Ngày Nhà giáo Việt Nam: Nghề giáo, lương tháng và lương tâm

Lưu Đình Long
TGVN. Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi chợt nghĩ về lương tháng và lương tâm của người thầy. Trong giáo dục, lương tâm của người thầy quan trọng hơn tất cả bởi chẳng phải tự nhiên xã hội xem nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Nghề giáo, lương tháng và lương tâm
Tác giả Lưu Đình Long cho rằng, trong giáo dục, lương tâm của nhà giáo quan trọng hơn tất cả bởi chẳng phải tự nhiên xã hội xem nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. (Ảnh: NVCC)

Tôi có nhiều bạn bè làm nghề giáo. Vì vậy, thi thoảng, tôi lại được nghe những tâm sự “phía sau bục giảng” của họ. Và tôi “ngộ” ra, hóa ra, làm thầy cô giáo đâu có sướng như mình nghĩ!

Hồi xưa, tôi có ý định sẽ trở thành giáo viên. Bằng chứng là tôi từng thi vào Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Nhưng rồi, “nghề không chọn mình”, tôi quyết định theo ngành báo chí. Nhưng, có lúc tôi nghĩ, làm báo một thời gian, nếu có duyên mình cũng sẽ đi dạy.

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Thầy mẫu mực về đạo đức mới mong học trò sống tử tế

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Thầy mẫu mực về đạo đức mới mong học trò sống tử tế

TGVN. Tự hào vì nhiều thế hệ trong gia đình làm nghề dạy học, GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, nghề giáo không giúp ...

Tôi hay hỏi Lê Văn Hiến, bạn tôi, đang dạy ở Trường THPT Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) rằng, làm thầy tụi nhỏ thích không, chắc oai lắm? Hiến cười bảo, cũng vui mà cũng mệt, bao nhiêu thứ phải lo lắng, nhất là làm thầy trong thời buổi này, “trên đe dưới búa”.

Trước ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) một tuần, Hiến kể về chuyện phong bì phụ huynh tặng cho thầy cô giáo dịp này. “Với người khác sao không biết, nhưng mình thấy việc trao phong bao, xem như quà tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo, thật sự kỳ kỳ”, Hiến nói và kể rằng đã có lần được đại diện hội phụ huynh của lớp nhét phong bì, gọi là quà cho thầy ngay giữa sân trường.

Sau đó, Hiến họp lớp và tuyên bố mình không nhận quà trong ngày “Tết thầy cô”. Với người thầy, việc dạy trên lớp và nhận lương tháng thật sự là khoản thu nhập không cao. Nhất là trong bối cảnh vật giá leo thang, mọi thứ đắt đỏ theo năm tháng, lương chỉ tăng theo kỳ hạn, người có trình độ Đại học phải 3 năm công tác mới lên lương một lần.

Có nhiều thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện còn khó hơn. Tất nhiên, việc chọn về nơi xa công tác đã là sự dấn thân, phải có tình yêu nghề mới làm được. Nhiều lần báo chí đăng tải thông tin, thầy cô vùng cao được thưởng Tết một ký hạt dưa. Nghe mà thương, vì đó là những người sẽ đào tạo ra những thế hệ trẻ gánh vác đất nước mai sau, mà chính họ còn chật vật, không gánh nỗi gia đình nhỏ của mình.

Bạn tôi, dạy học ở một trường Đại học cũng ngậm ngùi không kém, lương Thạc sĩ tầm 6 triệu đồng/tháng, Tiến sĩ khoảng 8 triệu đồng/tháng. Nghe chua chát, nếu so với lương công nhân hoặc những người đi chăm trẻ, bảo vệ… có khi cũng tương đương.

Có lẽ vì thế mà, có nhiều người “cạn nghĩ” đã chọn hướng, “học chi cho lắm, xong phổ thông đi làm công nhân cho đỡ tốn tiền”. Thực trạng về cử nhân, trên đại học thất nghiệp đã từng có báo cáo với con số 200.000 người. Vậy là, với những người có việc làm, dù lương thấp vẫn mừng rồi. Đi xe công nghệ, đôi khi trò chuyện với tài xế mới nhận ra, trong số đó có những cử nhân, họ ra trường rồi nhưng không có việc, chẳng thể về quê (vì ngại xóm làng dị nghị) nên cứ phải bám trụ ở thành phố với nghề đó, chờ cơ hội.

Việc này có liên quan tới tuyển sinh của các trường Đại học, trong cơ chế cạnh tranh, tự thu tự chi nên đã “giành giật” người học, hạ chuẩn đầu vào. Từ đó, tạo ra một thế hệ cử nhân thất nghiệp. Để xảy ra tình trạng này, lỗi do đâu?

Không xét yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, câu chuyện tuyển đại người vào học để thu tiền, còn đầu ra không quan tâm, liệu có lương tâm? Người thầy trong môi trường đào tạo ấy có thấy áy náy với bao niềm hi vọng bên dưới giảng đường?

Trong thời buổi cạnh tranh để phát triển, sự “phát triển” sẽ khó bền nếu không xây trên nền móng vững chắc là tính nhân văn. Trong câu chuyện tuyển sinh, đào tạo của các trường Đại học ngày nay, dường như người ta chỉ chú ý đến lương tháng của người thầy.

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Nghề giáo, lương tháng và lương tâm
Tác giả Lưu Đình Long giao lưu cùng bạn đọc. (Ảnh: Huy Sơn)

Trong giáo dục, lương tâm quan trọng hơn là mấu chốt để được là… thầy, để học sinh, phụ huynh còn kính trọng. Chẳng phải tự nhiên xã hội xem nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo. Bởi chính yếu tố làm nghề với lương tâm trong sạch, lấy đạo đức làm đầu của người thầy, của những người trong môi trường giáo dục. Một khi người thầy có thể vì lý do lương tháng mà đánh mất lương tâm, sẽ tạo ra khoảng trống mất niềm tin trong xã hội. Điều đó đồng nghĩa với sụp đổ “lâu đài giáo dục”, bởi mối quan hệ thầy trò không còn xác lập ở sự kính trọng nữa.

Hiến, bạn tôi ái ngại với món quà phong bao cũng vì lẽ đó. Học sinh sẽ nghĩ gì nếu biết cha mẹ mình đã hùn tiền để “gửi quà” cho thầy? Người thầy nhận “quà” kiểu đó có quen tay? Và rồi sự vô tư trong giảng dạy có còn khi họ đặt chân lên bục giảng?

Tiền bạc, nói chung, ai cũng cần nhưng không phải lúc nào nó cũng trở nên giá trị khi được đặt lên hàng đầu. Trong giáo dục, nếu trường học hay người thầy bị tiền bạc chi phối, chắc chắn sẽ giảm đi ít nhiều lương tâm trong khi tuyển sinh, lên lớp.

Giữa những ngày vui của thầy cô, chúng ta cảm thông, chia sẻ với sự tận hiến của các thầy cô dấn thân, của những người chọn nghề giáo phục vụ. Nhưng việc tri ân người thầy như thế nào là một vấn đề không chỉ ở chỗ thái độ của thầy, còn nằm nơi cái nhìn của phụ huynh về công việc mà họ làm.

Sâu xa hơn, chính là vấn đề xây dựng cơ chế, chính sách từ việc tuyển sinh đại học đến chăm lo đời sống người thầy. Làm sao để nghề giáo thực sự cao quý ở chính đồng lương tương xứng với công sức người thầy đã bỏ ra, để không ai lăn tăn chuyện tiền bạc. Khi đó, danh hiệu “cao quý” mới đầy đủ ý nghĩa bởi sự coi trọng!

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Người thầy đúng nghĩa không cần tô vẽ hay 'hóa trang' thành người khác

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Người thầy đúng nghĩa không cần tô vẽ hay 'hóa trang' thành người khác

TGVN. GS. TS. Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh khẳng định, với mỗi nhà giáo, để trở ...

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Thầy mẫu mực về đạo đức mới mong học trò sống tử tế

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Thầy mẫu mực về đạo đức mới mong học trò sống tử tế

TGVN. Tự hào vì nhiều thế hệ trong gia đình làm nghề dạy học, GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, nghề giáo không giúp ...

'Hạnh phúc của người thầy là nâng đỡ học sinh trong từng bước đi để trưởng thành'

'Hạnh phúc của người thầy là nâng đỡ học sinh trong từng bước đi để trưởng thành'

TGVN. Tại chương trình 'Thay lời tri ân' năm 2020 với chủ đề 'Hạnh phúc', bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí ...

Lưu Đình Long

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu. Kể từ khi ra đời đã tạo ra tổng doanh thu ước tính ...
Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết.
Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy

Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy

Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Đầu tháng 11, núi Phú Sĩ không có tuyết sau 130 năm

Đầu tháng 11, núi Phú Sĩ không có tuyết sau 130 năm

Lần đầu tiên sau 130 năm, núi Phú Sĩ - biểu tượng của Nhật Bản - không có tuyết tới đầu tháng 11 do biến đổi khí hậu.
Khung cảnh ngổn ngang sau trận lũ quét kinh hoàng ở Tây Ban Nha

Khung cảnh ngổn ngang sau trận lũ quét kinh hoàng ở Tây Ban Nha

Trận lũ quét mới đây ở vùng Valencia (Tây Ban Nha) đã khiến 158 người thiệt mạng, ô tô dồn thành đống ngổn ngang trên đường phố ngập ngụa bùn đất.
Bác sĩ trẻ Đỗ Trung Kiên trở thành Tiktoker, viết sách dạy tiếng Anh cho sinh viên Y khoa

Bác sĩ trẻ Đỗ Trung Kiên trở thành Tiktoker, viết sách dạy tiếng Anh cho sinh viên Y khoa

Đam mê dịch thuật, bác sĩ Đỗ Trung Kiên (27 tuổi, sinh sống tại Hà Nội) đã quyết định lập kênh TikTok nhằm phổ cập tiếng Anh cho các sinh viên Y khoa.
8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

Tiêu thụ trà matcha mỗi ngày giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm cân.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng máu lên não không đủ, khiến tế bào não không được nuôi dưỡng, là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não.
Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Thiếu hụt vitamin C hay E ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do môi trường, khiến da khô, lão hóa nhanh.
Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Ngày 20/10, hơn 2.000 người đã tham dự sự kiện '5.000 bước chân hạnh phúc - Ngày hội đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam 2024'.
Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Phiên bản di động