Ngoại giao ‘chắp cánh’ sức mạnh mềm văn hóa

Khánh Linh
Từ cuối thế kỷ XX, thuật ngữ sức mạnh mềm văn hóa xuất hiện với hàm nghĩa là sự gia tăng ảnh hưởng, vị thế của quốc gia này với quốc gia khác trong quan hệ quốc tế thông qua sự hấp dẫn của các giá trị văn hóa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO vinh danh: Củng cố sức mạnh mềm Việt Nam
UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: Tuấn Huy)

Trong thời buổi hội nhập toàn cầu, văn hóa trở thành một ngành công nghiệp để khai thác và phát huy sức mạnh nội sinh. Đơn cử như làn sóng Hallyu quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra thế giới, hay Ngày quốc tế yoga truyền bá “đặc sản” của Ấn Độ đến mọi ngõ ngách của đời sống...

Tại Đại hội XIII của Đảng, thuật ngữ “sức mạnh mềm văn hóa” lần đầu tiên được đưa vào trong văn kiện chính thức của Đảng. Điều này thể hiện bước đột phá trong tư duy nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập, phát triển đất nước ở mọi lĩnh vực.

Sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam được coi là sức mạnh nội sinh, góp phần tăng cường tiềm lực và sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Năm 2007, Giáo sư Joseph Nye, tác giả của học thuyết “Sức mạnh mềm” khi đến Việt Nam nhận định rằng, sức hấp dẫn nhất của sức mạnh mềm Việt Nam chính là tinh thần tự chủ, độc lập dân tộc, chính sách phát triển kinh tế và nền văn hóa.

Nếu như văn hóa là sức mạnh mềm của quốc gia thì ngoại giao văn hóa chính là lực lượng xung kích để hiện thực hóa sức mạnh ấy trên phạm vi thế giới.

Thông qua ngoại giao văn hóa, thông tin, hình ảnh về đất nước, văn hóa, lịch sử, con người, chính sách của Việt Nam được quảng bá, phổ biến rộng rãi, giúp nhân dân thế giới hiểu biết, thiện cảm và yêu mến Việt Nam.

Từ đó, dẫn tới quyết định lựa chọn đất nước hình chữ S là điểm đến để hợp tác, đầu tư, du lịch, sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam... hay cao hơn là ủng hộ các quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa trong bối cảnh mới, ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược ngoại giao văn hóa giai đoạn 2021-2030, trong đó có ba điểm mới nổi bật, đó là: làm rõ nội hàm của ngoại giao văn hoá, xác định nhiệm vụ phục vụ hai mục tiêu là đường lối đối ngoại và chính sách phát triển văn hoá; xác định chủ thể hướng tới và đối tác triển khai là các địa phương, người dân, doanh nghiệp; cập nhật và cụ thể năm nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy quan hệ, hội nhập văn hoá, quảng bá đất nước, vận động danh hiệu và tiếp thu tinh hoa nhân loại.

Có thể nói, sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam là khả năng huy động, phát huy những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Và, sứ mệnh góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam ra thế giới, đồng thời tăng cường uy tín, vị thế của dân tộc Việt Nam trong các quan hệ quốc tế chính là ngoại giao văn hóa.

Truyền tải rộng rãi và hiệu quả hình ảnh và giá trị văn hóa Việt Nam

Truyền tải rộng rãi và hiệu quả hình ảnh và giá trị văn hóa Việt Nam

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, ngoại giao văn hóa là một trụ cột ...

Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030

Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030

Ngày 20/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị ngoại giao văn hóa: “Triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030: Chủ ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Đọc thêm

Apple gỡ bỏ loạt ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Trung Quốc

Apple gỡ bỏ loạt ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Trung Quốc

Apple vừa gỡ bỏ các ứng dụng nhắn tin nước ngoài như Telegram, Signal, WhatsApp và mạng xã hội Threads của Meta Platforms khỏi App Store theo yêu cầu của ...
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ nêu 'bước đi mang tính xây dựng'; Moscow tuyên bố sẽ đáp trả về kinh tế và chính trị

Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ nêu 'bước đi mang tính xây dựng'; Moscow tuyên bố sẽ đáp trả về kinh tế và chính trị

Nga có thể xem xét hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ nếu Washington thực hiện kế hoạch tịch thu tài sản Moscow đang bị phong tỏa.
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu tăng chưa đến 1 USD. Trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít từ chiều ...
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết U23 châu Á bằng màn thi đấu với U23 Iraq ở tứ kết.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động