Ngữ liệu ra đề ngoài sách giáo khoa: Tín hiệu hứa hẹn cho năm học mới

Trần Xuân Tiến
Năm học 2024-2025, chúng ta sẽ chính thức hoàn thiện chương trình GDPT 2018 với tất cả các khối lớp. Công văn 3935 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa làm đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn là một tín hiệu hứa hẹn nhiều đổi mới trước thềm năm học.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trở ngược thời gian, không phải ngẫu nhiên mà trước đây, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh đối với môn Ngữ văn trong nhà trường, chúng ta thường sử dụng ngữ liệu có trong sách giáo khoa (SGK).

Tin liên quan
Thiếu nhi kiều bào Hàn Quốc: Về thăm quê mẹ Việt Nam, vun đắp lòng tự hào dân tộc Thiếu nhi kiều bào Hàn Quốc: Về thăm quê mẹ Việt Nam, vun đắp lòng tự hào dân tộc

Với phương thức này, chúng ta có thể đánh giá được khối lượng kiến thức cơ bản, cốt lõi mà mỗi học sinh cần nắm vững trong quá trình học tập.

Sự thay đổi tất yếu

Cách thức này cũng giúp duy trì sự công bằng cho tất cả học sinh. Vì thực tế khả năng tiếp cận nguồn tài liệu học tập của mỗi thí sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau như vùng miền sinh sống, điều kiện kinh tế, nguồn lực giáo viên và nhà trường… chứ không chỉ dựa vào yếu tố chủ quan là năng lực học tập của học sinh đó.

Và đặc biệt, việc sử dụng đề thi Ngữ văn với ngữ liệu có trong SGK cũng phần nào giảm áp lực căng thẳng cho học sinh, và cả giáo viên – điều vốn dĩ là luôn là mối quan tâm của một quốc gia còn nặng dấu ấn Nho giáo, trọng bằng cấp như nước ta.

Tuy vậy, dần theo thời gian, cách thức ra đề có sử dụng ngữ liệu trong SGK Ngữ văn cũng bộc lộ những hạn chế không thể tránh khỏi.

Ngữ điệu ra đề ngoài sách giáo khoa: Tín hiệu hứa hẹn cho năm học mới
Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK phát huy tối đa hiệu quả, trong quá trình triển khai cần tuyệt đối nói không với bệnh thành tích. (Nguồn: VGP)

Mặc dù cách thức này giúp đánh giá được trình độ cơ bản của học sinh nhưng lại không phản ánh đầy đủ, tròn vẹn năng lực này, nhất là đối với những trường hợp học sinh có khả năng hiểu và áp dụng kiến thức ở mức độ cao hơn. Từ đây dẫn đến việc giới hạn khả năng tư duy phản biện, tính sáng tạo của người học.

Học sinh chỉ học thuộc lòng, học vẹt các dạng câu, dạng đề, dạng phân tích, chỉ “tái hiện” cách cảm, cách nghĩ của giáo viên mà không có cơ hội “nói lên tiếng nói khác”, tiếng nói của chính mình về các tác phẩm văn học, nhân vật văn học.

Những hạn chế này của cách thức ra đề, lâu dần, dẫn đến thực trạng việc dạy và học văn đi theo lối mòn, phần nhiều sa đà vào áp lực học để thi, đoán tủ học tủ. Khả năng cảm thụ văn chương của từng cá nhân người học không thể phát huy. Cả thầy và trò rơi vào cái bẫy dạy vẹt, học vẹt.

Thế nên, việc triển khai cách thức ra đề không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa là một hướng đi tất yếu. Xã hội phát triển, học sinh có nhiều điều kiện tiếp cận nguồn tài liệu đa dạng, đồng đều ở các địa phương cũng là cơ sở thuận lợi để chúng ta thay đổi.

Chúng ta cũng đã có lộ trình cho việc thay đổi này, ngay từ khi tiến hành thay SGK chương trình GDPT 2018 theo từng năm học.

Và năm học 2024-2025 này, với việc áp dụng sách giáo khoa mới lớp 5, lớp 9, lớp 12, chúng ta chính thức hoàn thiện chương trình 2018 với tất cả các khối lớp.

Để cách ra đề mới phát huy hiệu quả

Kiểm tra, đánh giá là một trong những thao tác quan trọng của hoạt động dạy và học, đòi hỏi nhiều công sức, cần được tính toán cân nhắc kỹ lưỡng.

Chúng ta cần kiểm tra một cách toàn diện, chính xác tối đa năng lực học tập của học sinh, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo cũng như tư duy phản biện của các em.

Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK không trở thành áp lực đối với cả người dạy lẫn người học, thiết nghĩ, chúng ta cần cân nhắc một số lưu ý.

Đề thi thay đổi, thì trước đó, cách dạy cần phải thay đổi tương ứng. Giáo viên cần tăng cường việc khuyến khích học sinh đọc và phân tích các văn bản ngoài chương trình thông qua các hoạt động như xây dựng câu lạc bộ yêu sách, các buổi đọc sách, các buổi trò chuyện tin tức thời sự…

Không chỉ dừng lại ở việc đọc, chúng ta cũng cần tạo điều kiện để học sinh thảo luận, trình bày, chia sẻ quan điểm của cá nhân về các văn bản ngoài sách giáo khoa. Viết nhật ký đọc, hội thảo tọa đàm, dự án nghiên cứu,… là những cách thức chúng ta có thể triển khai để hướng dẫn người học nâng cao kỹ năng cảm thụ, phân tích và trình bày.

Với cách dạy như trên, người dạy trao lại quyền năng khai mở văn bản cho người học; chỉ đưa cho người học “chìa khóa”, chứ không “mở cửa” sẵn thay cho người học; chỉ đưa phương pháp, chứ không đưa đáp án.

Mỗi phương thức ra đề đều có những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Nên chăng, chúng ta có thể kết hợp hài hòa cả hai.

Tức là đề kiểm tra có thể bao gồm các câu hỏi dựa trên ngữ liệu của SGK và ngoài SGK. Điều này đảm bảo công bằng và an toàn cho sức học, lực học của học sinh; đồng thời giúp đề kiểm tra có tính phân hóa.

Đề thi cũng cần hướng đến các kỹ năng phân tích, tổng hợp và ứng dụng kiến thức thông qua các câu hỏi mở. Chẳng han như yêu cầu liên hệ với các chủ đề đã học, hoặc áp dụng các lý thuyết văn học vào văn bản mới.

Các cấp quản lý chuyên môn cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, quy định rõ ràng các tiêu chí lựa chọn ngữ liệu ngoài SGK để đưa vào đề kiểm tra.

Cũng cần quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho giáo viên thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn, trung hạn về các kỹ thuật, phương pháp mới trong việc ra đề thi sao cho sáng tạo.

Thực tế hiện nay, vì áp lực sợ sai, sợ trách nhiệm, các cấp chuyên môn mạng lưới thường chỉ nêu các yêu cầu chung chung về việc chọn ngữ liệu, dẫn đến việc giáo viên ra đề kiểm tra lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thường sẽ chọn các hướng ra đề an toàn, không mạnh dạn sáng tạo.

Bên cạnh việc sau mỗi kỳ kiểm tra, đánh giá, các đề thi cần được thảo luận để chỉ ra những hạn chế (nếu có) thì chúng ta cũng cần tổ chức các diễn đàn để giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm ra đề.

Đây là nguồn ý tưởng vô cùng quan trọng cần được tận dụng tối đa. Các diễn đàn này cũng là dịp để ghi nhận các phản hồi, đóng góp từ góc nhìn của giáo viên, giúp cải thiện công tác ra đề, phù hợp với mục tiêu giáo dục.

Để việc ra đề thi môn Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong SGK phát huy tối đa hiệu quả, trong quá trình triển khai cần tuyệt đối nói không với bệnh thành tích. Chỉ khi và chỉ khi không đặt nặng vấn đề điểm số, cả người dạy và người học mới có động cơ trong sáng hoàn thành tốt việc dạy và học văn, tránh xảy ra tình trạng nghĩ ra các hình thức đối phó mới với hình thức ra đề mới.
Tinh thần cộng đồng làm nên bản sắc văn hoá ASEAN

Tinh thần cộng đồng làm nên bản sắc văn hoá ASEAN

Bà Nguyễn Phương Hoà - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẳng định giá trị nổi ...

Kỳ công nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm

Kỳ công nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm

UBND TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho nghề thủ công ...

Hà Nội ghi danh thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Nội ghi danh thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mới đây, món phở Hà Nội và nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và ...

Lần đầu tiên Hàn Quốc tổ chức trại Hè cho trẻ em gia đình đa văn hóa Hàn-Việt

Lần đầu tiên Hàn Quốc tổ chức trại Hè cho trẻ em gia đình đa văn hóa Hàn-Việt

Chương trình trại Hè dành cho trẻ em gia đình đa văn hóa Hàn-Việt nhằm tạo cơ hội cho các em có hoàn cảnh bố ...

119 tác phẩm vào chung khảo Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch lần thứ II

119 tác phẩm vào chung khảo Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch lần thứ II

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Hội đồng chung khảo Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Từ tháng 9 đến tháng 11 được coi là thời điểm 'nóng' của dịch bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều, muỗi vằn sinh ...
Đại diện Puerto Rico đăng quang Mr World 2024, Phạm Tuấn Ngọc đoạt Á vương 1

Đại diện Puerto Rico đăng quang Mr World 2024, Phạm Tuấn Ngọc đoạt Á vương 1

Tối 23/11, Danny Mejía Romero - 27 tuổi, ca sĩ người Puerto Rico - vượt 59 thí sinh để đoạt danh hiệu Mr World 2024.
Giá vàng hôm nay 24/11/2024: Giá vàng tăng ngoạn mục, ‘cân’ mọi phiên giao dịch, sắp tới mốc cao lịch sử, giá vàng nhẫn dựng đứng

Giá vàng hôm nay 24/11/2024: Giá vàng tăng ngoạn mục, ‘cân’ mọi phiên giao dịch, sắp tới mốc cao lịch sử, giá vàng nhẫn dựng đứng

Giá vàng hôm nay 24/11/2024, giá vàng tăng mạnh, 'hiệu ứng Trump kết thúc'. Giá vàng trong nước thuận đà tăng vù vù.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Giá tiêu hôm nay 24/11/2024: Mất mốc quan trọng, thị trường biến động, giá hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu cao nhất từ 2017

Giá tiêu hôm nay 24/11/2024: Mất mốc quan trọng, thị trường biến động, giá hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu cao nhất từ 2017

Giá tiêu hôm nay 24/11/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 24/11/2024: Xử Nữ mắc sai lầm trong sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 24/11/2024: Xử Nữ mắc sai lầm trong sự nghiệp

Tử vi hôm nay 24/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động