam Sudan

UNESCO ngày 8/9 đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng mù chữ ngày càng nghiêm trọng tại Nam Sudan. UNESCO đồng thời kêu gọi ...

TS. Phạm Cao Cường (Phó Viện trưởng Viện châu Mỹ - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động