Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật như thế nào một khi chiến tranh nổ ra?

TGVN. Lầu Năm Góc tin tưởng nếu có đụng độ Mỹ-Nga, Moscow sẽ không mạo hiểm trả đũa bằng bộ ba chiến lược mà sẽ tự giới hạn bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật, mặc dù Học thuyết quốc phòng Nga đưa ra cách đáp trả kẻ thù bằng tất cả các lực lượng có thể.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Quân đội Mỹ lý giải việc Triều Tiên 'khó có thể từ bỏ' vũ khí hạt nhân
Trung Quốc thừa nhận kém xa Mỹ, Nga về vũ khí hạt nhân
nga se su dung vu khi hat nhan chien thuat nhu the nao mot khi chien tranh no ra
Su-24 được cho là phương tiện lý tưởng để sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. (Nguồn: airforce.ru)

Vũ khí hạt nhân chiến thuật khác với bộ ba chiến lược như thế nào

Tiêu chí phân loại chung coi vũ khí hạt nhân chiến thuật (Tactical Nuclear Weapons - TNW) là phương tiện phá hủy các khu vực kiên cố, kho tàng, cơ sở hạ tầng của vùng và sinh lực trong khuôn khổ một khu vực tác chiến.

Phạm vi sử dụng của nó không vượt quá 1.000km và thường giới hạn trong khoảng 500-600km. Để phá hủy hoàn toàn các thành phố ở bất kỳ đâu trên thế giới, người ta sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược - bố trí trên đất liền, trên biển và trên không - còn gọi là bộ ba hạt nhân.

Mỹ cho rằng, trong tương lai một cuộc xung đột giữa các siêu cường quân sự, với mức độ xác suất cao các bên sẽ chỉ bị giới hạn ở vũ khí hạt nhân chiến thuật. Các chuyên gia Lầu Năm Góc tin rằng, chỉ có Nga và có thể Trung Quốc có bộ ba nguyên tử phi chiến lược: tên lửa hành trình bố trí trên đất liền tầm ngắn và tầm trung, tên lửa hành trình và chiến thuật trên tàu ngầm và tàu chiến, và chủ yếu là vũ khí hạt nhân được sử dụng bằng máy bay.

Cần hiểu rằng, bản thân vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ không hiệu quả nếu không có các phương tiện sử dụng đáng tin cậy, trong đó, không quân là cấu phần quan trọng nhất. Tất cả các cuộc tập trận lớn của quân đội Nga, theo các nguồn mở, đều mô phỏng các cuộc không kích bằng đầu đạn hạt nhân chiến thuật chống lại kẻ thù giả định. Bộ Quốc phòng Nga gọi một chiến lược như vậy nhằm làm "giảm xâm lược bằng hạt nhân" - nghĩa là đạt được hòa bình với sự trợ giúp của bom và tên lửa hạt nhân công suất thấp.

Máy bay "giảm leo thang hạt nhân" Nga

Về mặt kỹ thuật, tất cả các máy bay tiêm kích của Nga, chưa kể đến máy bay ném bom chuyên dụng, đều có thể mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nhưng theo các chuyên gia Mỹ, máy bay lưỡng dụng Su-34 và Su-24M2 là phương tiện lý tưởng cho mục đích này.

Chúng sẽ là những phương tiện đầu tiên thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân hạn chế nhằm vào hệ thống phòng không của đối phương để thống lĩnh bầu trời trong cuộc xung đột. Trong tương lai, tổ hợp hàng không Su-57 thế hệ thứ 5 mới sẽ tham gia các sứ mệnh tiềm năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Mặc dù các chuyên gia NATO cho rằng Su-57 kém hơn các máy bay F-22 và F-35 về khả năng tàng hình radar, nhưng tổ hợp hàng không thế hệ 5 của Nga này lại vượt trội tiêm kích tấn công Mỹ về tốc độ và khả năng cơ động khi thực hiện các bài diễn tập chống tên lửa.

Tháng 5/2018, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã công bố một đoạn video phóng tên lửa tấn công X-59MK2 từ khoang chứa bom của Su-57, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và tiêu diệt các mục tiêu lớn mà không cần thâm nhập vùng phòng không của đối phương.

Chạy đua công nghệ quân sự

Tuy không phải không có khuyết điểm nhưng lại "tàng hình" đối với nhiều loại radar hàng không, tiêm kích F-35 Lightning II của Không quân Mỹ đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với không quân Nga. Tuy nhiên, trong một cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế, việc bảo tồn cơ sở hạ tầng quân sự được đặt lên hàng đầu.

Đó là lý do tại sao các chuyên gia NATO viết, "một cuộc tấn công của Nga bằng vũ khí hạt nhân nhỏ vào hệ thống phòng không và sân bay của NATO sẽ khiến việc sử dụng F-35 trở nên không thể", vì máy bay này cần được hỗ trợ công nghệ cao.

nga se su dung vu khi hat nhan chien thuat nhu the nao mot khi chien tranh no ra
Su-34 - tiêm kích-ném bom tầm trung siêu thanh, hai chỗ ngồi, hoạt động trong mọi mọi thời tiết của Nga. (Nguồn: airforce.ru)

Nếu quan sát kỹ cuộc chạy đua công nghệ quân sự, có thể thấy từ lâu người Mỹ đã có những lợi thế không bàn cãi về khả năng "tàng hình" - che dấu để máy bay không bị phát hiện bằng radar. Nhưng chính thực tế này đã khiến Nga tập trung vào việc phát triển tên lửa không đối không và không đối đất. Kết quả là, ngày nay một thực tế đã nảy sinh: về nguyên tắc, trình độ hiện tại của các công cụ phân tích dân dụng và công nghệ phòng thí nghiệm giúp các kỹ sư Nga có thể tiến gần hơn đến việc làm sáng tỏ những bí mật của "máy bay tàng hình" của Mỹ, nhưng để người Mỹ đạt đến trình độ của Nga về tên lửa không đối không và không đối đất sẽ mất ít nhất một thập kỷ và tốn rất nhiều tiền.

Không phải ngẫu nhiên mà Lầu Năm Góc đang hợp tác chặt chẽ để trang bị lại các tên lửa JASSM, JASSM-ER và LRASM cho các máy bay chiến đấu thế hệ 4 của mình. Trên thực tế, nó lặp lại cách tiếp cận của Nga đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhưng không thành công như họ mong muốn.

Điều này được chứng minh bằng các cuộc không kích của JASSM vào Syria vào tháng 4/2018, khi các phương tiện mang này đã bị các hệ thống tác chiến điện tử của Nga chế áp.

Nga, có hệ thống tên lửa tốc độ cao hiện đại để sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, được phóng từ máy bay tiêm kích Su-34 thế hệ 4 +++, có khả năng tiêu diệt toàn bộ quân đội NATO và cơ sở hạ tầng quân sự của khối này ở độ sâu 600km trong những giờ đầu tiên của cuộc chiến.

Nếu Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga nhận được máy bay tiêm kích MIG-41 với tên lửa siêu thanh Kinzhal mới có tầm bắn 2.000km+ sẽ như “hổ mọc thêm cánh”, quân đội và cơ sở hạ tầng của toàn châu Âu sẽ nằm trong vùng hủy diệt của cặp “song kiếm hợp bích” này.

Nga có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân chiến thuật?

Ngày nay, không có thông tin xác thực nào về việc Nga có bao nhiêu vũ khí hạt nhân chiến thuật. Các số liệu trên Internet không đáng tin cậy, vì Bộ Quốc phòng Nga đã bảo mật thông tin này, không để rò rỉ. Tuy nhiên, cũng không biết NATO có bao nhiêu vũ khí hạt nhân chiến thuật. Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số nguồn tin Ukraine cho biết vào thời điểm đó, kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Liên Xô có thể có tổng cộng 22.000 đơn vị với công suất vài kiloton. Hiện tại, con số này có lẽ cao hơn nhiều lần.

Ngày nay, vũ khí hạt nhân có đương lượng nổ tương đương từ 10 đến 100 tấn TNT được coi là thích hợp nhất về công suất. Quả bom nguyên tử nhỏ nhất nặng không quá 50kg, nhưng vụ nổ của nó sẽ hủy diệt tất cả sự sống khu vực có bán kính 300m; chỉ những ai ở cách xa ít nhất 800m từ tâm chấn mới sống sót, đảm bảo tiêu diệt một trung đoàn địch trong khu vực phòng thủ.

Việc thu nhỏ đầu đạn là rất quan trọng đối với vũ khí hạt nhân chiến thuật, cho phép sử dụng chúng trên quy mô lớn để tiêu diệt sinh lực và thiết bị quân sự của đối phương.

Các thành tựu khoa học Nga trong lĩnh vực vi nguồn năng lượng hạt nhân, số lượng và sự đa dạng có thể có của vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga làm cho các tướng lĩnh NATO phải “kiềng”.

Không có ngoại lệ, tất cả các phi công chiến đấu của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đều có khả năng tham gia thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhưng các phi công Su-34 và Su-24M2 sẽ là những người làm việc đó tốt nhất.

Đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân: Mỹ vẫn 'mỏi mòn' chờ Trung Quốc gật đầu, nói đã có tiến triển với Nga

Đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân: Mỹ vẫn 'mỏi mòn' chờ Trung Quốc gật đầu, nói đã có tiến triển với Nga

TGVN. Ngày 5/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo, nước này và Nga gần đây đã đạt được tiến triển trong vấn đề kiểm ...

Tổng thống Putin: Hải quân Nga sẽ được trang bị vũ khí tấn công hạt nhân siêu vượt âm

Tổng thống Putin: Hải quân Nga sẽ được trang bị vũ khí tấn công hạt nhân siêu vượt âm

TGVN. Ngày 26/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Hải quân Nga sẽ được trang bị vũ khí tấn công hạt nhân siêu vượt âm ...

Washington: Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc 'quá nhỏ so với Nga và Mỹ'

Washington: Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc 'quá nhỏ so với Nga và Mỹ'

TGVN. Ngày 23/7, Nhà Trắng và Điện Kremlin cùng cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người người đồng cấp Nga Vladimir Putin cùng ngày ...

(theo Lê Ngọc/VOV.VN/R7)

Đọc thêm

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động