Nhỏ Bình thường Lớn

Ngân hàng Italy khó rời Nga vì... lệnh trừng phạt của phương Tây

Ngày 25/5, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy, thành viên Ủy ban Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Fabio Panetta nói rằng, các ngân hàng Italy phải tạm dừng hoạt động kinh doanh ở Nga vì việc ở lại nước này gây ra “vấn đề về danh tiếng”.
Rời Nga...
UniCredit, ngân hàng hàng đầu của Italy. (Nguồn: AFP)

Phát biểu với các phóng viên trong cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở thành phố Stresa, miền Bắc Italy, ông Panetta nói: "Các ngân hàng phải rời khỏi Nga. Có những khó khăn khách quan vì việc rời khỏi đất nước này rất phức tạp".

Sau ngân hàng Raiffeisen Bank International của Áo, UniCredit - ngân hàng lớn thứ 2 Italy - là ngân hàng châu Âu có mức đầu tư lớn nhất vào Nga.

Trong khi đó, Intesa Sanpaolo, ngân hàng lớn nhất Italy đang nỗ lực bán lại hoạt động kinh doanh của mình tại đất nước của Tổng thống Putin.

Tin liên quan
'Cuộc chiến' tịch thu tài sản thêm 'căng', Nga nhích về phía trước, phương Tây có thể có tấm séc lớn hơn

Trong tháng này, ngân hàng UniCredit tại Nga đã bị ảnh hưởng bởi việc Tòa án Nga ra lệnh tịch thu số tài sản trị giá 463 triệu Euro (tương đương 502,12 triệu USD) liên quan đến một dự án khí đốt bị hủy.

Cả hai ngân hàng Intesa và UniCredit đều nhiều lần tuyên bố, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm giảm số lượng người mua tiềm năng, khiến họ ngày càng khó rời đi.

Năm 2023, Intesa đã có được sắc lệnh của Tổng thống Putin, văn bản cần thiết để một ngân hàng nước ngoài xử lý hoạt động kinh doanh ở nước này. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn đang hoàn tất việc rút lui, chờ Ngân hàng Trung ương Nga, chính quyền Italy và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) "bật đèn xanh".

Giám đốc điều hành UniCreditAndrea Orcel luôn nói rằng, mục tiêu của họ là giảm tiếp xúc với Nga, đồng thời giảm thiểu thiệt hại của ngân hàng.

Các cơ quan giám sát ngân hàng châu Âu và cơ quan có thẩm quyền của Mỹ phụ trách thực thi các biện pháp trừng phạt Nga đều đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng phương Tây ở Nga, cũng như tiến độ của họ trong kế hoạch rút lui.

Ngoài việc "bật đèn xanh" cần thiết từ Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngân hàng trung ương Nga, mọi giao dịch đều phải được ECB thông qua.

'Cuộc chiến' tịch thu tài sản thêm 'căng', Nga nhích về phía trước, phương Tây có thể có tấm séc lớn hơn

'Cuộc chiến' tịch thu tài sản thêm 'căng', Nga nhích về phía trước, phương Tây có thể có tấm séc lớn hơn

Dòng tiền được tạo ra từ tài sản Nga đang bị phong tỏa ở phương Tây sẽ sớm chảy sang Ukraine, mang lại động lực ...

Đức lên tiếng về quan hệ thương mại Mỹ - Trung, nhắc đến chiến tranh thương mại và 'kẻ thua cuộc'

Đức lên tiếng về quan hệ thương mại Mỹ - Trung, nhắc đến chiến tranh thương mại và 'kẻ thua cuộc'

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã cảnh báo về chiều hướng leo thang trong xung đột thương mại với Trung Quốc.

Nga thừa nhận thiệt hại nặng do 'đòn tấn công' của Mỹ vào những 'quốc gia thân thiện' với Moscow

Nga thừa nhận thiệt hại nặng do 'đòn tấn công' của Mỹ vào những 'quốc gia thân thiện' với Moscow

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) ngày 24/5 thừa nhận chính sách áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga và ...

Châu Á đang già đi và 'phép màu kinh tế' sẽ sớm kết thúc?

Châu Á đang già đi và 'phép màu kinh tế' sẽ sớm kết thúc?

Châu Á cần coi người già là tài sản phải được nuôi dưỡng thông qua quản lý nguồn nhân lực tốt hơn. Đó là nhận ...

Hợp tác kinh tế Nga-Trung Quốc: Tiến bước theo nhịp riêng

Hợp tác kinh tế Nga-Trung Quốc: Tiến bước theo nhịp riêng

Nga-Trung Quốc xích lại gần nhau theo một cách khác…

(theo TTXVN)