Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Từ Anh Tuấn - Nguyễn Quý Thành
Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia. Những nước đi trước đang dần hình thành nên hệ sinh thái riêng về kinh tế, thương mại, đầu tư, trong khi các quốc gia chậm đổi mới có nguy cơ tụt hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các tiêu chuẩn xanh là xu thế tất yếu, là phản ứng tích cực của thế giới trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. (Nguồn: netzero.vn)
Các tiêu chuẩn xanh là xu thế tất yếu, là phản ứng tích cực của thế giới trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. (Nguồn: netzero.vn)

Các chuỗi giá trị cung - cầu xanh, với các dòng chảy mậu dịch và đầu tư được quy định ngày càng nghiêm ngặt theo yêu cầu phát triển bền vững. Các thị trường nhập khẩu quan trọng đang triển khai áp dụng thuế suất cao đối với các sản phẩm có “dấu carbon” lớn.

Điển hình là những quy định mới của Liên minh châu Âu (EU) trong khuôn khổ Chiến lược Thỏa thuận Xanh (European Green Deal) đang đi vào hiệu lực và có xu hướng ngày càng siết chặt hơn.

Các hàng rào kỹ thuật

Ở trong nhóm các nước đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức từ các chuẩn mực về thương mại và đầu tư gắn với các tiêu chuẩn xanh. Những chuẩn mực này đang dần được mở rộng phạm vi và luật hóa, tạo ra những rào cản và thách thức không nhỏ đối với việc duy trì đà xuất khẩu của Việt Nam, nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Dưới đây là các hàng rào kỹ thuật đang thách thức các doanh nghiệp của Việt Nam.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) ra đời nhằm giải quyết nỗi lo ngại về biến đổi khí hậu và hiện tượng “rò rỉ carbon”. EU lo ngại các doanh nghiệp có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo, để chuyển lượng khí thải ra ngoài châu Âu và làm suy yếu nghiêm trọng tham vọng trung hòa khí hậu của EU và toàn cầu.

Để ngăn chặn nguy cơ này, EU quyết định sẽ cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu bằng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Cơ chế này cũng là công cụ giúp EU dẫn dắt vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và thúc đẩy cạnh tranh công bằng.

Quy định (EU) 2023/956 về Thiết lập CBAM của EU đã chính thức có hiệu lực từ ngày 16/05/2023. CBAM sẽ được triển khai qua hai giai đoạn. Giai đoạn chuyển tiếp từ 2023-2026, các nhà nhập khẩu có nghĩa vụ báo cáo lượng phát thải carbon liên quan đến hàng hóa nhập khẩu như sắt thép, nhôm, điện, xi măng, phân bón và hydrogen.

Từ năm 2026, cơ chế này sẽ vận hành toàn diện, áp thuế carbon đối với hàng hóa dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước xuất khẩu. Hàng hóa nhập khẩu sẽ được phân loại thành loại đơn giản và phức tạp, với hàng hóa phức tạp phải kê khai cả lượng phát thải của các nguyên liệu tạo thành sản phẩm.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công Thương, trong ngắn hạn, CBAM chưa tác động đáng kể tới xuất khẩu của Việt Nam. Ngành nhôm, thép chịu ảnh hưởng nhiều nhất với giá trị xuất khẩu giảm khoảng 4% và sản lượng giảm 0,4-0,8%.

Tuy nhiên về lâu dài, phạm vi của CBAM có thể được mở rộng, bao gồm cả phát thải gián tiếp và nhiều lĩnh vực khác như năng lượng, khoáng sản, thực phẩm, dệt may, hóa chất, xây dựng. Ước tính sơ bộ từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, CBAM sẽ làm giảm bình quân GDP hằng năm của Việt Nam khoảng 100 triệu USD. Mặc dù đây là con số không quá lớn so với quy mô nền kinh tế hơn 400 tỷ USD của Việt Nam, nhưng nó báo hiệu những thách thức mà các ngành sản xuất cần phải vượt qua để đón đầu xu thế.

Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (CEAP) của EU ra đời như một phần trụ cột của Thỏa thuận Xanh châu Âu, đáp ứng các nhu cầu hành động khẩn cấp về biến đổi khí hậu, thúc đẩy cạnh tranh kinh tế, nâng cao chất lượng sống con người và phát triển bền vững. CEAP lần đầu được EU thông qua vào tháng 12/2015.

Đến tháng 3/2020, kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn mới đã được Ủy ban châu Âu phê duyệt. Tiếp đó, tháng 3/2022, Chiến lược của EU về dệt may được đưa ra như một phần của CEAP, tạo ra động lực mạnh mẽ cho ngành công nghiệp dệt may châu Âu hướng tới sản xuất tuần hoàn và tiêu dùng bền vững.

Chiến lược dệt may của EU đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe để các sản phẩm được thiết kế và sản xuất sao cho có tuổi thọ cao, dễ sửa chữa, tái sử dụng, tái chế, không chứa chất độc hại và tuân theo các nguyên tắc ghi nhãn sinh thái nghiêm ngặt. Từ góc độ tiêu dùng, người tiêu dùng EU sẽ hưởng lợi từ hàng dệt may chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lý, trong khi các xu hướng tiêu dùng và thời trang nhanh sẽ dần lỗi thời.

Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm trong toàn bộ chuỗi giá trị, ngay cả khi sản phẩm trở thành chất thải. Việc đốt hoặc chôn lấp hàng dệt may sẽ được hạn chế tối đa. Phát triển các mô hình sản xuất tuần hoàn, biến chất thải thành tài nguyên mới là một yêu cầu bắt buộc.

Trong bối cảnh nhu cầu thị trường sụt giảm, ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 40,324 tỷ USD trong năm 2023, giảm 9 % so với năm 2022 . Khi các doanh nghiệp đang vượt khó để duy trì đơn hàng và việc làm cho người lao động, những quy định mới của EU đặt ra thách thức không nhỏ.

Quy định của Liên minh châu Âu về các sản phẩm không gây phá rừng (EUDR) là một phần trong kế hoạch hành động rộng lớn hơn nhằm giải quyết nạn phá rừng và suy thoái rừng trên toàn cầu. EU là một trong những thị trường tiêu thụ lớn các mặt hàng nông sản có liên quan đến phá rừng như gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và gỗ cũng như các sản phẩm liên quan như da, chocolate, đồ nội thất... Do vậy, EU tự nhận trách nhiệm và mong muốn nêu gương trong nỗ lực ngăn chặn phá rừng thông qua chính sách thương mại.

Chính thức có hiệu lực từ ngày 29/6/2023, Quy định mới của EU cấm nhập khẩu các mặt hàng nông sản và lâm sản nếu chúng được sản xuất trên những vùng đất có nguồn gốc từ phá rừng và suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Các mặt hàng chính bị ảnh hưởng bao gồm gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ chúng.

Mặc dù Việt Nam không nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ mất rừng cao nhờ các chính sách quản lý và bảo vệ rừng, song thách thức lớn nhất đối với các chuỗi cung ứng nông sản là việc thiếu cơ sở dữ liệu định vị diện tích rừng, truy xuất nguồn gốc và hệ thống giám sát chống phá rừng. Chứng minh nguồn gốc hợp pháp của các nguyên liệu như gỗ, cao su trong sản phẩm xuất khẩu sang EU cũng là thách thức khi chuỗi cung ứng phức tạp, manh mún và đất canh tác của nông hộ chưa được định danh rõ ràng.

Cơ hội và thách thức

Không thể phủ nhận rằng các tiêu chuẩn xanh là xu thế tất yếu, là phản ứng tích cực của thế giới trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Đối với Việt Nam, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hình thành các ngành sản xuất xanh, sạch và bền vững. Tuy nhiên, nếu nhóm các nước phát triển đi quá nhanh và thiếu những hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho các nước đang phát triển, khoảng cách về trình độ phát triển sẽ ngày càng gia tăng, tạo ra những bất lợi cạnh tranh trong thương mại.

Để ứng phó hiệu quả, cần sự chung tay của Chính phủ, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng. Về phía Nhà nước, việc ban hành những hướng dẫn kịp thời, tăng cường năng lực kỹ thuật, thể chế để thích ứng với các tiêu chuẩn mới là cần thiết. Bên cạnh đó, cần chủ động tham gia đối thoại với EU để có những thỏa thuận có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Cải thiện khung chính sách về khử carbon như loại bỏ dần điện than, thúc đẩy năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và “xanh hóa” các ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng là những nỗ lực quan trọng từ phía Chính phủ.

Đối với doanh nghiệp sản xuất trong các ngành có nguy cơ cao như thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy, thủy tinh, phân bón, năng lượng... việc xây dựng phương án giảm thiểu phát thải carbon trong sản xuất, lượng hóa và kiểm soát phát thải toàn chuỗi giá trị là yêu cầu cấp thiết khi xuất khẩu sang thị trường EU.

Đối với ngành dệt may, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, đổi mới, đón đầu xu hướng tiêu dùng xanh. Giải pháp được đề xuất là sử dụng nguyên liệu tự nhiên, tái chế, thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn, tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, giảm nhiên liệu hóa thạch và tiết kiệm năng lượng.

Trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, cần giám sát chặt chẽ các vùng có nguy cơ rủi ro cao, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về rừng, phân định các vùng theo mức độ rủi ro, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số, thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc, phổ biến quy định mới của EU tới các bên liên quan.

Việc các nước phát triển áp dụng các tiêu chuẩn xanh ngày càng khắt khe đang đặt ra nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, để duy trì xuất khẩu – một động lực chính của tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần quyết liệt thực hiện chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Đây là con đường tất yếu để nền kinh tế phát triển bền vững, thoát nguy cơ tụt hậu. Quá trình chuyển đổi đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của Chính phủ, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp Việt Nam vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội trong tình hình mới.

Trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng, kiến thức trở thành một phần của nền kinh tế carbon thấp

Trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng, kiến thức trở thành một phần của nền kinh tế carbon thấp

Ngày 15/5, Hội đồng Anh đã giới thiệu Dự án Kỹ năng về khí hậu - Hạt giống cho chuyển đổi xanh tại Việt Nam. ...

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam: Mạnh mẽ hơn cùng lời hứa xanh

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam: Mạnh mẽ hơn cùng lời hứa xanh

Na Uy cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam và cộng đồng quốc tế vì một Việt Nam xanh hơn và bền ...

Cùng các nhà ngoại giao tìm về không gian văn hoá xứ Đoài

Cùng các nhà ngoại giao tìm về không gian văn hoá xứ Đoài

Những món ăn đậm hồn Việt, những hình ảnh thân quen đậm chất quê Bắc Bộ trong chương trình nghệ thuật thực cảnh “Tinh hoa ...

EU 'bật đèn xanh' cho đạo luật đầu tiên về chống bạo lực với phụ nữ

EU 'bật đèn xanh' cho đạo luật đầu tiên về chống bạo lực với phụ nữ

Luật mới nhằm bảo vệ phụ nữ ở 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) khỏi bạo lực trên cơ sở giới, hôn nhân ...

Tăng trưởng xanh: Cần kế hoạch hành động tổng thể

Tăng trưởng xanh: Cần kế hoạch hành động tổng thể

Trao đổi với TG&VN bên lề Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh ngày 17/4 tại Hà Nội, GS.TS ...

Đọc thêm

MU tái khởi động vụ thương Xavi Simons

MU tái khởi động vụ thương Xavi Simons

MU sẽ nối lại đàm phán với PSG về Xavi Simons sau khi chiêu mộ hụt tuyển thủ Hà Lan vào mùa hè năm ngoái.
Các sếp Meta đau đầu với chính sách của Mark Zuckerberg

Các sếp Meta đau đầu với chính sách của Mark Zuckerberg

Chính sách tinh gọn Meta của CEO Mark Zuckerberg vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến cả các vị trí cấp cao như Phó Chủ tịch.
Báo Trung Quốc: Trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch bằng tàu hoả tại Việt Nam

Báo Trung Quốc: Trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch bằng tàu hoả tại Việt Nam

Chuyến tàu từ Nha Trang tới Đà Nẵng mang đến cho du khách những hành trình sang trọng, đáng nhớ khi đến du lịch Việt Nam.
Cập nhật bảng giá xe hãng Renault mới nhất tháng 6/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Renault mới nhất tháng 6/2024

Bảng giá xe hãng Renault của các dòng như Megane R.S, Logan, Talisman, Koleos, Latitude, Duster, Sandero Stepway, Clio R.S 200 EDC sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Cách kích hoạt tùy chọn tin cậy iPhone trên các ứng dụng siêu đơn giản

Cách kích hoạt tùy chọn tin cậy iPhone trên các ứng dụng siêu đơn giản

Bật tin cậy iPhone cho các ứng dụng trên thiết bị là tùy chọn quan trọng để đảm bảo bạn có thể sử dụng tất cả những tính năng hay ...
Khai mạc khóa đào tạo kỹ năng phiên dịch đối ngoại dành cho cộng tác viên của Bộ Ngoại giao

Khai mạc khóa đào tạo kỹ năng phiên dịch đối ngoại dành cho cộng tác viên của Bộ Ngoại giao

Khóa học có 24 học viên và sẽ diễn ra trong 18 buổi giúp cập nhật kiến thức về yêu cầu, kỹ năng phiên dịch dành cho mạng lưới cộng ...
Hội nghị hòa bình Ukraine: Lộ rõ nhiều khác biệt, Tổng thống Zelensky lạc quan, khẳng định Trung Quốc có thể giúp

Hội nghị hòa bình Ukraine: Lộ rõ nhiều khác biệt, Tổng thống Zelensky lạc quan, khẳng định Trung Quốc có thể giúp

Hội nghị hòa bình về Ukraine diễn ra hai ngày tại Thụy Sỹ đã bế mạc vào ngày 16/6, với việc nước chủ nhà thừa nhận có nhiều quan điểm khác nhau.
Chảo lửa Trung Đông: Israel đổ cho Hezbollah gây leo thang căng thẳng, Houthi tấn công tàu Mỹ, Washington tố Iran phớt lờ tàu gặp nạn

Chảo lửa Trung Đông: Israel đổ cho Hezbollah gây leo thang căng thẳng, Houthi tấn công tàu Mỹ, Washington tố Iran phớt lờ tàu gặp nạn

Căng thẳng ở biên giới Israel-Lebanon và Biển Đỏ vẫn diễn biến phức tạp, với những cảnh báo về nguy cơ gây ra hậu quả tàn khốc cho Trung Đông.
An ninh mùa EURO 2024: Cảnh sát Đức khống chế đối tượng dùng bom xăng gây rối, tấn công mạng truyền hình Ba Lan

An ninh mùa EURO 2024: Cảnh sát Đức khống chế đối tượng dùng bom xăng gây rối, tấn công mạng truyền hình Ba Lan

Những bất ổn về an ninh đã được ghi nhận ở châu Âu khi các trận đấu mùa giải EURO 2024 đang diễn ra tại Đức.
Nga tuyên bố tiếp tục lập vùng đệm ở Kharkov, sẽ ưu tiên 'hạ gục' thứ này của Mỹ trên đất Ukraine

Nga tuyên bố tiếp tục lập vùng đệm ở Kharkov, sẽ ưu tiên 'hạ gục' thứ này của Mỹ trên đất Ukraine

Nga sẽ tiếp tục nỗ lực thiết lập vùng đệm, hay vùng an toàn, cho đến khi đảm bảo bảo vệ lãnh thổ khỏi những cuộc pháo kích của Ukraine.
Ảnh ấn tượng (10-16/6): Lý do ông Putin nói không đóng băng xung đột, hành động của BRICS tại hội nghị hòa bình Ukraine, tàu ngầm Nga tới Cuba

Ảnh ấn tượng (10-16/6): Lý do ông Putin nói không đóng băng xung đột, hành động của BRICS tại hội nghị hòa bình Ukraine, tàu ngầm Nga tới Cuba

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin nêu điều kiện ngừng bắn, yêu cầu phương Tây chấm dứt trừng phạt… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/6-23/6

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/6-23/6

Lãnh đạo EU họp tại Bỉ, Thủ tướng Trung Quốc thăm Malaysia, Đức đón Tổng thống Argentina... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc thành công, Thủ tướng Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với kết quả không như kỳ vọng...
Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Chuyến thăm Đức của Tổng thống Pháp với những kết quả đạt được tạo nên dấu mốc mới, là biểu tượng quan trọng mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đến hẹn lại tới, hàng trăm đại biểu từ gần 50 quốc gia tụ hội ở Singapore, tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 21.
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Chuyến công du New Zealand và Australia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tập trung vào thương mại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto hoạt động đối ngoại tích cực, thể hiện khả năng lãnh đạo quốc gia trong bối cảnh địa chính trị thay đổi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri 'quay xe' sau khi cựu Tổng thống Donald Trump dính án hình sự

Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri 'quay xe' sau khi cựu Tổng thống Donald Trump dính án hình sự

Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây, tỷ lệ ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sụt giảm và lợi thế đang nghiêng về ông Joe Biden.
Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải 'nghĩ khác, làm khác'

Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải 'nghĩ khác, làm khác'

Mỹ và Nhật Bản đang phát triển một mô hình hợp tác quốc phòng có thể giúp Washington hóa giải mối lo về thiếu vũ khí.
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Italy là dịp để các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trên thế giới tìm sự đồng điệu trong nhiều vấn đề 'nóng'.
Phiên bản di động