Người lao động trước các đợt 'sóng' Covid-19

MỘC LAN
Qua bốn làn sóng Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, những người lao động cảm nhận rõ hơn hết những tác động nặng nề của đại dịch đến đời sống. Nhưng với họ, nghiêm túc tuân thủ các chính sách chống dịch chính là lợi ích của chính mình và của đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thực hiện yêu cầu của UBND TP. Hà Nội về đóng cửa các cửa hàng, quán ăn, cà phê... để phòng chống dịch Covid-19, đường phố và vỉa hè Hà Nội vắng vẻ.
Thực hiện yêu cầu của UBND TP. Hà Nội về đóng cửa các cửa hàng, quán ăn, cà phê... để phòng chống dịch Covid-19, đường phố và vỉa hè Hà Nội vắng vẻ.

Từ tâm sự của tài xế xe taxi

Như một thói quen nghề nghiệp, mỗi khi bắt xe công nghệ di chuyển trong thành phố, tôi thường bắt chuyện với tài xế. Câu chuyện cũng chỉ loanh quanh về giao thông đô thị, về công việc của những người lái xe thời kỹ thuật số… Chỉ là những câu đối thoại thông thường để cảm giác quãng đường di chuyển ngắn lại, nhưng cũng phần nào tăng thêm vốn sống và trải nghiệm cho những người làm báo.

Hồi tháng 8/2020, tôi bắt xe từ nhà sang siêu thị Aeon Mall, Long Biên – quãng đường khoảng 6 cây số. Nhìn dáng anh tài xế có thể đoán cậu mới ngoài đôi mươi. Tôi hỏi: Trời nắng nóng như thế này, chắc em bận rộn lắm nhỉ?

Mong đợi câu trả lời tích cực từ tài xế, ý như là do thời tiết khắc nghiệt nên người dân ưa chuộng bắt xe ô tô công nghệ để di chuyển, em chạy xe liên tục, thu nhập ổn.

Ai dè, cậu tài xế tuôn một tràng dài: Từ sáng đến giờ đây là chuyến đầu tiên của em đấy. Dịch bệnh thế này (thời điểm đợt dịch Covid-19 lần thứ 2 bùng phát ở Việt Nam, đặc biệt là điểm nóng Đà Nẵng) ít người di chuyển lắm. Dù em đã tự trang bị hộp khẩu trang sẵn phòng khách quên, mua thêm nước rửa tay khô… nhưng mọi người vẫn đề phòng xe công cộng, sợ không an toàn.

Cậu tài xế tâm sự: Vừa tốt nghiệp cấp 3, em định xin đi làm công nhân ở khu công nghiệp nhưng thấy bạn bè bảo làm lái xe công nghệ thu nhập tốt nên nhờ bố mẹ hỗ trợ một phần, phần còn lại vay ngân hàng, em mua chiếc xe cũ để làm công cụ kiếm sống. Không ngờ vừa quen việc được vài tháng thì đại dịch Covid-19 ập đến. Tiền ngân hàng chưa trả hết, chi phí đổ xăng, tiền gửi xe ban đêm và các phụ phí khác làm em đang không biết xoay xở ra sao. Bán xe thì cũng lỗ mà để xe thì không biết những ngày trước mắt như thế nào. Bạn bè của em nhiều người bỏ nghề về quê làm nông nghiệp rồi. Dịch cứ rập rình trước cửa, chẳng biết bao giờ yên ổn để yên tâm kiếm sống!

Rồi cậu tài xế cũng tự an ủi mình: Nhưng chị ạ, em vẫn thấy dù gì thì mình vẫn có thể đi làm, vẫn có chút thu nhập. Đọc báo, xem ti vi thấy nhiều nước đang phải phong tỏa, không được ra ngoài; bệnh viện quá tải; người chết tăng lên từng ngày, em thấy hãi quá. May mắn là nhà nước mình chống dịch rất nghiêm nên số ca nhiễm không nhiều. Còn người, còn của chị nhỉ!

Như nhiều người lao động khác, cậu thanh niên vừa mới chập chững lập nghiệp phải đương đầu với những ảnh hưởng không lường trước và chưa có tiền lệ của đại dịch. Dù khó khăn nhưng cậu vẫn lạc quan, tin tưởng vào chính sách chống dịch quyết liệt của Nhà nước.

Đến nỗi niềm của chị chủ quán cà phê

Có thâm niên 15 năm bán cà phê nhưng chị Nga, chủ quán cà phê ở phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) chưa bao giờ rơi vào tình cảnh ế khách như hiện nay. Không kể đến các thời điểm thực hiện chính sách đóng cửa các cửa hàng ăn uống, giải khát trong thời điểm dịch căng thẳng, từ đầu năm 2020, khách hàng của chị giảm hẳn.

Chị Nga lý giải, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều người đang hình thành thói quen giảm ăn uống ở ngoài mà chuyển sang tự làm ở nhà. Hơn nữa, tác động của dịch bệnh nên thu nhập của nhiều người giảm, một số người mất việc làm nên khoản chi tiêu dành cho “giải trí, ăn uống bên ngoài’ cũng bị cắt.

Hiểu được thói quen sinh hoạt thay đổi do dịch bệnh và ủng hộ chính sách “chống dịch như chống giặc” của Chính phủ nhưng công việc kinh doanh của chị Nga cũng không khỏi lao đao.

Không còn cách nào khác, chị đành cho một số nhân công làm việc lâu năm nghỉ việc do không đủ chi phí trả lương. Một mình chị xoay đủ việc từ mua nguyên liệu, chế biến, phục vụ khách. Chị cũng đang thử nghiệm bán hàng online vì xác định chưa biết bao giờ dịch hết. Chị cũng đang tính phương án trả mặt bằng quán do doanh thu không bù được chi phí thuê cửa hàng. Với việc bán hàng online, chị có thể làm bán hàng từ nhà mình, tiết kiệm chi phí thuê cửa hàng.

Tháo gỡ khó khăn cho người lao động

Để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, song hành với việc chống dịch, ngày 29/5/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đợt dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng Tư đến nay đã tác động mạnh vào nhiều ngành, nghề, khu vực, nhóm lao động.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong quý I/2021, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó 540.000 người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập.

Các số liệu thống kê cho thấy lao động ở khu vực thành thị bị tác động mạnh của dịch Covid-19 khi phải tiến hành các biện pháp phòng dịch tại các nhà máy, công xưởng, các cơ sở dịch vụ. Trong 3 khu vực thì lao động khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản chịu ít tác động tiêu cực của dịch nhất (7,5%), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (16,5%), khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (20,4%).

Trước thực trạng này, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ được tổ chức đầu tháng 5/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất Chính phủ giao Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19; đồng thời, đẩy mạnh kết nối cung cầu thị trường, hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động.

Dù cậu tài xế, chị Nga chủ quán cà phê chưa rõ mình thuộc đối tượng được hỗ trợ như thế nào theo các chính sách hỗ trợ người lao động của Chính phủ nhưng cả hai đều chỉ có mong ước duy nhất: dịch Covid-19 sớm được khống chế để công việc trở lại bình thường.

Dù thu nhập có ít đi nhưng họ nhiệm túc thực hiện 5K và hết lòng ủng hộ các chính sách phòng chống dịch của Chính phủ.

TIN LIÊN QUAN
Anh: Thị trường lao động chuyển biến tích cực nhưng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch
Sống cùng Covid với những cuốn sách nổi bật của tháng 5
Kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu phục hồi
Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Người dân còn lại gì sau xung đột vũ trang?
Sóng gió 'đổ bộ' thị trường Việt Nam, hơn 32 triệu người lao động 'chịu trận'

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động