Ngành đóng tàu tại các nước Đông Nam Á

Trang mạng của Viện Nghiên cứu Chiến lược (RSIS), Singapore mới đây có bài bình luận của tác giả Richard A. Bitzinger về ngành đóng tàu hải quân tại các nước Đông Nam Á. Báo TG&VN xin được đăng tải nội dung bài viết này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nganh dong tau tai cac nuoc dong nam a Nghị định mới về mua, bán, đóng mới tàu biển
nganh dong tau tai cac nuoc dong nam a Bàn giao 2 tàu cá vỏ thép trọng tải lớn cho ngư dân

Gần như mọi quốc gia lớn tại Đông Nam Á đều sở hữu ngành công nghiệp đóng tàu nhằm phục vụ cho lực lượng hải quân của nước mình. Hầu hết các quốc gia này đều mong muốn mở rộng các xưởng đóng tàu và năng lực sản xuất cũng như các chương trình đóng tàu tham vọng hơn. Tuy nhiên, các nhà máy đóng tàu Đông Nam Á đối mặt với một số vấn đề mang tính dài hạn khi họ muốn phát triển thêm khả năng đóng tàu của họ.

Quy mô khác nhau

Trong số 11 quốc gia Đông Nam Á, 5 nước gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam có các nhà máy đóng tàu tham gia vào quá trình sản xuất các tàu dành cho lực lượng hải quân.

nganh dong tau tai cac nuoc dong nam a
Công ty đóng tàu Bangkok. (Nguồn: Wikipedia Commons)

Indonesia: Công ty đóng tàu PT PAL của nước này đã đóng tàu tuần tra dài 57m do Đức thiết kế cho Hải quân Indonesia (TNI-AL) cũng như đóng các cầu cảng LPD và muốn đóng 2 tàu hộ tống lớp Sigma nếu TNI-AL đặt hàng. PT PLA cũng muốn đóng các tàu ngầm (do Hàn Quốc thiết kế) cho Hải quân nước này.

Malaysia: Trong những năm 2000, nhà máy đóng tàu Hải quân Boustead của nước này trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Boustead đã tiến hành đóng 6 tàu tuần tra lớp Kedah thế hệ mới (dựa trên thiết kế của mẫu tàu MEKO A-100 của Đức) cho Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN). Chương trình này sau đó được thay thế bởi chương trình tàu tuần tra thế hệ thứ hai (SGPV) mà theo đó Boustead sẽ sản xuất 6 tàu khu trục lớp Gowind do Pháp thiết kế. Công ty hiện đang hợp tác với DCNS, một nhà thầu Hải quân của Pháp trong dự án này với trị giá hợp đồng ít nhất 2,8 tỷ USD. Hải quân Hoàng gia Malaysia coi chương trình SGPV này là đặc biệt quan trọng do những lo ngại về việc thiếu khả năng trong các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.

Singapore: Các chương trình đóng tàu Hải quân hiện nay của Singapore bao gồm tàu khu trục lớp Formidable (dựa theo thiết kế của mẫu tàu Lafayette của Pháp), các tàu tấn công đổ bộ lớp Endurance (cũng được bán cho Hải quân Thái Lan) và tàu làm nhiệm vụ ven biển lớp Independence 1.200 tấn. Singapore cũng có các kế hoạch đóng 1 tàu vận tải đa năng hỗn hợp (JMMS) và 1 tàu chở trực thăng (LHD).

Thái Lan: Công ty đóng tàu Bangkok tiến hành lắp ráp tàu tuần tra ven bờ (OPV) lớp Krabi, dựa trên thiết kế của tàu tuần tra lớp River của Vương quốc Anh.

Việt Nam: Hiện nay, Việt Nam đang đóng một vài tàu tấn công lớp Molniya theo thiết kế của Nga và một vài sản phẩm Hải quân khác gồm các tàu tuần tra và tàu hậu cần.

Nhiều thách thức

Có thể nói các nhà đóng tàu tại Đông Nam Á phải đối mặt với ba thách thức. Thách thức đầu tiên đó là thiếu khả năng sinh lời. Nhiều xưởng đóng tàu tại khu vực không đem lại lợi nhuận bởi quá trình sản xuất cực kỳ nhỏ và khả năng quản lý kém. Hãng đóng tàu PT PAL của Indonesia bị thiếu các hợp đồng bởi Chính phủ Indonesia không thể cam kết một kế hoạch hiện đại hóa Hải quân dài hạn do thiếu kinh phí. Năm 2009, PT PAL buộc phải bắt đầu một quá trình hợp lý hóa sản xuất qua đó gần một nửa trong số 2.000 nhân viên của công ty bị sa thải.

Trong khi đó, ngành đóng tàu của Việt Nam cũng bị giáng một đòn mạnh vào năm 2010 khi Tập đoàn công nghiệp Vinashin sụp đổ với khoản nợ ước tính lên tới 4,5 tỷ USD (hiện nay tập đoàn đang trong quá trình tái cơ cấu).

Thách thức thứ hai là tham nhũng. Tại Malaysia, tham nhũng trong mua sắm vũ khí đã làm xói mòn những nỗ lực đóng tàu Hải quân quốc gia. Chương trình đóng tàu tuần tra lớp Kedah ban đầu có tham vọng sản xuất 27 chiếc tàu tuần tra xa bờ OPV. Tuy nhiên, tham vọng này vấp phải cản trở ngay từ khi bắt đầu bởi những vi phạm về tài chính dẫn tới những vấn đề về chất lượng và sự chậm trễ về thời gian. Nhà thầu ban đầu, Công ty đóng tàu Hải quân PSC, đã bị phát hiện không trả tiền cho một số nhà thầu phụ, trong khi có dính líu tới việc biển thủ tiền hưu trí của nhân viên. Kết quả là Chính phủ Malaysia đã yêu cầu Công ty đóng tàu Boustead tiếp nhận PSC và kết thúc dự án. Thậm chí sau đó con tàu đầu tiên trong lô hàng đã không vượt qua được những thử nghiệm khi chạy thử trên biển trước khi giao hàng do những vấn đề về kỹ thuật và chất lượng. Cuối cùng, chương trình đóng tàu lớp Kedah của Hải quân nước này buộc phải giảm xuống còn 6 chiếc.

Thách thức thứ ba là không có các công nghệ và chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đóng tàu. Công nghệ và khả năng kỹ thuật của các nhà máy đóng tàu tại khu vực có thể là trở ngại lớn nhất mà các nhà máy đóng tàu này phải đối mặt. Trong phần lớn các trường hợp, các nhà máy đóng tàu các nước đều có quy mô nhỏ, chỉ giới hạn trong việc đóng các tàu tuần tra, tàu hộ tống và tàu tuần tra ven bờ. Chỉ có Singapore là ngoại lệ khi nước này có khả năng đóng các tàu lớn hơn chẳng hạn như tàu khu trục hoặc là tàu tấn công đổ bộ.

Thậm chí, tất cả các công ty đóng tàu tại khu vực đều phải nhập khẩu tất cả hoặc gần như là toàn bộ các hệ thống và vũ khí trang bị cho các tàu này, bao gồm cả máy móc, radar, thiết bị điện, kiểm soát hỏa hoạn, tên lửa và hệ thống súng hải quân.

Với những lý do đó, nhiều nhà máy đóng tàu khu vực muốn hợp tác với các nước khác để tham gia các dự án đóng tàu lớn và phức tạp hơn. Tuy nhiên, vấn đề thường gặp phải là các nhà máy đóng tàu địa phương không sở hữu đủ kỹ năng lao động hay khả năng sản xuất để tham gia vào các dự án lớn.

Do đó, dù có tiềm năng nhưng không chắc rằng Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam có thể vượt lên trên vị thế hiện nay khi chỉ là những quốc gia nhỏ trong ngành đóng tàu hải quân hay không. 

* Richard A. Bitzinger là chuyên gia thuộc chương trình chuyển đổi quân sự, Viện Nghiên cứu Chiến lược (RSIS), trường Đại học Nam Dương, Singapore.

nganh dong tau tai cac nuoc dong nam a Nga hạ thủy chiến hạm Gepard đóng cho Hải quân Việt Nam

Ngày 27/4, tại nhà máy đóng tàu mang tên Gorky ở Zelenodolsk của Nga đã diễn ra lễ hạ thủy tàu hộ vệ lớp Gepard ...

nganh dong tau tai cac nuoc dong nam a Đài Loan tăng ngân sách đóng tàu ngầm

Ngày 3/9, chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) thông báo sẽ tăng thêm ngân sách cho việc tự đóng tàu ngầm chiến đấu.

nganh dong tau tai cac nuoc dong nam a Triều Tiên huy động tàu đổ bộ lưỡng cư tới tiền tuyến phía Nam

Theo hãng tin Yonhap, tàu đổ bộ lưỡng cư của Triều Tiên đã đưa các đơn vị đặc nhiệm đến tiền tuyến. Động thái này ...

Hoài Minh (theo RSIS)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Ngày 5/11, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tốn giấy mực nhất mỗi 4 năm. Cho đến giờ phút ấy, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì.
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố, Tehran sẽ đáp trả mọi hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ và an ninh của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động