Nhỏ Bình thường Lớn
Sổ tay văn hóa Đông - Tây

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ La Mã (Kỳ 3)

TGVN. Văn học cổ đại Hy Lạp-La Mã là nền văn học cổ nhất châu Âu, nó tạo ra nhiều hình thức và thể loại văn học sẽ là khuôn mẫu sau này.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ La Mã (Kỳ 2)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ La Mã (Kỳ 2)
Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ La Mã (Kỳ 1)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ La Mã (Kỳ 1)

Plautus Titus Maccius (254 - 184 TCN) là nhà viết hài kịch (hài hước - nhân vật rõ nét, chú ý xây dựng hành động). Tác phẩm chính: Anh em nhà Mê-nach-mi; Những người bị cầm giữ; Nồi đựng vàng.

Anh em nhà Mê-nach-mi là vở hài kịch nổi tiếng, làm mẫu cho nhiều vở soạn về sau ở phương Tây (đề tài anh em sinh đôi, do đó, gây ra những sự hiểu lầm nực cười). Hai nhân vật chính trong kịch là hai anh em sinh đôi, Mê-nach-mi 1 và 2, bị lạc nhau từ nhỏ. Mê-nach-mi 1 lấy áo khoác của vợ cho nhân tình và chuẩn bị một bữa tiệc linh đình. Mê-nach-mi 2 đi tìm anh, bị dẫn nhầm đến nơi đặt tiệc, nhân tình của Mê-nach-mi 1 tưởng đó là người yêu của mình, giao cho anh ta cái áo khoác để đi chữa. Do đó, xảy ra cuộc đánh ghen của vợ Mê-nach-mi 2; bố vợ thấy chàng rể trả lời lung tung cho là hắn điên. Cuối cùng, hai anh em nhận ra nhau.

Những người bị cầm giữ là vở hài kịch được xây dựng trên câu chuyện rắc rối về mua bán nô lệ. Hai tên tù binh (một là chủ, một là nô lệ) đổi nhau quần áo và cả tên tuổi cho nhau; do đó, chủ trốn thoát. Kết thúc, người nô lệ được cha chuộc lại.

Nồi đựng vàng phác họa chân dung một lão hà tiện. Lão sống rất cực khổ trong khi bỏ vàng vào đầy một cái nồi. Lão định gả con gái rất ngoan (bị một kẻ hiếp dâm, do đó có thai) cho một người hàng xóm có tuổi nhận lấy cô ta mà không đòi hỏi hồi môn. Lão hà tiện chôn nồi vàng trong rừng; tên đầy tớ, của kẻ hiếp cô gái, đào lấy trộm mất, khiến lão trở nên điên dại. May sao, kẻ hiếp cô gái cuối cùng cũng chịu lấy cô, đầy tớ của y đồng ý trả lại nồi vàng và được tháo khoán nô lệ. Vở kịch này đã gợi ý cho Molière viết vở Lão hà tiện.

***

Seneca Lucius Annaeus (thế kỷ I TCN) là chính khách, nhà viết kịch, triết gia (trường phái khắc kỷ), nhà thơ. Tác phẩm chính: Nghiên cứu về tự nhiên.

Nghiên cứu về tự nhiên là cuốn sách khoa học tự nhiên đầu tiên và duy nhất thời cổ La Mã (nguồn tri thức và cả sai lầm), quan trọng thời Trung cổ ở châu Âu. Sách gồm bảy cuốn: về cầu vồng, sấm sét, nước, nước sông Nin lên, tuyết, gió, động đất, sao chổi. Tuy nhiên, nội dung khoa học ít có giá trị. Sách có giới thiệu đạo đức phái khắc kỉ Stoa.

***

Tacitus Publius Cornelius (khoảng năm 55-120) là nhà sử học với tác phẩm nổi tiếng Cuộc đời A-gri-cô-la và Xứ Gher’-ma-ni-a.

Cuộc đời A-gri-cô-la là tác phẩm ca ngợi A-gri-cô-la (bố vợ của Tacitus), người đã chinh phục đảo Britain (nay là nước Anh). Tác giả kể lại các chiến dịch quân sự. Có nhiều đoạn văn rất hùng hồn, do đó, tác phẩm được coi là một áng văn tiểu sử nhân vật vào loại hay trong văn chương cổ đại. Ngoài ra, nó cũng phản ánh thời kỳ đầu của lịch sử nước Anh.

Xứ Gher’-ma-ni-a là một tác phẩm dân tộc học có giá trị. Tác giả miêu tả những dân tộc (phong tục tập quán, đời sống thường ngày) ở Trung Âu vào cuối thế kỷ I. Tác phẩm có pha trộn truyện cổ tích và sự việc lịch sử. Nội dung đối lập văn minh mộc mạc nhưng khỏe khoắn của xứ Germania với văn minh La Mã suy đồi. Tacitus thường đề cao đạo đức trong các tác phẩm của mình.

***

Publius Terentius Afer (180-159 TCN) là nhà viết hài kịch. Ông có hai tác phẩm đáng nhớ là Hoạn quan (161 TCN) và Phor-mi-ô (TCN).

Hoạn quan là tác phẩm nổi tiếng nhất của Terentius, tuy có bị lên án là vô luân. Câu chuyện dựa vào một vở của nhà viết hài kịch cổ Hy Lạp Menandros. Những tình tiết trá hình, tình duyên rắc rối… có ảnh hưởng đến Shakespeare và kịch hiện đại. Nhân vật chính là Sê-rê-na trá hình làm hoạn quan, vào nhà cô gái giang hồ Ta-ix’ và cưỡng hiếp Păm-phi-la mà chàng tưởng là nô lệ. Sau đó Sê-rê-na được biết Păm-phi-la là con một công dân tự do, chàng xin và được phép lấy nàng.

Phor-mi-ô là tác phẩm cải biên vở của nhà văn cổ Hy Lạp Apollodoros. Câu chuyện được xây dựng trên những tình tiết rắc rối (mưu mô, lừa lọc...) quanh hai cuộc tình duyên của hai chàng trai là hai anh em họ. Nhân vật chính là Phormio, một tay ăn bám vô cùng ranh ma quỷ quái, đứng giữa kiếm lời, làm rối loạn quan hệ giữa hai thế hệ già và thế hệ trẻ.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học Tây Ban Nha (Kỳ cuối)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học Tây Ban Nha (Kỳ cuối)

TGVN. Văn học Tây Ban Nha bao gồm các thể loại văn học như thơ, văn xuôi và kịch, trong đó nhiều tác giả đoạt ...

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ đại Hy Lạp (Kỳ cuối)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ đại Hy Lạp (Kỳ cuối)

TGVN. Hesiodos (thế kỷ VIII - VII TCN) là nhà thơ bênh vực nông dân và người chăn nuôi bị áp bức bóc lột. Ông ...

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Phác họa văn hóa phương Tây (kỳ cuối)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Phác họa văn hóa phương Tây (kỳ cuối)

TGVN. Đạo Kito khác đạo Do Thái ở chỗ nó đề cao tuyệt đối đức tin và nội tâm. Mặc cảm tội lỗi là một ...