Ngoại giao kinh tế: IMF nhìn về một tương lai 'bấp bênh'

Thúy Vy
Cần thêm vô số nỗ lực hợp tác ngoại giao kiểu cũ để vực dậy các “vũng lầy” kinh tế, trong bối cảnh căng thẳng giữa các nước không ngừng gia tăng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khu vui chơi đối diện một tòa nhà bị Nga đánh bom tại thị trấn Borodianka, Ukraine. (Nguồn: Getty Images)
Khu vui chơi đối diện một tòa nhà bị trúng bom tại thị trấn Borodianka, Ukraine. (Nguồn: Getty Images)

Trong bối cảnh diễn ra cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hồi tháng Tư vừa qua, ông trùm kinh tế Mỹ Robert Zoellick, cánh tay đắc lực một thời của Đảng Cộng hòa cho biết, Mỹ vẫn sẽ phải đối phó với sự thay đổi cân bằng quyền lực kinh tế thế giới, bất chấp lãnh đạo thành công chiến dịch trừng phạt Nga.

Ông Zoellick viết trên tạp chí Foreign Affairs: “Tuy Mỹ dẫn đầu việc thành lập các tổ chức quốc tế lớn, song nước này hiếm khi dành nỗ lực đổi mới các tổ chức trên, bất chấp tầm quan trọng của chúng trong việc thúc đẩy sự hưng thịnh của đất nước hàng thập kỷ qua”.

Trước sự do dự lập trường của Trung Quốc trong xung đột Nga-Ukraine, ông lập luận: “Mỹ vẫn chưa tìm ra được đường lối ngoại giao nhằm giúp nước này và Trung Quốc hợp tác trong hòa bình. Do vậy, sự trỗi dậy quyền lực của Trung Quốc hiện trở thành nỗi lo bên ngoài lớn nhất của Mỹ”.

Những gì Zoellick viết trên Foreign Affairs cũng phần nào giải mã cảnh báo của IMF trong Báo cáo Triển vọng knh tế thế giới (WEO) hàng năm, về sự đe dọa của căng thẳng địa chính trị tới khuôn khổ luật lệ từng điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế kể từ Thế chiến II.

Khủng hoảng tiền tệ “rình rập”

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden bày tỏ lập trường kiên quyết trước ý kiến cho rằng các lệnh trừng phạt có thể làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu của Mỹ, dấy lên khả năng tổn hại lâu dài đến quyền lực của nước này.

Phát biểu tại một cuộc hội thảo của Viện Kinh tế quốc tế Peterson (PIIE), Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cho biết, các động thái đối phó với cuộc chiến Nga-Ukraine của Mỹ chủ yếu hướng đến các tác động đa phương, thay vì chỉ tập trung nâng cao vị thế nền kinh tế Mỹ.

Ông cũng bác bỏ ý kiến cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ khuyến khích các đối thủ của Mỹ xây dựng một hệ thống tài chính riêng biệt, khẳng định tầm quan trọng của đồng USD ngay cả với các nước đang cố gắng “tẩy chay” loại tiền tệ này.

Trái lại, chuyên gia kinh tế người Mỹ Barry Eichengreen và nhiều nhà kinh tế học khác cho rằng, việc giá trị đồng tiền Mỹ suy giảm là không thể tránh khỏi. Khi ấy, những lựa chọn thay thế tiềm năng sẽ là đồng tiền “thân thiện” như AUD, hay “đối thủ cạnh tranh” của USD như Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Theo chiến lược gia Zoltan Pozsar của ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse, trong bối cảnh các nước đang cố gắng thoát khỏi ràng buộc tài chính với Mỹ, hàng hóa có thể phần nào thay thế cho các loại tiền tệ thuộc hệ thống toàn cầu Bretton Woods 3.

Trước đó, các nước từ Ấn Độ đến Indonesia đã khuyến khích mua dầu từ Nga mà không sử dụng tiền tệ Mỹ, nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt Ukraine của nước này.

Giá xăng tại các trạm xăng dầu. (Nguồn: IMF)
Giá xăng "nhảy múa" tại các trạm xăng dầu. (Nguồn: IMF)

Báo cáo WEO của IMF cho thấy, sự phân tán các khối sản xuất có thể làm phát sinh các hệ thống thanh toán quốc tế và sự phân khúc đồng tiền dự trữ toàn cầu. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng mức lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và phần lớn các nước đang phát triển vẫn phải vật lộn với các khoản nợ từ đại dịch.

Có thể nói, chiến sự ở Ukraine đã làm gia tăng căng thẳng nghiêm trọng trong nền kinh tế thế giới và dấy lên nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Tuy nhiên, theo IMF, bất chấp những rủi ro trên, việc duy trì các thể chế toàn cầu hóa cũ là cần thiết để giúp các nước nghèo bằng các biện pháp như viện trợ lương thực và chấp nhận kiểm soát vốn.

Căng thẳng tiền tệ dường như diễn biến phức tạp hơn tại các nước ủng hộ trừng phạt Ukraine, điển hình là Nhật Bản. Tỷ giá Yen giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua, do giá năng lượng cao từ chiến tranh và lãi suất tăng tại Mỹ, đồng minh thân cận của nước này.

Vì vậy, trong khi Mỹ và một số nước khác tập trung phản đối Nga tham gia cuộc họp bộ trưởng tài chính nhóm G20 ngày 20/4, các quan chức Nhật Bản lại chú trọng quan tâm đến tiến trình cuộc họp, với mong muốn đưa các vấn đề về mất cân bằng và can thiệp tiền tệ lên bàn thảo luận.

Thiệt hại tăng trưởng kinh tế

Theo các dự báo tăng trưởng của IMF, các thị trường mới nổi và các nước có thu nhập trung bình đã bị sụt giảm 1,3 điểm phần trăm tích lũy so với mức dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế 2 năm tới từ tháng Giêng của IMF. Các thành viên G20 là Ấn Độ và Mexico đều mất một điểm phần trăm.

Mặt khác, Mỹ chỉ mất 0,6 điểm phần trăm tăng trưởng dự kiến kể từ lần cập nhật tháng 1 của IMF. Trái lại, các thị trường mới nổi, đồng thời là các thành viên G20 Brazil và Nam Phi lại không ghi nhận mức tụt hạng tăng trưởng đáng kể nào.

Với viễn cảnh tồi tệ nhất của IMF là các biện pháp trừng phạt và chiến tranh leo thang, Liên minh châu Âu (EU) sẽ là khu vực hứng chịu nhiều thiệt hại kinh tế nhất, với mức giảm 3 điểm phần trăm tăng trưởng dự kiến vào năm 2023.

G20 nhưng không còn “20”?

Đánh giá trên quy mô rộng về nền kinh tế toàn cầu kể từ khi Nga gây hấn với Ukraine, nhiều khả năng IMF sẽ phải “dọn dẹp” vô số thiệt hại kinh tế nếu các nước tiếp tục xuất hiện rạn nứt quan hệ.

Theo đó, báo cáo WEO của IMF đã tiết lộ các mức giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và tăng trưởng yếu trong đầu tư năng lượng tái tạo, nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác trong vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Như vậy, cần nỗ lực hợp tác giữa các nước sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, kết hợp tăng cường nguồn vốn năng lượng tái tạo, nhằm giảm thiểu rủi ro gia tăng và biến động giá năng lượng.

IMF đã nỗ lực đẩy mạnh giá trị chuỗi cung ứng toàn cầu trong thương mại, bất chấp việc Mỹ tiếp tục tách rời công nghệ khỏi Trung Quốc và lời hứa hẹn của nước này về việc sẽ từng bước loại bỏ cỗ máy chiến tranh của Nga bằng cách phá vỡ tổ hợp công nghiệp quân sự và chuỗi cung ứng.

Ngược lại, các nhà kinh tế IMF lập luận: “Điều quan trọng trước mắt là phải tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, nhằm đối phó với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe như đại dịch và các xung đột khác như cuộc chiến ở Ukraine”.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế cũng có thể sẽ phải hứng chịu sự gián đoạn nguồn cung do các chính sách lưu chuyển sản xuất về nước nhà.

“Gia đình” G20 tại Fontana di Trevi, Italy tháng 10/2021. (Nguồn: IMF)
Lãnh đạo các nước G20 tại Fontana di Trevi, Italy tháng 10/2021. (Nguồn: IMF)

Các thành viên IMF đã nhất trí trước cuộc họp rằng, hợp tác và đối thoại đa phương vẫn là yếu tố cần thiết nhằm xoa dịu căng thẳng địa chính trị và tránh rạn nứt giữa các nước, cũng như để chấm dứt đại dịch và ứng phó với vô số thách thức khác như biến đổi khí hậu.

Ngày 20/4, một nửa số quốc gia thuộc nhóm G20 (không tính Nga và EU) đã bỏ phiếu không đồng tình trước động thái gây hấn của Nga đối với Ukraine. Trong đó, các bộ trưởng Mỹ, Canada, Anh và Australia đã từ chối nghe Nga phát biểu tại cuộc họp.

Theo bà Sri Mulyani Indrawati, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, nước chủ tịch G20 năm nay, “các nước cần tập trung hợp tác và mạnh mẽ hơn để cùng nhau phục hồi. Trong đó, G20 vẫn là diễn đàn hàng đầu để tất cả chúng ta có thể thảo luận và trao đổi về mọi vấn đề”.

Ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên mới *

Ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên mới *

Ngoại giao kinh tế nếu được thực hiện đúng cách, có khả năng thúc đẩy quốc gia tăng tưởng mạnh mẽ.

IMF: Xung đột Nga-Ukraine có thể tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu

IMF: Xung đột Nga-Ukraine có thể tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu

Ngày 15/3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ tác động tới kinh tế toàn cầu bằng cách làm ...

(theo The Interpreter)

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Thử nghiệm công nghệ phủ quang học chống phản chiếu mới cho camera iPhone 16 Pro

Thử nghiệm công nghệ phủ quang học chống phản chiếu mới cho camera iPhone 16 Pro

Việc nâng cấp này sẽ chỉ xuất hiện trên bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max.
Dự báo thời tiết: Bắc Bộ có mưa dông rải rác, nhiệt độ mát mẻ, riêng Tây Bắc nắng nóng

Dự báo thời tiết: Bắc Bộ có mưa dông rải rác, nhiệt độ mát mẻ, riêng Tây Bắc nắng nóng

Sáng 18/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm; riêng khu Tây ...
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Lệnh kìm kẹp của Mỹ đưa Trung Quốc lên vị trí thống trị thị trường chip thế hệ cũ

Lệnh kìm kẹp của Mỹ đưa Trung Quốc lên vị trí thống trị thị trường chip thế hệ cũ

Tổng sản lượng vi mạch điện tử (IC) của Trung Quốc đã tăng 40%, cho thấy nước này đang mở rộng sản xuất chip thế hệ cũ.
Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản

Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản

Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản, muốn phát triển phải hoạt động đồng thời ở cả 2 không gian: cũ và mới.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Lực lượng Phòng vệ Israel đã quyết định cách thức sẽ phản công Iran và các lực lượng ủy nhiệm, nhưng vẫn chưa chốt về thời điểm thực hiện.
Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta, được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đại dương.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động