Ngoại trưởng Mỹ thăm Đức: Gian lao trọng trách “làm lành”

Minh Quân
TGVN. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Berlin trong chuyến thăm Đức lần đầu tiên trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao nước Mỹ. Với danh sách dài các hồ sơ thảo luận, liệu ông có thể hàn gắn quan hệ ngày một sứt mẻ giữa Mỹ và Đức? Bình luận của Báo TG&VN. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai truong my tham duc gian lao trong trach lam lanh Đức, Pháp kêu gọi Nga chứng tỏ “thiện chí chính trị và trách nhiệm trong vấn đề Ukraine"
ngoai truong my tham duc gian lao trong trach lam lanh Trao học bổng Đức cho 80 sinh viên nghèo vượt khó, có thành tích học tập tốt

Thứ Sáu ngày 31/5, lá cờ của Mỹ, Đức và Liên minh châu Âu (EU) mới một lần nữa có dịp phấp phới cùng nhau trên Phủ Thủ tướng tại Berlin. Điều này khiến nhiều người liên tưởng về vài thập kỷ trước, khi thủ đô nước Đức trở thành điểm đến thường xuyên của các đời Tổng thống Mỹ. Song giờ đây, mọi chuyện đã khác.

Vì sao lạnh nhạt?

Kể từ khi nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã ghé thăm hơn 40 quốc gia, song ông dường như chưa bao giờ có thời gian dành cho nước Đức. Lời hứa gần đây nhất của ông về công du Berlin một tuần trước cũng đã phải gác lại để nhường chỗ cho chuyến thăm khẩn cấp tới Iraq. Điều gì đã quan hệ thân thiết một thời trở nên lạnh nhạt đến như vậy?

Thái độ của Washington dành cho Berlin dưới thời Tổng thống Donald Trump có lẽ là nguyên nhân hàng đầu. Vô vàn lời chỉ trích nhắm vào thâm hụt thương mại Mỹ - Đức, thúc giục đóng góp cho ngân sách Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), kêu gọi Berlin “nghỉ chơi” với Moscow hay cứng rắn hơn với Bắc Kinh khiến ngay cả những người Đức bình tĩnh nhất cũng phải nóng mặt, dù đó có là Thủ tướng Angela Merkel hay Ngoại trưởng Heiko Maas.

Song suy cho cùng, với tư cách là một quốc gia đứng đầu EU, Đức vẫn là đối tác chiến lược của Mỹ tại châu Âu và quan hệ song phương xấu đi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới triển khai chính sách của Washington. Là người đứng đầu ngành Ngoại giao Mỹ, ông Mike Pompeo một lần nữa gánh vác trọng trách “làm lành” mối quan hệ giữa bà Merkel và ông Trump, song đây sẽ là một nhiệm vụ không hề đơn giản.

ngoai truong my tham duc gian lao trong trach lam lanh
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc gặp ngày 31/5 tại Berlin. (Nguồn: Reuters)

Khởi đầu thuận lợi

Mọi chuyện đã khởi đầu một cách tương đối thuận lợi khi Ngoại trưởng Mỹ nhận được sự đón tiếp trọng thị đến từ Thủ tướng và Ngoại trưởng Đức. Giới quan sát cho rằng khác với Tổng thống Donald Trump, ông Pompeo đã thể hiện một thái độ thân thiện và hòa nhã đối với người đồng cấp Heiko Maas cũng như nhà lãnh đạo Angela Merkel. Thậm chí, Ngoại trưởng Mỹ còn không ngần ngại chia sẻ về quãng thời gian đóng quân tại Đức nhiều năm về trước. Chính sự cởi mở này đã khiến cuộc gặp gỡ của ông với hai quan chức hàng đầu của Berlin thoải mái hơn.

Phát biểu sau cuộc hội kiến, ông Pompeo gọi Berlin là “đối tác, đồng minh lớn và quan trọng” của Washington và hai bên cần phối hợp nhiều hơn nhằm đạt được an ninh, hòa bình và ổn định. Về phần minh, Thủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel khẳng định bất chấp những khác biệt song phương, Mỹ tiếp tục là “đối tác quan trọng nhất của Đức” bên ngoài EU. Tương tự, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định Berlin có “nhiều giá trị và mục tiêu chung” với Washington.

Bạn có thể quan tâm:

ngoai truong my tham duc gian lao trong trach lam lanh

Áo và làn sóng dân túy châu Âu: Tạm lui để lại tiến
ngoai truong my tham duc gian lao trong trach lam lanh

Căng thẳng Mỹ - Iran: Cơ hội nào cho trung gian hoà giải

Kết thúc chông gai

Chào hỏi xã giao là vậy, song xét trên thực chất, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không đạt được nhiều tiến triển khi chưa thể cải thiện đáng kể, quan hệ song phương vốn đang trở nên nguội lạnh. Các vấn đề nóng như Iran, Syria, Dòng chảy Phương Bắc 2, đóng góp ngân sách quốc phòng của Đức cho NATO hay quan hệ với Trung Quốc đều xuất hiện trong hai cuộc thảo luận, nhưng đều không được đề cập trong phát biểu họp báo.

Theo đó, về Iran, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng dù có chung mục tiêu ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, song cách tiếp cận của Berlin là hoàn toàn khác, khi cố gắng cứu vớt thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, vốn bị đổ bể sau hành động đơn phương của Tổng thống Donald Trump. Về vấn đề này, ông Pompeo cho biết sẽ không ngăn chặn EU xây dựng cơ chế bảo vệ các công ty châu Âu làm ăn với Tehran khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ, nếu cơ chế này nhằm cung cấp các nhu yếu phẩm và hàng hóa được cho phép.

ngoai truong my tham duc gian lao trong trach lam lanh
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp nước chủ nhà Heiko Maas không đạt được đồng thuận trong nhiều vấn đề tại Berlin. (Nguồn: Reuters)

Một vấn đề then chốt khác là quan điểm của Mỹ xung quanh dự án đường ống khí gas Dòng chảy Phương Bắc 2 từ Nga tới Đức. Washington đã nhiều lần chỉ trích, thậm chí là đe dọa trừng phạt nếu kế hoạch này được triển khai, cho rằng sự phụ thuộc về năng lượng của Brussels vào Moscow có thể ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh của châu Âu. Tuy nhiên, khi được hỏi, ông Pompeo đã từ chối trả lời về khả năng Mỹ tiến hành trừng phạt các công ty Đức tham gia vào dự án Dòng chảy Phương Bắc 2.

"Người mở nút"

Người đứng đầu ngành ngoại giao xứ cờ hoa cũng kêu gọi Berlin dừng hợp tác với tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc trong thiết lập và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mạng 5G. Trước đề xuất của ông Pompeo, Ngoại trưởng nước chủ nhà Heiko Maas cho rằng công ty Đức có “tiêu chuẩn an ninh” rất cao mà các nhà đấu thầu cần phải thỏa mãn.

Những kết quả này cho thấy Mỹ và Đức còn rất nhiều chuyện phải làm nếu muốn quan hệ song phương trở lại quỹ đạo như trước.

Ngạn ngữ có câu: “Ai thắt nút thì người đó phải mở nút” và chừng nào “người thắt nút” chưa hành động, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo nhằm hàn gắn quan hệ quan hệ Washington – Berlin, dù đã đạt được thành tựu trong việc xây dựng tiền đề cho các cuộc đối thoại tương lai, vẫn chỉ là “muối bỏ bể” mà thôi.

ngoai truong my tham duc gian lao trong trach lam lanh Quan hệ Mỹ - Đức: Không bằng mặt, chẳng bằng lòng

TGVN. Người Đức vốn không thích sự trễ hẹn. Và người Đức sẵn sàng “ăn thua đủ” nếu ai đó hủy hẹn vào phút chót. ...

ngoai truong my tham duc gian lao trong trach lam lanh Nước Đức hào phóng với người tị nạn như thế nào?

Số người tị nạn tìm đến Đức ngày càng gia tăng đến mức báo động. Dường như đã không còn đủ chỗ cho tất cả ...

ngoai truong my tham duc gian lao trong trach lam lanh EU chia rẽ trong lựa chọn Chủ tịch Ủy ban châu Âu

Ngày 28/5, 28 nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp không chính thức nhằm thảo luận về việc lựa chọn ứng ...

Minh Quân

Xem nhiều

Đọc thêm

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ...
Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Chương trình 'Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử' nhằm góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ đối với đất nước.
Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động