Ngoại giao công chúng: Câu trả lời cho chiến thuật vùng xám ở Biển Đông?

HỒNG TRÀ
Mỹ và các nước Đông Nam Á có các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh với Trung Quốc ở Biển Đông gặp khó khăn trong việc phản ứng với chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao công chúng: Câu trả lời cho chiến thuật vùng xám ở Biển Đông?
Hải quân và Cảnh sát biển Mỹ thực hiện nhiều hoạt động thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOPS) ở Biển Đông thời gian gần đây.

Đại tá Hải quân Mỹ Robert Francis (chuyên gia về tàu nổi và là cựu nghiên cứu viên về quân sự tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại) và Thiếu tá Hải quân Mỹ Roswell Lary (tốt nghiệp Trường nghiên cứu quốc tế cao cấp của Đại học Johns Hopkins) có bài viết trên trang mạng của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ về cách thức các nước có thể tận dụng những ưu thế của ngoại giao công chúng nhằm đối phó với chiến thuật vùng xám của Trung Quốc trên Biển Đông.

Chiến thuật vùng xám

Chiến thuật vùng xám, theo định nghĩa của chuyên gia Michael Green thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (SCIS), là những hành vi cao hơn hoạt động răn đe thông thường nhằm đạt được các mục tiêu an ninh nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng có thể gây ra các phản ứng vũ trang.

Ở Biển Đông, Bắc Kinh đang sử dụng Lực lượng dân quân biển vũ trang (PAFMM), hạm đội đánh cá có vũ trang của Trung Quốc, làm "người chơi" trong chiến thuật vùng xám nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp.

PAFMM củng cố các tuyên bố của Bắc Kinh bằng cách ngăn ngư dân các nước Đông Nam Á ra ngư trường màu mỡ truyền thống của họ và tạo điều kiện cho đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc tiếp cận các ngư trường trên.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông thông qua yêu sách “đường chín đoạn”, đòi hỏi hơn 90% vùng biển và các cấu trúc ở Biển Đông thuộc về Bắc Kinh. Tuyên bố này được xem là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS), và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 6-7/11/2020, các đại biểu thống nhất rằng chiến thuật vùng xám thường được các nước lớn sử dụng nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, nhưng dưới ngưỡng chiến tranh để không gây ra xung đột quân sự. Chiến thuật vùng xám là hoạt động có chủ đích nhằm “lách luật” quốc tế để tránh bị lên án, không phải do luật quốc tế thiếu quy định hoặc quy định thiếu chặt chẽ như một số nước thường biện minh.

Các vấn đề tài phán, pháp lý và ngoại giao đã hạn chế cách tiếp cận của Hải quân và Cảnh sát biển Mỹ trong ứng phó với các chiến thuật này của Trung Quốc.

Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á có các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông lại không có đủ lực lượng và năng lực hàng hải để chống lại chiến thuật vùng xám. Các tổ chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hoạt động dựa vào việc đạt đồng thuận để hành động sẽ khó có các hành động mạnh mẽ đối với việc Trung Quốc sử dụng hạm đội đánh cá vũ trang ở Biển Đông vì một số thành viên ASEAN thân cận với Bắc Kinh.

Giải pháp truyền thông xã hội

Một giải pháp để đối phó với các lực lượng bán dân sự như PAFMM là phơi bày các hoạt động ngụy trang này thông qua các chiến dịch truyền thông xã hội rộng khắp Đông Nam Á.

Các chiến dịch truyền thông cần để công chúng thấy rõ PAFMM không chỉ là một đội tàu đánh cá và làm rõ các hoạt động này không chỉ hỗ trợ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc mà còn gây tổn hại đến lợi ích kinh tế Đông Nam Á.

Từ năm 2012, Bắc Kinh bắt đầu tăng cường sử dụng chiến thuật vùng xám, tiêu biểu từ vụ việc chiếm giữ bãi cạn Scarborough của Philippines năm 2012, xây dựng đảo nhân tạo trên diện rộng từ năm 2014 đến năm 2017 và việc lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc và PAFMM gia tăng hoạt động ở Biển Đông.

Đáp lại, các đơn vị Hải quân và Cảnh sát biển Mỹ đã tham gia thực hiện nhiều hoạt động hơn trong khu vực. Hoạt động tự do hàng hải (FONOPS) đã tăng từ 0 vào năm 2014 lên mức cao nhất là 10 vào năm 2019.

Sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ và các nước đối tác ở Biển Đông cùng các tuyên bố ngoại giao lên án các hành động ở Biển Đông của Bắc Kinh không đưa lại nhiều tác dụng trong việc ngăn chặn Trung Quốc sử dụng các lực lượng bán dân sự như PAFMM.

Vào tháng 3-4/2021, Bắc Kinh điều 220 tàu PAFMM neo đậu ở Đá Ba Đầu. Việc đội tàu của PAFMM xuất hiện được cho là nhằm đáp trả cuộc tập trận Balikatan (tiếng Tagalog nghĩa là Vai kề vai) của Mỹ và Philippines, vì hành động tập kết tàu diễn ra ngay trước cuộc tập trận.

May mắn thay, sự hiện diện của rất nhiều lực lượng xung quanh Đá Ba Đầu đã không leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Có thể thấy, nếu tàu chiến của Mỹ hoặc Đông Nam Á xuất hiện ở Đá Ba Đầu để giải quyết các tranh chấp với đội tàu PAFMM sẽ trở thành một chiến thuật sai lầm.

Đầu tiên, động thái này có nguy cơ leo thang căng thẳng. Nếu Hải quân Philippines đánh chìm các tàu PAFMM, các đơn vị Hải quân và Cảnh sát biển của Trung Quốc, vốn tuần tra ngay gần đó, có thể đáp trả nhanh chóng.

Thứ hai, một cuộc đáp trả có vũ trang của Hải quân Philippines (hoặc các nước Đông Nam Á khác), hoặc của các tàu chiến Mỹ, cũng là một sai lầm trong chiến lược ngoại giao công chúng, sẽ được Bắc Kinh miêu tả là sử dụng vũ lực quá mức.

Tin liên quan
Tổng thống mới của Mỹ với thách thức cũ ở Biển Đông Tổng thống mới của Mỹ với thách thức cũ ở Biển Đông

Các quốc gia Đông Nam Á có thể phối hợp thực hiện các chiến dịch truyền thông xã hội, giúp ngư dân kể về việc họ bị quấy rối như thế nào, phát triển thành các video, hình ảnh và câu chuyện ở Biển Đông trên các phương tiện truyền thông xã hội khu vực và toàn cầu.

Các sản phẩm truyền thông cần giải thích đầy đủ hơn vai trò của PAFFM và cung cấp thông tin rộng rãi về mức độ ảnh hưởng của PAFFM đối với sinh kế trong khu vực.

Các câu chuyện tập trung vào việc ngư dân Đông Nam Á có thu nhập tương đối thấp đang gặp khó khăn như thế nào trước sự xuất hiện của PAFFM thể hiện rằng, hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông không chỉ tác động đến ngư dân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ ngành chế biến và xuất khẩu cá trong khu vực.

Một chiến lược truyền thông xã hội như vậy có thể phù hợp với các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt với việc Bắc Kinh tăng cường sử dụng PAFMM để thực hiện các yêu sách chủ quyền.

TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia Nga: Các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là trái với UNCLOS-1982
Thách thức ở Biển Đông - Động lực để Philippines nâng cấp không quân?
Hội nghị EAS: Các nước nhấn mạnh đảm bảo hoà bình, ổn định tuyến hàng hải huyết mạch trên Biển Đông
Ấn Độ quan tâm việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế
Biển Đông - Phép thử đối với nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ tâm huyết của mình về vai trò và những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ...
Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Dấu ấn đậm nét của giải chạy là hình ảnh các vận động viên tham gia chạy với cam kết hành động giảm phát thải, hướng tới một thế giới ...
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; VĐQG Ai Cập -  ZED FC vs ENPPI

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; VĐQG Ai Cập - ZED FC vs ENPPI

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; Hạng 2 Azerbaijan...
Anh: Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Anh: Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Công cụ AI giúp ông già Noel tìm được những bến đỗ hoàn hảo để đáp cỗ xe tuần lộc, trên tổng số 40 triệu mái nhà trải dài khắp ...
Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, tên quốc tế Pabuk.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động