Nguyên BTNG Singapore: Trung lập-Chìa khóa thành công của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN

TGVN. Bên lề Hội thảo Chuyên đề Cao cấp về “Thúc đẩy thuơng mại và đầu tư nội khối vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” ngày 10/1 tại Hà Nội, Báo Thế giới & Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn riêng với nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo về tình hình khu vực và Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguyen btng singapore trung lap chia khoa thanh cong cua viet nam trong nam chu tich asean Ba định hướng ưu tiên trong trụ cột kinh tế ASEAN năm 2020
nguyen btng singapore trung lap chia khoa thanh cong cua viet nam trong nam chu tich asean Vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng
nguyen btng singapore trung lap chia khoa thanh cong cua viet nam trong nam chu tich asean
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Việt Nam hiện đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, đồng thời là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020 – 2021. Tuy nhiên, tình hình khu vực và thế giới gần đây có nhiều chuyển biến nhanh, phức tạp. Theo Ông, yếu tố này tác động như thế nào tới vai trò của ASEAN nói chung và năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam nói riêng?

Yếu tố toàn cầu quan trọng nhất hiện nay ASEAN cần theo dõi là quan hệ Mỹ - Trung; thỏa thuận thương mại hai bên đang bước vào giai đoạn mới và ASEAN cần phản ứng phù hợp. Thách thức ở nhiều cấp độ khác nhau cũng đã xuất hiện.

Về mặt chính trị, thách thức đáng kể nhất hiện nay là vấn đề Biển Đông. Nếu ASEAN muốn ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) vào năm 2021, công tác chuẩn bị cần được hoàn tất trong năm nay, năm Việt Nam là Chủ tịch của ASEAN.

Về mặt kinh tế, để tối đa hóa lợi ích khi các tập đoàn Trung Quốc, Mỹ và châu Âu gia nhập thị trường mới tại Đông Nam Á, ASEAN cần tìm kiếm động lực chính trị mới, thúc đẩy chính sách kinh tế cởi mở. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi ASEAN xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn. Do đó, ASEAN có thể kêu gọi sự tham dự tích cực hơn của Ngân hàng ADB, Ngân hàng AIIB, WB… mở rộng hợp tác giữa các tổ chức quốc tế, ASEAN và Trung Quốc trong phát triển cơ sở hạ tầng. Trung Quốc có hệ thống cơ sở hạ tầng rất tốt; điều này đã giúp người dân nước này tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và thoát nghèo. Tỷ lệ đói nghèo tại ASEAN vẫn ở mức cao và cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề là thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, trình độ phát triển các nước thành viên ASEAN không đồng đều. ASEAN cần có sự lãnh đạo về chính trị, đặc biệt trong đàm phán COC. Khối cũng cần sự dẫn dắt trong lĩnh vực kinh tế nhằm ứng phó thay đổi tình hình, tăng cường tính gắn kết giữa các thành viên. Cuối cùng, ASEAN cần thúc đẩy tính đồng nhất về bản sắc xã hội và theo tôi, là quốc gia yêu bóng đá nhất khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nên cân nhắc đăng cai World Cup; nếu ASEAN có đội bóng chung, tôi tin chắc nhiều cầu thủ sẽ là người Việt Nam.

nguyen btng singapore trung lap chia khoa thanh cong cua viet nam trong nam chu tich asean
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore tại Hội thảo Chuyên đề Cao cấp ASEAN ngày 10/1. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ông từng là Bộ trưởng Ngoại giao Singapore khi Việt Nam lần đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010. Theo Ông, đâu là điểm đồng và khác biệt giữa hai nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam?

Trong nhiều năm, Việt Nam gặp khó khăn nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát, song hiện tại, Việt Nam đang chuyển mình và có vị thế mạnh mẽ hơn nhiều. Giờ đây, Việt Nam đang thể hiện vai trò lãnh đạo không chỉ thông qua lời nói, mà còn thông qua tốc độ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng.

Về vị thế quốc tế, một phần lý do Việt Nam được Mỹ mời vào Hiệp định TPP là để làm đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam không nên để bị sử dụng làm đối trọng với bất kỳ ai. Việt Nam có quan hệ gần gũi với Trung Quốc từ nhiều thế kỷ và đã trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ. Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập và cần duy trì tính trung lập này; đây sẽ là yếu tố quyết định tới Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Về phần mình, tôi tin rằng Singapore và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về mặt chiến lược, với thế giới quan khá giống nhau. Do đó, hai nước cần hợp tác chặt chẽ trên mọi cấp độ và lĩnh vực nhằm củng cố, tăng cường vai trò của ASEAN.

Theo Ông, Việt Nam cần làm gì để tận dụng kinh nghiệm trước đó và vị thế hiện có, nhằm thực hiện nghị trình nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của khu vực nói chung?

Khi chúng tôi hợp tác kinh tế trong ASEAN, chúng tôi luôn phải đối mặt với cám dỗ về tập trung hợp tác với các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia châu Âu hay Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không thể lãng quên những quốc gia còn lại của ASEAN, đặc biệt là Myanmar, Lào và Campuchia. Tôi cho rằng ASEAN cần có nỗ lực đặc biệt nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đó, thành công của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực đưa toàn thể ASEAN tiến về phía trước. Theo tôi, vai trò lãnh đạo của Việt Nam nổi bật hơn và mang lại lợi ích hơn cả khi được phát huy trong khuôn khổ ASEAN.

Trong năm 2020, bên cạnh vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cũng là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020 – 2021. Thực tế này sẽ đặt Việt Nam vào tình thế căng thẳng, khi nước lớn tìm cách lôi kéo Việt Nam. Do đó, cách tốt nhất để Việt Nam giữ vững lập trường là phát biểu trên tư cách Chủ tịch ASEAN, củng cố vai trò tại HĐBA LHQ. Sự lãnh đạo của Việt Nam mang lại lợi ích cho ASEAN và đổi lại, ASEAN sẽ củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Là quốc gia sáng lập của ASEAN, Singapore đã 4 lần làm Chủ tịch; một trong số đó là năm 2007, trong nhiệm kỳ của Ông. Năm 2007 chứng kiến sự bắt đầu của khủng hoàng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng giá lương thực, song dưới sự lãnh đạo của Singapore, ASEAN đã vững bước. Vậy Ông có thể chia sẻ về kinh nghiệm về nhiệm kỳ Chủ tịch đó? Việt Nam có thể học được gì từ hành trình này?

Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Singapore năm 2007 chứng kiến nhiều sự kiện lớn, như vụ biểu tình tại Yangon, việc Quân đội Myanmar nổ súng vào các nhà sư; Bão Nargis; tranh chấp chủ quyền đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia leo thang. Chúng đều đòi hỏi ASEAN phải phản ứng kịp thời. Là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam có thể phải dẫn dắt khối vượt qua nhiều khó khăn tương tự.

Nguyên tắc để giải quyết bất đồng khi đó là đưa các quốc gia ngồi lại với nhau. Hiện tại, các quốc gia ASEAN đang thể hiện thiện chí trên mọi cấp độ, từ lãnh đạo tới các quan chức, từ Bộ tới ban, ngành và Việt Nam nên tận dụng tối đa lợi thế này. Dù đang tranh cãi, khi ngồi xuống với nhau, hai quốc gia có thể trở thành anh em. Nguyên tắc Đồng thuận ASEAN và Phương cách ASEAN cũng đóng góp cho nguyên tắc chung này: Khi có tranh cãi xung quanh một vấn đề, các thành viên sẽ không bỏ phiếu và thay vào đó, tìm hiểu cặn kẽ hơn thông qua nhóm nghiên cứu hoặc nhóm làm việc, cho nhau thời gian để dần thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ.

Dù hiểu rất rõ khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng cần hợp tác chặt chẽ hơn với Indonesia - quốc gia lớn nhất trong ASEAN và có vai trò lãnh đạo rất quan trọng với ASEAN. Do đó, bên cạnh hợp tác chặt chẽ, tham khảo và chia sẻ ý tưởng với Singapore, Việt Nam nên mở rộng hợp tác với Indonesia.

Với tôi, vấn đề khó khăn nhất mà Singapore phải giải quyết trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2007 là Bão Nargis. Sau cơn bão, nhiều người lâm vào cảnh trôi dạt, vô gia cư; số người tử vong vì thiếu lương thực và bệnh tật có thể đã lớn hơn rất nhiều. Ở thời điểm đó, một số quốc gia châu Âu đã sử dụng tàu chiến và cố gắng viện trợ bắt buộc. Chính phủ Myanmar, thay vì tập trung cứu giúp người dân, đã triển khai quân đội, lo ngại người châu Âu đang mượn cớ để xâm lược Myanmar. Lúc đó, Myanmar cảm thấy đơn độc và không muốn liên hệ với các quốc gia khác.

Với tư cách Chủ tịch, Singapore lập tức triệu tập họp khẩn của ASEAN. Trong cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Hassan Wirajuda nói với người đồng cấp Myanmar Nyan Win rằng: “Các ông có ý nghĩa gì với chúng tôi? Chúng tôi có ý nghĩa gì với các ông? Chúng ta có phải là một cộng đồng hay không?” Về phần mình, tôi nói ông Nyan Win, người đến bây giờ vẫn là bạn thân của tôi: “Tại sao ông không nghĩ về điều này, bàn thảo với Yangon trước khi gặp lại sau bữa trưa?” Sau khi tham khảo ý kiến, ông Nyan Win đã đồng ý để ASEAN làm cầu nối với LHQ. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon chờ sẵn cuộc điện thoại của tôi và ngay khi chuông reo, ông đã bay thẳng tới Myanmar, theo sau là đoàn cứu trợ quốc tế. Đó là một trong số nhiều lần ASEAN đóng vai trò ngăn chặn thảm họa thông qua đối thoại và cảm xúc. Tôi sẽ không bao giờ quên lời của ông Wirajuda và tôi nghĩ rằng chúng sẽ giúp ích nhiều cho Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.

nguyen btng singapore trung lap chia khoa thanh cong cua viet nam trong nam chu tich asean
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Theo ông, giá trị lớn nhất của ASEAN là gì? Ông nhận định như thế nào về tầm nhìn phát triển, vị thế của ASEAN trong thập kỷ tới?

Theo tôi, ASEAN nên trở thành diễn đàn trung lập, cởi mở với tất cả các nước lớn, tấm gương tiêu biểu, nơi những quốc gia với hệ thống chính trị, trình độ phát triển và bản sắc xã hội khác biệt vẫn có thể hợp tác, bảo đảm hòa bình và duy trì tăng trưởng kinh tế. Tính đa dạng trên thế giới được phản ánh chân thực trong ASEAN. Tại đây, chúng tôi đã tìm ra cách để kiểm soát bất đồng, tránh xung đột và chỉ riêng thành công đó đã khiến ASEAN lànguồn cảm hứng đối với các tổ chức khác.

Tôn chỉ của ASEAN là lắng nghe, tôn trọng quan điểm, tìm kiếm điểm chung và hợp tác cùng có lợi. Chủ tịch ASEAN đóng vai trò lãnh đạo “mềm”, giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và thỏa hiệp. Tôi cho rằng với vị thế ngày một lớn, hiểu biết sâu sắc về khu vực Đông Nam Á cùng kinh nghiệm đã có Việt Nam sẽ thành công với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.

Xin cảm ơn Ông!

nguyen btng singapore trung lap chia khoa thanh cong cua viet nam trong nam chu tich asean Hội nghị SEOM CLMV 18 thảo luận nhiều nội dung quan trọng

TGVN. Ngày 12/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Quan chức kinh tế cấp cao Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam ...

nguyen btng singapore trung lap chia khoa thanh cong cua viet nam trong nam chu tich asean Thống nhất mục tiêu và lộ trình thực hiện các ưu tiên trong ASEAN

TGVN. Ngày làm việc thứ ba của chuỗi hội nghị thuộc khuôn khổ kênh hợp tác kinh tế ASEAN 2020, hội nghị lần thứ 10 ...

nguyen btng singapore trung lap chia khoa thanh cong cua viet nam trong nam chu tich asean Việt Nam chủ trì họp Ủy ban ASEAN tại Liên hợp quốc

TGVN. Ngày 10/1, Việt Nam, với vai trò Chủ tịch ASEAN tại New York năm 2020 đã tổ chức cuộc họp đầu tiên nhằm thảo ...

Minh Quân

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động